TTCT - Ngay cả khi khí thải nhà kính đang tăng đều đặn, trong 15 năm qua nhiệt độ trung bình toàn cầu, một cách bí ẩn, không tăng theo. Tình trạng ấm lên toàn cầu cũng đã chậm lại. Những nhà nghiên cứu đang xác định nguyên nhân và đã đưa ra một phỏng đoán: hiện tượng thời tiết mát bất thường ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương.Phóng toMột tảng băng trôi bên ngoài đảo Ammassalik, Greenland. Các nhà khoa học đang tìm hiểu vì sao nhiệt độ khí hậu không tăng theo sự gia tăng của khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong 15 năm quaTuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo khuynh hướng này chỉ là một chu kỳ tự nhiên tạm thời và không phải là lý do để tin rằng biến đổi khí hậu đang ngừng lại hay không gây ra những tác động tiêu cực lên môi trường sống của con người.Từ tăng 0,170c đến còn 0,04oCTính trung bình, nhiệt độ bầu khí quyển đã tăng thêm khoảng 0,17⁰C mỗi thập kỷ trong giai đoạn 1970-1998, nhưng chỉ tăng khoảng 0,04⁰C mỗi thập kỷ giai đoạn 1998-2012. Hiện tượng mát bất thường, chu kỳ sẽ kéo dài một thập kỷ kết hợp bởi sự thay đổi lượng mưa, nhiệt độ và các dòng hải lưu với tên gọi El Niño-Southern Oscillation (ENSO) là nguyên nhân chủ đạo.Nhưng một số lý do khác cũng được đề cập, bao gồm tình trạng núi lửa phun (che mờ bầu khí quyển, làm giảm lượng nhiệt hấp thụ từ Mặt trời), chu kỳ hoạt động yếu hơn của Mặt trời và các biến đổi trên đại dương.Các nhà khí tượng học Yu Kosaka và Shang Ping Xie của Viện Scripps về hải dương học tại San Diego, California (Mỹ) đã nghiên cứu kỹ sự thay đổi nhiệt độ trên mặt biển ở phía đông Thái Bình Dương khu vực xích đạo. Họ sử dụng một hệ thống các mô hình POGA (Pacific Ocean - Global Atmosphere: Bầu khí quyển Thái Bình Dương - toàn cầu) để đánh giá các tác động.Kosaka và Xie đã tiến hành ba thí nghiệm để đánh giá tác động. Trong một thí nghiệm, họ chạy mô hình tích hợp chỉ các thay đổi trong bầu khí quyển, như theo dõi độ tập trung của khí gây hiệu ứng nhà kính. Trong thí nghiệm thứ hai, họ đưa thêm vào biến nhiệt độ trên mặt nước biển và giữ độ tập trung của khí gây hiệu ứng nhà kính ở mức của năm 1990. Trong mô hình thứ ba, POGA-H, họ đưa vào cả hai biến: sự thay đổi nhiệt độ đại dương và độ tập trung của khí gây hiệu ứng nhà kính.Biến đổi khí hậu: theo chu kỳ vài thập kỷKhi các nhà nghiên cứu so sánh những kết quả của các mô hình với các khuynh hướng nhiệt độ toàn cầu quan sát được giai đoạn 2002-2012, POGA-H là mô hình có độ tương quan tốt nhất. Họ phát hiện tình trạng mát hơn của khu vực Thái Bình Dương nhiệt đới, chỉ chiếm khoảng 8,2% diện tích bề mặt Trái đất, giúp làm giảm nhiệt độ trung bình trên toàn cầu tới 0,15⁰C so với những năm 1990. Nghiên cứu của họ mới đây đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành Nature.“Nghiên cứu của chúng tôi không cho chúng ta biết khi nào tình trạng biến đổi khí hậu sẽ lại gia tăng - Kosaka nói. Nhưng giờ chúng ta đã biết chu kỳ của biến đổi khí hậu tăng mạnh và tình trạng ấm lên toàn cầu vì tăng khí nhà kính trong bầu khí quyển là vài thập kỷ”.Chuyên gia khí tượng Richard Allan thuộc Đại học Reading (Anh) cho rằng những phát hiện này cho thấy tình trạng ấm lên toàn cầu ngưng lại “chỉ là tạm thời”. Nghiên cứu cũng cho thấy việc tập trung quá nhiều vào tình trạng ấm lên của Trái đất trong ngắn hạn “có thể là sai lầm”, theo lời nhà khí tượng thủy văn Nat Johnson tại Đại học Hawaii.Ngoài ra, khuynh hướng của biến đổi khí hậu ở từng vùng cũng có thể khác biệt lớn so với khuynh hướng toàn cầu. Thêm nữa, tình trạng ấm lên toàn cầu đã tăng mạnh trong ba thập kỷ qua và giai đoạn 2001-2010 vẫn là thập kỷ mà nhiệt độ Trái đất cao nhất kể từ khi số liệu có thể thu thập được vào năm 1850, theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO).Trong khi tình trạng ấm lên của Trái đất chậm lại vài năm qua, khuynh hướng nhiệt độ trong dài hạn khá rõ ràng vẫn sẽ là ngày càng nóng hơn. Điều này càng rõ hơn nếu nhìn vào nhiệt độ đo được hằng năm, chứ không phải là khuynh hướng qua các thập kỷ. Suốt 27 năm qua, nhiệt độ toàn cầu đã luôn cao hơn mức trung bình trong giai đoạn 1961-1990, và mỗi tháng trong 28 năm qua đã có nhiệt độ trung bình cao hơn mức trung bình của thế kỷ 20, theo WMO.Trích trả lời của nhà khí tượng học Đức Hans von Storch cho tờ Spiegel.Phóng toÔng Hans von Storch* Kể từ khi chuyển sang thiên niên kỷ mới, nhân loại đã thải ra 400 tỉ tấn m3 CO2 trong khí quyển, thế nhưng nhiệt độ vẫn không tăng trong gần 15 năm qua. Có thể giải thích ra sao?- Đến nay không ai có thể đưa ra một câu trả lời thuyết phục cho việc vì sao sự thay đổi khí hậu dường như đang tạm dừng. Chúng ta đang đối mặt với một câu đố. Nạn thải khí CO2 gần đây tăng nhanh hơn chúng ta từng lo ngại. Kết quả là theo đa số mô hình khí hậu, lẽ ra chúng ta phải thấy nhiệt độ tăng khoảng 0,250C trong 10 năm qua. Nhưng điều đó không xảy ra. Thực tế 15 năm qua nhiệt độ chỉ tăng khoảng 0,060C - tức rất gần với 0. Đó là một vấn đề khoa học nghiêm túc mà Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) phải đối mặt khi trình bày báo cáo đánh giá của họ năm tới.* Những mô hình máy tính mà các chuyên gia sử dụng để dự báo khí hậu tương lai có bao giờ chỉ ra những giai đoạn tạm lắng dài như chúng ta đang thấy hiện nay?- Có nhưng cực hiếm. Tại viện của tôi, chúng tôi phân tích xem tình trạng ngưng trệ 15 năm qua trong sự ấm dần toàn cầu như thế thường xuyên đến đâu. Câu trả lời là dưới 2% của tất cả thời điểm chúng tôi tiến hành mô phỏng. Nói cách khác, hơn 98% dự báo chỉ ra việc gia tăng khí thải CO2 cao như chúng ta từng thải ra những năm qua dẫn đến việc tăng khí hậu nhiều hơn.* Vậy chúng ta có thể chấp nhận sự tạm dừng này bao lâu nữa trong các dự báo khí hậu?- Nếu mọi việc vẫn tiếp tục như đang diễn ra thì trễ nhất là trong năm năm nữa chúng ta cần phải biết được điều gì sai với những mô phỏng khí hậu của chúng ta. Một sự ngưng trệ 20 năm trong nạn ấm dần toàn cầu chưa từng xảy ra trong một kịch bản mô phỏng nào. Nhưng ngay cả hiện nay chúng tôi cũng thấy khó chấp nhận những xu hướng (không tăng) nhiệt độ này với dự báo của mình.* Các mô phỏng của chúng ta có thể sai như thế nào?- Có hai cách giải thích có thể hiểu được, nhưng không cách nào dễ chịu cho chúng ta cả. Khả năng thứ nhất là nạn ấm dần toàn cầu ít xảy ra bởi vì khí thải nhà kính, đặc biệt là khí CO2, có ít ảnh hưởng hơn chúng ta tưởng... Khả năng khác là những mô hình của chúng ta đã dánh giá không đúng mức việc khí hậu thay đổi do các nguyên nhân tự nhiên là bao nhiêu.* Điều đó thật khó xử trong nghề của ông, nếu ông phải làm lại và sửa chữa những mô hình cho hợp với thực tiễn?- Tại sao? Đó chính là tiến trình khám phá khoa học hoạt động mà. Không có lời nào là cuối cùng trong nghiên cứu cả, kể cả nghiên cứu khí hậu. Cái chúng tôi đưa ra không bao giờ là chân lý, chỉ là sự đánh giá gần đúng nhất có thể với thực tiễn.* Nhưng chính IPCC đã tuyên bố với 95% chắc chắn là con người góp phần làm thay đổi khí hậu?- Có nguyên nhân chính đáng cho tuyên bố đó. Chúng ta không thể tiếp tục giải thích sự gia tăng nhiệt độ thấy được giai đoạn từ đầu những năm 1970 đến cuối 1990 là vì những nguyên nhân tự nhiên. Nhóm của chúng tôi ở Viện khí tượng Max Planck tại Hamburg có thể cung cấp bằng chứng năm 1995 về tác động của nhân loại lên các sự kiện khí hậu. Dĩ nhiên bằng chứng đó được giả định trước rằng chúng tôi đã đánh giá đúng các dao động của khí hậu tự nhiên. Giờ đây với sự phát triển mới này, chúng tôi cần phải điều chỉnh.* Các ông cần cải thiện mô hình ở những lĩnh vực nào?- Trong tất cả các thứ, có bằng chứng rằng các đại dương đã hấp thụ nhiều nhiệt hơn chúng tôi từng tính toán. Nhiệt độ ở độ sâu hơn 700m dường như tăng nhiều hơn trước. Điều duy nhất không may là các mô hình của chúng tôi đã không tính tới hiệu ứng này.Sai lầm lớn nhất của các nhà nghiên cứu khí hậu là tạo ra cảm tưởng rằng họ đang tuyên bố sự thật tuyệt đối... Nhưng không phải tồi tệ gì chuyện phạm lỗi và sửa chữa sai lầm. Điều tồi tệ chính là “cầm đèn chạy trước ôtô” bởi khi làm thế, chúng tôi đã đánh cược phần tài sản quan trọng nhất mà chúng tôi có như những nhà khoa học: niềm tin của công chúng...* Mặc cho tất cả lĩnh vực rắc rối này, ông vẫn tin nạn ấm dần toàn cầu sẽ tiếp tục?- Vâng, chắc chắn chúng ta sẽ thấy sự gia tăng 20C hay hơn tới cuối thế kỷ này. Đó là bản năng mách bảo tôi, bởi tôi không thể biết chính xác mức khí thải sẽ tăng bao nhiêu. Những nhà nghiên cứu khí hậu khác có thể có bản năng khác. Sự chắc chắn trong mô phỏng của chúng tôi bao gồm một số lớn tính toán chủ quan. Khoa học thiên nhiên đồng thời là một tiến trình xã hội và bị tác động bởi ý chí thời đại hơn người ta có thể tưởng... Tags: Biến đổi khí hậuMôi trường sốngKhí thải nhà kính
Chàng lái xe công nghệ ngoài hành tinh, xịt khói giữa chợ và bay về trời... NGUYỄN NGỌC THUẦN 10/12/2024 3389 từ
Quyết định truy thu Thảo cầm viên Sài Gòn gần 800 tỉ được thanh tra kiến nghị từ năm 2022 ÁNH HỒNG 10/12/2024 Quyết định truy thu tiền thuê đất của Thảo cầm viên Sài Gòn là một câu chuyện dài, được Thanh tra TP.HCM kiến nghị từ năm 2022.
Trao thỏa thuận cấp chính phủ hợp tác với Trung Quốc xây 3 tuyến đường sắt DUY LINH 10/12/2024 Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc đã thỏa thuận hợp tác xây dựng 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn trong cuộc họp tại Bắc Kinh ngày 10-12.
Người đàn ông đánh cô gái ở quận 4: 'Các bạn trẻ đừng nóng nảy rồi phải trả giá như tôi' MINH HÒA 10/12/2024 Tại cơ quan công an, Bùi Thanh Khoa có lời hối tiếc 'các bạn trẻ đừng nên nóng nảy mà mất đi kiểm soát, để khi sự việc đi quá xa như tôi làm ra như ngày hôm nay, để rồi phải trả giá, đó là bài học tôi cần phải ghi nhớ'.
Gần 3.000 người bị Mr Pips, Mr. Hunter lừa đảo phải làm gì để lấy lại tiền? DANH TRỌNG 10/12/2024 Cơ quan cảnh sát điều tra xác định có gần 3.000 người là bị hại bị TikToker Mr Pips - Phó Đức Nam và Mr. Hunter - Lê Khắc Ngọ cùng đồng phạm lừa đầu tư chứng khoán.