Bình yên nương náu

VÕ XUÂN HUY 10/03/2014 03:03 GMT+7

TTCT - Tâm lành là tên triển lãm tranh sơn dầu cá nhân của họa sĩ trẻ Phạm Anh (*) tại Huế.

Giao hòa (120x200cm)

Phạm Anh (sinh năm 1989) quê gốc Quảng Bình, tốt nghiệp khoa hội họa Trường đại học Nghệ thuật năm 2012. Tâm lành là triển lãm cá nhân đầu tiên với series 18 tranh sơn dầu khổ lớn mang âm hưởng Phật giáo từ tên gọi cho đến hình tượng tạo hình.

Ở mỗi tranh, người xem cảm nhận triết lý nhân sinh của tác giả thông qua cách chọn lựa hình tượng, bố cục. Hình tượng chính đôi khi chỉ là khuôn mặt giữa muôn ngàn cây lá, bàn tay đang niệm Phật, tai đang lắng nghe, mắt đang nhắm trong lúc thiền định.

Không gian vừa thực vừa ảo khi tác giả cố tình vờn tả thật ở một vài chi tiết trọng tâm nhưng lại tạo hình mảng ước lệ ở phông nền. Trong các tác phẩm có đối lập giữa cái tĩnh và cái động, bên trong và bên ngoài, sự ồn ào và lặng lẽ, thế giới thực tại hay tâm linh.

Tác giả đề cao vẻ đẹp đến từ bên trong con người hơn là sự hiện diện của vỏ bọc bên ngoài, lấy cái tĩnh để lấn át cái động như một ẩn ý và hướng tới một cuộc sống yên bình, nhẹ nhàng.

“Dòng chảy của sự sống đang tuôn trào và tràn trề năng lượng, luôn hấp dẫn và lôi cuốn chúng ta. Tôi lắng nghe điều đó, tôi chiêm nghiệm và tôi tìm thấy sự yên bình đang nương náu trong sâu thẳm tâm hồn tôi và tôi muốn khám phá những điều đó qua các tác phẩm của mình. Tôi chọn đề tài Phật giáo để thể hiện và chuyển tải những điều đó vào trong các tác phẩm như là một ẩn ý nhằm hướng tới những điều tốt đẹp nhân văn và hướng tới cái thiện” - Phạm Anh chia sẻ.

Dù không hẳn đều là tác phẩm gây ấn tượng tốt cho người xem, một vài tranh còn nặng nội dung trong khi hình tượng tạo hình thiếu gắn kết, minh họa, nhưng tổng thể Tâm lành vẫn là triển lãm đáng xem và suy ngẫm.

Ngoài sự nhất quán trong việc xây dựng hình tượng và thông điệp, tác giả còn bộc lộ khuynh hướng sáng tạo nương theo văn hóa Phật giáo để tạo dựng cho mình diện mạo nghệ thuật riêng.

Một khuynh hướng dù sao cũng ít người theo cho đến cùng, đặc biệt là giới sáng tác trẻ.

Áng mây hồng (120x120cm)

Yên bình dưới tán lá cây 1 (80x80cm)

Tĩnh 2 (80x80cm)

Biến động 3 (100x150cm)

Phạm Anh (sinh năm 1989) quê gốc Quảng Bình, tốt nghiệp khoa hội họa Trường đại học Nghệ thuật năm 2012. Tâm lành là triển lãm cá nhân đầu tiên với series 18 tranh sơn dầu khổ lớn mang âm hưởng Phật giáo từ tên gọi cho đến hình tượng tạo hình.

Ở mỗi tranh, người xem cảm nhận triết lý nhân sinh của tác giả thông qua cách chọn lựa hình tượng, bố cục. Hình tượng chính đôi khi chỉ là khuôn mặt giữa muôn ngàn cây lá, bàn tay đang niệm Phật, tai đang lắng nghe, mắt đang nhắm trong lúc thiền định.

Không gian vừa thực vừa ảo khi tác giả cố tình vờn tả thật ở một vài chi tiết trọng tâm nhưng lại tạo hình mảng ước lệ ở phông nền. Trong các tác phẩm có đối lập giữa cái tĩnh và cái động, bên trong và bên ngoài, sự ồn ào và lặng lẽ, thế giới thực tại hay tâm linh.

Tác giả đề cao vẻ đẹp đến từ bên trong con người hơn là sự hiện diện của vỏ bọc bên ngoài, lấy cái tĩnh để lấn át cái động như một ẩn ý và hướng tới một cuộc sống yên bình, nhẹ nhàng.

“Dòng chảy của sự sống đang tuôn trào và tràn trề năng lượng, luôn hấp dẫn và lôi cuốn chúng ta. Tôi lắng nghe điều đó, tôi chiêm nghiệm và tôi tìm thấy sự yên bình đang nương náu trong sâu thẳm tâm hồn tôi và tôi muốn khám phá những điều đó qua các tác phẩm của mình. Tôi chọn đề tài Phật giáo để thể hiện và chuyển tải những điều đó vào trong các tác phẩm như là một ẩn ý nhằm hướng tới những điều tốt đẹp nhân văn và hướng tới cái thiện” - Phạm Anh chia sẻ.

Dù không hẳn đều là tác phẩm gây ấn tượng tốt cho người xem, một vài tranh còn nặng nội dung trong khi hình tượng tạo hình thiếu gắn kết, minh họa, nhưng tổng thể Tâm lành vẫn là triển lãm đáng xem và suy ngẫm.

Ngoài sự nhất quán trong việc xây dựng hình tượng và thông điệp, tác giả còn bộc lộ khuynh hướng sáng tạo nương theo văn hóa Phật giáo để tạo dựng cho mình diện mạo nghệ thuật riêng.

Một khuynh hướng dù sao cũng ít người theo cho đến cùng, đặc biệt là giới sáng tác trẻ.

(*): Tại Then Cafe, 63 Lê Trung Định, TP Huế. Triển lãm kéo dài từ ngày 1 đến 10-3-2014.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận