TTCT - Khi người ta 24 tuổi hãy còn “ít hiểu biết, không kinh nghiệm và dứt khoát muốn sống trong một thế giới siêu thực của mình”, mà bị bắt rồi đưa vào trại tập trung Auschwitz - nơi sau này được ghi nhận như một trong những nơi chốn khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người, người ta sẽ khó lòng gọi đó là một chuyện may mắn. Phóng to Có lẽ chỉ khi là một trong số rất ít ỏi người sống sót sau Auschwitz (theo nhiều số liệu, chỉ khoảng 2% tù nhân Auschwitz còn sống khi trại được giải phóng) và bắt đầu ghi lại những hồi ức kinh khủng về khoảng thời gian đen tối đó trên những tấm vé tàu ở Turin thì Primo Levi, như sau này ông viết trong lời mở đầu cuốn Có được là người (*), mới coi việc bị bắt vào Auschwitz tương đối muộn là một điều may mắn. Thời điểm ông bị đưa vào Auschwitz, đầu năm 1944, do cần nhân công lao động, Chính phủ Đức đã quyết định kéo dài thời gian sống của tù nhân, thay vì đưa thẳng vào trại hơi ngạt. Được viết năm 1947, Có được là người thuật lại câu chuyện thật của chính tác giả từ lúc bị bắt tại Ý đến khi được/bị đưa vào trại tập trung Auschwitz, và chuyện ông đã sống sót trong chốn địa ngục đó như thế nào. Cần nói thêm vào thời điểm tác giả và những người Do Thái khác bị tống lên đoàn tàu chở người nổi tiếng của Đức quốc xã, Auschwitz đối với họ là một cái tên chưa có ý nghĩa gì mấy, thậm chí họ còn cảm thấy “nhẹ cả người” vì ít nhất đích đến đó “cũng là một nơi nào đó trên Trái đất này”. Họ sẽ nhanh chóng nhận ra “nơi nào đó” kia là nơi họ bị tước đoạt tất cả: vợ con, bố mẹ, tư trang, nhân phẩm, thậm chí cả tên - mỗi người tù chỉ còn biết đến như một dãy số xăm vào cánh tay trái, là nơi họ sẽ phải sống - nếu như chưa chết hoặc chưa bị giết - dưới những điều kiện phi nhân nhất, là nơi họ sẽ chia sẻ những giấc mơ giống nhau đến kỳ lạ: giấc mơ được ăn mà mỗi khi thức ăn chạm miệng là vụt tan biến thành nghìn mẩu vụn. Ở chốn này, một ngày được coi là tốt lành khi họ có vài giờ để “cảm thấy bất hạnh theo kiểu của những con người tự do” - tức khi những người tù xoay xở được thêm chút xúp loãng đủ tạm no nê mà có sức nghĩ về gia đình, vốn là việc những khi khác họ không làm nổi. Đến bây giờ đã có hàng nghìn cuốn sách viết về những trại diệt chủng trong Thế chiến thứ hai. Còn vào thời điểm Primo Levi quyết định kể lại câu chuyện của mình, chúng cũng đã quá nổi tiếng. Levi khẳng định trong lời mở đầu rằng cuốn sách không nhằm đưa ra “những lời buộc tội mới” mà chỉ cung cấp thêm tư liệu cho những nghiên cứu về “tâm trạng con người”. Cuốn sách đặt ra nhiều câu hỏi nhức nhối: khi nào một con người là người? Con người khác gì với con vật? Liệu một con người có thể lấy đi nhân phẩm của một con người khác? Người có thể làm gì đối với người? Thiện - ác, đúng - sai liệu có ý nghĩa gì trong một nơi chốn khủng khiếp như Auschwitz? Trong quá trình học cách tồn tại và nhờ cả may mắn để tồn tại đến những ngày cuối cùng giữa chốn phi nhân đó, Levi luôn tìm cách nhận ra những dấu hiệu con người: một cái ôm với người đồng hương trẻ tuổi Schlome, thái độ không từ bỏ, không chịu chấp nhận của Steinlauf, tình bạn với Alberto, Thần khúc của thi hào Ý Dante và nhất là sự tốt bụng của Lorenzo - người không ngại hiểm nguy thường xuyên tặng xúp và bánh mì cho Levi... Với một câu chuyện u ám như thế, lẽ ra Có được là người phải là cuốn sách nặng nề và khó đọc. Nhưng thật lạ kỳ, đây lại là một page turner - một cuốn sách bắt người ta phải lật không ngừng. Sức hấp dẫn của cuốn sách không nằm ở câu chuyện mà nằm ở cách tác giả kể chuyện - đó gần như là một giọng kể phi cảm xúc, che giấu sự kinh tởm trước những gì được mô tả - và cách mà cuốn sách gợi ra những suy nghĩ, những truy vấn mênh mang trong người đọc. _____________________ (*): Có được là người - Primo Levi, Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn, Trần Hồng Hạnh dịch từ nguyên bản tiếng Ý. “ Sớm hay muộn trong cuộc đời mình mỗi người sẽ khám phá rằng hạnh phúc hoàn hảo là không có thật, nhưng ít ai chịu ngẫm nghĩ về điều ngược lại: rằng một sự bất hạnh hoàn hảo cũng không hề có. Những vật cản để tiến đến hai thái cực này đều cùng một dạng: đều là vì đặc trưng của con người vốn luôn phản kháng những điều tuyệt đối, vô hạn. Những đặc trưng ấy bắt nguồn từ hiểu biết chẳng bao giờ đủ của chúng ta về tương lai mà chúng ta vẫn gọi khi là hi vọng, khi là sự bất trắc về ngày mai: về cái chết sẽ đến của mỗi đời người...; là những nỗi lo vật chất không tránh khỏi, có thể làm vẩn đục bất cứ hạnh phúc lâu dài nào, cũng như có thể làm lãng đi những nỗi thống khổ, làm gián đoạn ý thức con người về nỗi bất hạnh của mình và khiến nó trở nên chịu đựng được”.Primo Levi
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Tin tức sáng 2-7: Hơn 50.000 tờ khai hải quan xử lý ngày 1-7; Mỹ áp thuế đối ứng trở lại sau 9-7 THÙY DƯƠNG 02/07/2025 Tin tức đáng chú ý: Mỹ áp thuế đối ứng trở lại sau ngày 9-7, Việt Nam có thể chịu tác động; Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm mạnh; Bệnh nhân được bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả 100% quyền lợi khi đến khám và điều trị tại Bệnh viện FV...
Tin tức thế giới 2-7: 'Khẩu chiến' hai ông Trump - Musk vẫn nóng; Ông Putin điện đàm ông Macron NGỌC ĐỨC 02/07/2025 Điện đàm Putin - Macron; Ông Trump nói Israel chấp nhận ngừng bắn Gaza; Thủ tướng Pháp lần thứ tám vượt qua bỏ phiếu bất tín nhiệm; "Khẩu chiến" hai ông Trump - Musk tiếp tục nóng... là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 2-7.
Đánh bại Juventus, Real Madrid vào tứ kết FIFA Club World Cup 2025 HOÀI DƯ 02/07/2025 Rạng sáng 2-7, Real Madrid đã đánh bại Juventus 1-0 ở vòng 16 đội, qua đó giành vé vào tứ kết FIFA Club World Cup 2025.
Từ 1-7, hơn 500 bệnh mạn tính được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, ai cũng mừng DƯƠNG LIỄU 02/07/2025 Sau thời gian người bệnh mạn tính 'than trời' về việc xếp hàng dài lấy đơn thuốc cũ, chính thức từ ngày 1-7, hơn 250 bệnh mạn tính điều trị ổn định sẽ được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, thay vì tối đa 30 ngày như trước đây.