TTCT - Một ông anh từ nước ngoài về, rất mê bóng đá, khi ngồi xem trận U23 Việt Nam - Saudi Arabia trên kênh VTV6, đã phải thốt lên: Ôi, đây là bình luận viên (BLV) hay cổ động viên? Ở trận đấu ấy, sau khi Saudi Arabia ghi bàn, tiếng BLV gần như tắc tị, ngược hẳn với sự sôi nổi, cuồng nhiệt như một cổ động viên nhiệt thành mỗi khi U23 Việt Nam tấn công hay có cơ hội ghi bàn! Không như các phương tiện truyền thông khác, người hâm mộ có rất ít lựa chọn về truyền hình khi xem bóng đá. Ví dụ các trận đấu của U23 vừa qua, VTV vẫn là kênh truyền hình phủ sóng rộng nhất, chi phí thấp nhất. Vì vậy, không thể nói rằng không thích thì đi tìm kênh khác để xem. Bóng đá là một trò chơi gồm hai đội. Ảnh: Nguyên KhôiNgày xưa…Trong lịch sử nghề bình luận bóng đá ở Việt Nam, tại miền Nam ngày xưa có một niềm tự hào lớn là ông Huyền Vũ, người đã từng được FIFA mời đích danh đến hành nghề tại World Cup 1974. Rõ ràng đến giờ này vẫn chưa có ai sánh được nếu lấy chuyện FIFA mời đích danh làm thước đo.Nhưng thôi, chuyện của ông Huyền Vũ đã quá xa rồi. Chúng ta hãy nói về đội ngũ BLV bóng đá trên đài, trên tivi từ sau ngày đất nước thống nhất. Thập niên 1980, những người mê bóng đá nếu không đến sân được thì thường theo dõi những trận đấu hấp dẫn ở giải vô địch quốc gia, các giải quốc tế như SKADA (Giải quân đội các nước xã hội chủ nghĩa) hẳn khó quên được chất giọng dù Nam hay Bắc nhưng đều rõ ràng, sôi nổi, ấm áp của ông Hoài Sơn (Đài Tiếng nói Việt Nam), Tôn Thành Cang (Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM). Quan trọng hơn, sự sôi nổi của họ không dành riêng cho một đội nào.Với BLV bóng đá trên truyền hình thì phải đến World Cup 1986 trở đi mới bắt đầu được quan tâm. Còn với bóng đá Việt thì phải từ Tiger Cup 1998. Vào thời ấy, ở VTV có ông Huy Hùng tuy không sôi nổi lắm nhưng ngồn ngộn kiến thức chuyên môn. Sau ông Hùng, phía Bắc nổi lên một loạt BLV bóng đá trên truyền hình rất được yêu thích, như Quang Huy, Long Vũ, Quang Tùng… Còn phía Nam, HTV với bộ đôi Trần Hòa Bình - Hà Nhật Tỉnh rất được khán giả yêu mến.Nhìn lại hàng loạt những cái tên vừa nêu, cho đến tận bây giờ nhiều người trong số họ vẫn còn hành nghề và thuyết phục được người hâm mộ. Sức thuyết phục của họ có thể đúc kết một cách ngắn gọn như sau: Giọng truyền cảm, dí dỏm, cung cấp nhiều thông tin, cả hậu trường sân cỏ lẫn chuyên môn bóng đá và nhất là khách quan, không quá thiên vị một đội nào.…Và ngày nayVài năm gần đây, cứ mỗi lần bóng đá Việt Nam dự một sân chơi quốc tế (và cả các giải không có Việt Nam như các VCK World Cup hay Euro), y như rằng sau mỗi trận đấu, người hâm mộ lại kêu trời với các vị BLV bóng đá trên truyền hình.Ở đây không bàn đến cái dí dỏm của nhiều BLV, mà có thể nó lọt tai người này nhưng gây dị ứng cho người khác. Chúng tôi chỉ nói về những cái sai mà người hâm mộ tuy góp ý rất nhiều song cứ như nước đổ lá khoai. Ông Nguyễn Lưu, một nhà báo thể thao tuổi ngoài 70, vốn nhiều thông cảm cho đội ngũ BLV thể thao truyền hình, nhiều lúc cũng phải bực mình thốt lên về việc các BLV của VTV thường xuyên nói “đội tuyển Việt Nam của chúng ta”! Đó là một điều rất thừa, khi bình luận bóng đá có đội Việt Nam thi đấu, bằng tiếng Việt, cho người Việt nghe, thì chẳng ai giành mất “Việt Nam” đâu, còn “của chúng ta” làm gì?Hay một từ nữa mà các BLV sai thường xuyên là… “sai số”, khi họ nói về sai sót của cầu thủ khi xử lý bóng trên sân. Nhưng mọi lời góp ý tới nay bị bỏ ngoài tai.Kế đến, sự thiên vị đội nhà là một vấn đề lớn làm ảnh hưởng đến người xem bóng đá. Thử nghĩ ngồi trước tivi là những cậu bé yêu bóng đá, song chưa đủ trưởng thành để phân định đúng sai, lại cứ phải nghe riết những kiểu bình luận như đối phương phạm luật thì bảo đá xấu, còn phe ta thì gọi là “phạm lỗi chiến thuật”. Những cách nói tránh, nói giảm như vậy gây khó chịu cho người trưởng thành biết phân định phải trái và có thể tai hại cho con trẻ khi gieo vào đầu chúng suy nghĩ của ta thì cái gì cũng đúng, cũng hay, còn của đối thủ đều xấu, dở!Hiện nay, theo dõi dư luận trên các diễn đàn yêu bóng đá, thấy có hiện tượng nhiều bạn trẻ chọn những kênh vi phạm bản quyền để theo dõi các trận bóng đá. Chúng tôi không nêu tên cụ thể để cổ xúy, nhưng rõ ràng đó cũng là một thái độ phản ứng với đội ngũ BLV chính thống rất đáng quan tâm.■ Tags: Bóng đáVTVBình luận viênBình luận viên bóng đáQuang Huy
Về khu đô thị có ‘hòn non bộ’ ở Vân Đồn, Quảng Ninh nói gì? TIẾN THẮNG 16/08/2022 490 từ TTO - Chiều tối 16-8, tỉnh Quảng Ninh khẳng định hình ảnh và thông tin trên mạng xã hội là không đúng. Thực tế đây là hình ảnh ở khu vực Ao Tiên nằm trong phạm vi của Khu kinh tế Vân Đồn và bức ảnh này không đúng với hiện trạng tại khu vực Ao Tiên.
Vì sao Hàn Quốc vẫn dừng nhận lao động ở Thanh Hóa? HÀ QUÂN 16/08/2022 859 từ TTO - Năm 2022, còn 2 địa phương tại Thanh Hóa bị tạm dừng tiếp nhận lao động đi làm việc ở Hàn Quốc. Trước đó, có tới 4 thành phố, huyện gặp tình trạng tương tự do số lượng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc còn cao.
Trường đại học Thủ đô Hà Nội tạm dừng công việc giảng dạy với thầy giáo bị tố quấy rối tình dục NGUYÊN BẢO 16/08/2022 704 từ TTO - Theo đơn tố cáo, "vào ngày 9-6, thầy T. đã gọi em ra ngoài hành lang để nói chuyện riêng". Linh cảm có điều bất an, sau đó đúng như dự đoán, "thầy bắt đầu động tay động chân, cầm tay, ôm từ phía sau"...
Mua bán thuốc lắc, TikToker 23 tuổi Lê Thị Bích Ngọc lãnh án chung thân CHÍ TUỆ 16/08/2022 383 từ TTO - Lê Thị Bích Ngọc từng là một hot TikToker với hơn 39.000 lượt đăng ký theo dõi. Trước khi bị bắt, Ngọc vẫn thường xuyên đăng tải những video khoe nhan sắc của mình trên tài khoản TikTok cá nhân, dù đang... bị truy nã.
Cách chức phó bí thư Tỉnh ủy đối với Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành THÀNH CHUNG 16/08/2022 551 từ TTO - Ban Bí thư quyết định cách chức phó bí thư Tỉnh ủy Gia Lai các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và bí thư Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai các nhiệm kỳ 2016 - 2021, 2021 - 2026 đối với ông Võ Ngọc Thành, chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai.