ái tâm lý tết làm khổ con người, mua cái gì cũng sợ thiếu, cuối cùng ra giêng vẫn còn, nhiều khi phải bỏ. Do đó tôi phải hết sức đắn đo, món nào các con thích, món nào sẽ bị ế... để tránh lãng phí 1 So với phần lớn gia đình bạn bè theo Phật giáo, gia đình tôi theo đạo Thiên Chúa nên tết tương đối nhẹ nhàng hơn về khoản cúng kiếng rước, tiễn ông bà. Tuy nhiên, không vì thế mà mẹ tôi không bị áp lực tết. Sau này lớn lên tôi mới hiểu ra với ba tôi còn áp lực hơn, đó là phải có tiền để chi dụng cho tết (ông là lao động chính trong nhà). Tết là dịp ông ơn nghĩa bạn bè, láng giềng, bà con, thăm viếng người nghèo. Vì những áp lực đó, ba tôi luôn có kế hoạch cho tết rất sớm. Đầu tháng chạp, mẹ tôi bắt đầu chuẩn bị tết. Bà đi chợ cả ngày. Sáng sớm một lượt, trưa ngủ dậy lại đi tiếp. Lặng lẽ mua về cất đó, tính ngày làm dần từng món. Đầu tiên là các món mứt: khoai lang, bí, gừng, cà chua, mứt dẻo... Mẹ tôi làm nhiều lắm, tự tay bà phơi, trở, kiểm tra từng miếng mứt. Các tràng mứt đạt yêu cầu: khô, trắng, thơm..., mẹ tôi gói từng gói quà để ba tôi mang biếu. Ba tôi thường nói của không nhiều nhưng là tấm lòng một năm mình gửi đến người thân, quen biết, ơn nghĩa, những gia đình nghèo, không chỉ để cảm ơn những người đã giúp đỡ mình năm qua mà còn là ý nghĩa một năm làm ăn thuận lợi, bình an. Xong hết các món ngọt lại đến món mặn mà chủ lực là chả lụa và giò xào là hai món chính để dành ăn, tiếp khách. Về bánh tét thì đã có dì tôi đảm nhận việc gói bánh cho mấy gia đình. Khoảng 23 tháng chạp, mẹ tôi bắt đầu nấu các món ăn như măng, thịt thưng, kho tàu... Để đến 30 tết mọi thứ xong xuôi hết đâu vào đó từ nhà cửa sạch sẽ, tinh tươm đến các món ăn với xoong nồi xếp thành hàng dưới bếp... chờ tết. Gia đình bạn bè trang lứa tôi, quan trọng nhất là việc chưng bàn thờ và những nghi thức cúng ngày tết. Có gia đình giữ gìn những lễ nghi này rất kỹ lưỡng. Cúng trong nhà, sân trước, ngoài vườn..., mỗi ngày mỗi thức cúng khác nhau. Nhiều bạn bè tôi vì thế mà những ngày tết ít được đi đâu vì gia đình bận rộn cúng kiếng, phải phụ. Sau này khi ba tôi đã mất, mẹ tôi cũng lập bàn thờ ba, tuy nhiên chỉ đơn giản bày biện trái cây và thắp hương, xông trầm cho nhà thơm, ấm cúng. Những ngày tết không còn ba, mẹ tôi cũng bớt dần công việc. 2 Tôi lập gia đình và có con, do chồng tôi cũng theo đạo Thiên chúa nên tôi không bị áp lực về việc cúng kiếng. Quan trọng nhất mùng 2 là ngày lễ cầu cho ông bà cha mẹ được tổ chức ngoài nghĩa trang, các gia đình có người thân đều tham gia đầy đủ. Gia đình nhỏ của bạn tôi cũng bớt nhiều nghi thức so với thời ba mẹ bạn. Chỉ cúng rước ông bà ngày ba mươi và cúng tiễn vào mùng 3. Tuy nhiên tùy gia đình, nếu bạn nào “thủ từ đường” thì phải chuẩn bị tết chu đáo để anh em, họ hàng đến chơi, ăn tết, nhậu nhẹt... Cái tâm lý tết làm khổ con người, mua cái gì cũng sợ thiếu, cuối cùng ra giêng vẫn còn, nhiều khi phải bỏ. Do đó tôi phải hết sức đắn đo, món nào các con thích, món nào sẽ bị ế... để tránh lãng phí. Tuy nhắc nhở mình cân nhắc khi mua sắm, chế biến thức ăn nhưng năm nào cũng bị dư thực phẩm, ngậm ngùi bỏ rác và tự nhủ năm sau sẽ chú ý hơn. Vậy mà cái từ “tết” vẫn gây áp lực nên việc lãng phí năm nào cũng lặp lại! Nhiều bạn bè tôi ngại tết nên phải tổ chức cho gia đình đi trốn tết. Tuy nhiên nhiều khi đi du lịch ngày tết vừa bị giá đắt lại không đảm bảo ăn ngon, hợp vệ sinh. Đi từ thế hệ mẹ đến thế hệ tôi, tết ở các gia đình đã giản lược đi rất nhiều, nhưng tâm lý “tết mà”, “làm ăn cả năm”, “tết phải tiêu”... vẫn gây áp lực! Tôi nghĩ giữ truyền thống là tốt, có điều kiện thì nên tổ chức tết ấm cúng, đủ đầy nhưng không áp lực mà hãy làm cho tết nhẹ nhõm, vui tươi, tránh lãng phí, dành thời gian thăm hỏi nhau, thăm mồ mả ông bà, kể cho con cái nghe về người xưa, có chút tấm lòng cho người cơ nhỡ, nghỉ ngơi nạp năng lượng để đón chờ năm mới đến.■
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Tin tức sáng 4-7: Chủ tịch Công ty Dịch vụ sân bay Cam Ranh bất ngờ từ chức; Mức đóng BHXH từ 1-7 BÌNH KHÁNH 04/07/2025 Một số tin tức đáng chú ý: Cần thiết siết chặt hoạt động cho thuê căn hộ ở ngắn ngày; Chủ tịch Công ty Dịch vụ sân bay quốc tế Cam Ranh bất ngờ từ chức; Hodeco rút khỏi dự án khu du lịch Đại Dương...
Bất ngờ Đào Văn Ly - cơ thủ Việt Nam duy nhất đi tiếp tại World Cup billiards Porto ĐỨC KHUÊ 04/07/2025 Trong khi các cơ thủ Việt Nam phần lớn gây thất vọng, thì lại có một cái tên nổi lên gây bất ngờ tại World Cup billiards carom 3 băng Porto (Bồ Đào Nha).
Tin tức thế giới 4-7: Mỹ thông qua 'siêu luật hoàn mỹ'; Nga công nhận chính phủ Afghanistan NGỌC ĐỨC 04/07/2025 Siêu luật Lớn và Hoàn mỹ được thông qua; Kết quả điện đàm lần 6 giữa hai ông Trump - Putin; Nga công nhận chính phủ Afghanistan; Ông Trump sắp công bố thuế mới cho các nước chưa đạt thỏa thuận thương mại... là một số tin tức thế giới sáng 4-7.
Giảm trừ gia cảnh theo mức chi tiêu thực tế, tại sao không? ÁNH HỒNG 04/07/2025 Các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh sẽ xóa bỏ thuế khoán từ 2026, bán hàng phải xuất hóa đơn từ máy tính tiền kết nối dữ liệu với cơ quan thuế, cơ quan quản lý cũng nên mạnh dạn đề xuất cách thức giảm trừ gia cảnh mới.