TTCT - Hơn một nửa dân số thế giới sẽ đi bỏ phiếu trong các cuộc tổng tuyển cử toàn quốc vào năm 2024 này - lần đầu tiên trong lịch sử, nhân loại đạt tới cột mốc đó. Ảnh: Foreign PolicyNếu căn cứ vào tỉ lệ người đi bỏ phiếu lần trước ở các quốc gia đấy, gần 2 tỉ người ở hơn 70 quốc gia sẽ tới hòm phiếu để bầu ra người đại diện cho mình nhằm cai quản các sự vụ xã hội - nhà nước, từ Anh tới Bangladesh, và từ Ấn Độ tới Indonesia.Bầu cử dân chủ không phải là một định chế mới mẻ. Năm 487 trước Công nguyên ở thành bang Athens, Hy Lạp cổ đại, Hipprachos, con trai của Chamos, đã trở thành chính trị gia đầu tiên bị thay thế bởi một cuộc bỏ phiếu dân chủ trong lịch sử thành văn. Người Hy Lạp lúc bấy giờ đã nghĩ ra một định chế tài tình: hệ thống trục xuất, để ngăn ngừa nguy cơ những chính trị gia đã cầm quyền quá lâu trở thành một nhà độc tài. Hệ thống này, tiếng Hy Lạp là "ὀστρακισμός" quy định mọi công dân đều có thể bị trục xuất khỏi thành bang Athens trong 10 năm qua một cuộc bỏ phiếu ở nghị viện. (Từ nguyên: "ὄστρακον", nghĩa là mảnh gốm vỡ, thời bấy giờ được dùng thay cho lá phiếu).Như thế, từ 2.500 năm trước, những nhà tư duy và thực hành chính trị ở Athens không chỉ nhận thức và triển khai bầu cử dân chủ, mà đã có những giải pháp hữu hiệu và hợp lý để giảm bớt những bất lợi của hình thức tổ chức chính quyền qua phiếu bầu, bao gồm tư duy nhiệm kỳ và nguy cơ mọc rễ ở vị trí nắm giữ quyền lực. 2.500 năm sau, như lời Friedrich Hayek, dân chủ vẫn là "phương thức duy nhất mà chúng ta đã phát hiện ra để khiến thay đổi (quyền lực chính trị) diễn ra được trong hòa bình".Năm nay, hầu hết các lá phiếu sẽ được bỏ ở châu Á. Những nền dân chủ lớn nhất châu lục - Bangladesh, Ấn Độ và Indonesia - sẽ bầu ra những nhà lãnh đạo mới (hoặc cũ). Nhưng cuộc bầu cử được chú ý nhất có lẽ sẽ là ở Mỹ vào cuối năm, khi tình hình chính trị đang "độc hại và phân hóa chưa từng thấy", theo báo Anh The Economist.Nước Mỹ có thể là bằng chứng cho thấy bầu cử dân chủ không phải là phép màu, nhưng điều đó có lẽ nổi bật nhất ở châu Phi, nơi (dự kiến) sẽ diễn ra 18 cuộc bầu cử vào năm nay, trong tình cảnh cử tri ngày càng vỡ mộng với lý tưởng mỗi người một lá phiếu. Những cuộc đảo chính đã trở nên quá quen thuộc ở châu lục này: 9 chế độ mới đã lên nắm quyền bằng vũ lực kể từ năm 2020.Ở những nơi khác, Mexico sẽ bầu ra nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử đất nước (cả hai ứng viên hàng đầu đều là phụ nữ), cử tri Anh sẽ lần đầu tiên được bầu thủ tướng kể từ năm 2019, và 18 triệu cử tri Đài Loan cũng sẽ bỏ phiếu ngay vào đầu năm trong một cuộc bầu cử được đánh giá là sẽ có tác động sâu xa vượt ra ngoài biên giới hòn đảo này.Theo tính toán của The Economist, 76 quốc gia dự kiến sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào năm 2024, gồm 8/10 nước đông dân nhất thế giới: Bangladesh, Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Pakistan, Nga và Hoa Kỳ. Hai châu lục có nhiều cuộc tổng tuyển cử nhất trong năm nay là châu Âu (37) và châu Phi (18). ■ Tags: Tổng tuyển cửDân số thế giớiTình hình chính trịHy Lạp cổ đạiNhà độc tài
Một lịch sử sơ lược địa lý hành chánh Việt Nam: Có bao nhiêu cách gọi tỉnh? PHẠM HOÀNG QUÂN 31/03/2025 2641 từ
Giá vàng bất ngờ sập mạnh ÁNH HỒNG 01/04/2025 Cuối ngày 1-4, giá vàng trong nước bốc hơi nửa triệu đồng/lượng sau khi xuất hiện dấu hiệu điều chỉnh giá vàng thế giới.
Lần đầu tiên Đại sứ Mỹ Marc Knapper đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp QUỐC NAM 01/04/2025 Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper đã đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Novaland tăng thù lao cho ông Bùi Thành Nhơn, CEO Vinhomes nhận thu nhập gần 18 tỉ BÌNH KHÁNH 01/04/2025 Nhiều công ty trong ngành bất động sản, xây dựng công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024, qua đó tiết lộ thu nhập lãnh đạo quản lý. Việc trả thù lao ở Novaland cũng hé lộ, trong đó thù lao cho ông Bùi Thành Nhơn đã được tăng lên.
Thượng nghị sĩ Mỹ phát biểu chỉ trích ông Trump suốt đêm THANH BÌNH 01/04/2025 Ông Cory Booker, thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ, có bài phát biểu nhiều giờ chỉ trích những hành động 'vi hiến' của Tổng thống Trump vào cuối ngày 31-3, và đến sáng 1-4 (giờ địa phương) vẫn chưa ngừng nói.