TTCT - Từ mùa giải 2024-2025, AFC Champions League, phiên bản C1 châu Á, sẽ trải qua cuộc cải tổ đặc biệt, nhưng bóng đá Việt Nam lại chỉ có thể sắm vai người… ngoài cuộc. Cụ thể, AFC Champions League giờ sẽ mang tên AFC Champions League Elite, cái tên nói lên khát vọng vươn tầm của bóng đá châu Á.Không còn là giải "hàng chợ"AFC Champions League ra đời từ năm 1967, và nhìn chung chưa bao giờ là một giải đấu khơi gợi tham vọng nghiêm túc thực sự của các nền bóng đá châu lục.Nam Định đăng quang V-League 2024 và là đội duy nhất đại diện Việt Nam dự sân chơi các CLB châu Á, nhưng chỉ ở hạng 2. Ảnh: Hoàng TùngTừ khoảng thập niên 2000, các nền bóng đá hàng đầu châu lục, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran… bắt đầu có nhiều ngôi sao lũ lượt kéo sang châu Âu chơi bóng. Cấp độ bóng đá CLB của châu Á cũng mờ nhạt hẳn đi, khi người hâm mộ ở châu lục này sẵn sàng thức khuya dậy sớm để xem các trận đấu ở Champions League châu Âu, nơi các ngôi sao lớn nhất của họ, như Park Ji Sung hay Son Heung Min, tung hoành, hơn là xem các trận đấu phù hợp múi giờ của "C1 châu Á".Chuyện đó cũng dễ hiểu. Nếu ở Asian Cup hay Asiad, lòng tự hào dân tộc khơi gợi được tham vọng tranh đấu qua màu cờ sắc áo tuyển quốc gia thì yếu tố này nhạt nhòa hẳn ở cấp độ CLB. Các ngôi sao trẻ của châu Á ngày nay hầu như chỉ xem CLB trong nước như bước đệm trên đường hướng đến trời Âu.Nhưng khoảng 1-2 năm trở lại đây, gió bắt đầu đảo chiều. Sự trỗi dậy của các nền bóng đá Trung Đông, đặc biệt là Saudi Arabia, khiến các giải đấu cấp CLB của AFC cũng hưởng lợi đáng kể. Thống kê của Transfermarkt cho thấy tổng giá trị cầu thủ của 24 CLB dự AFC Champions League mùa giải năm nay là 985 triệu euro, tức mỗi đội có trị giá trung bình 41 triệu euro.Con số đó tất nhiên chẳng thấm tháp gì so với Champions League châu Âu, nơi các đội bóng lớn có trị giá cả tỉ euro. Nhưng Copa Libertadores, với quy mô 47 đội, cũng chỉ có tổng giá trị cầu thủ là 1,73 tỉ euro, tức giá trị trung bình mỗi đội là 36,8 triệu euro. Lần đầu tiên trong lịch sử, giá trị trung bình cầu thủ của AFC Champions League đã vượt qua giải đấu số 1 của Nam Mỹ - vốn vẫn luôn được xem là lục địa bóng đá mạnh thứ hai sau châu Âu.Những siêu sao đang khoác áo các CLB Saudi Arabia góp phần quan trọng vào con số kể trên, khi tổng giá trị của 3 CLB Al Hilal, Al Ahli và Al Nassr đã lên đến 540 triệu euro. Sự hiện diện của các ngôi sao giúp giải đấu tăng vọt về doanh thu thương mại và bản quyền truyền hình. Điển hình là doanh thu thương mại ròng của AFC Champions League mùa 2023-2024 là 276 triệu USD, tăng 20% so với 2 năm trước. Bản quyền truyền hình giải đấu (cùng các khoản thu đi kèm) đã tăng gần gấp đôi chỉ sau 1 năm, từ 127 lên 232 triệu USD.Nhờ làm ra tiền, AFC mạnh tay cải tổ giải đấu. Trước đây, AFC có 2 giải đấu châu lục là AFC Champions League, gồm 40 CLB tham dự chính thức và AFC Cup (tương đương Europa League của châu Âu, 36 CLB). Nhưng từ mùa giải 2024-2025, AFC sẽ mở rộng ra 3 giải, bao gồm AFC Champions League Elite, AFC Champions League Two và AFC Challenge League. Trong đó, AFC Champions League Elite được tinh gọn lại còn 24 đội.Bóng đá Việt thiếu chuyên nghiệpKhi quy mô của giải đấu tinh hoa nhất được tinh gọn lại, sẽ có nhiều nền bóng đá mất suất tham dự, và Việt Nam nằm trong số đó. Mùa giải trước, Việt Nam có 1,5 suất (1 suất dự thẳng vòng bảng, 1 suất đá play-off), nhỉnh hơn nhiều quốc gia khác trong khu vực như Malaysia, Philippines và Singapore (1 suất vòng bảng), Indonesia (1 suất play-off), chỉ kém Thái Lan (2 suất vòng bảng, 2 suất play-off).Nhưng đến mùa giải năm nay, bóng đá Việt Nam không còn nhận được suất nào, trong khi Thái Lan và Malaysia lại có 1 suất cứng (chưa kể Thái Lan còn 1 suất play-off, nhưng Bangkok United để thua Shandong Taishan trên chấm luân lưu). Kết quả, 2 CLB Buriram (Thái Lan) và Johor Darul Ta'zim (Malaysia) giành vé dự vòng bảng khu vực Đông Á.Vì sao Việt Nam lại bị tước quyền tham dự AFC Champions League Elite? Theo quy định của AFC, chỉ 12 nền bóng đá đứng đầu châu Á (6 của Tây Á, 6 của Đông Á) mới được quyền dự giải đấu. Trên bảng xếp hạng của AFC, 6 nền bóng đá của Đông Á lần lượt là Nhật Bản (hạng 2 châu Á), Hàn Quốc (hạng 3), Trung Quốc (hạng 7), Thái Lan (hạng 8), Úc (hạng 11) và Malaysia (hạng 12). Việt Nam xếp hạng 14, và là thứ 7 ở Đông Á. Bảng xếp hạng này căn cứ trên thành tích của các CLB ở đấu trường châu lục.Không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam bị Thái Lan và cả Malaysia bỏ xa ở bảng xếp hạng này. Tại AFC Cup (tiền thân của AFC Champions League Two), Malaysia từng có Johor Ta'zim vô địch vào năm 2015, còn Kuala Lumpur City á quân năm 2022. Còn với Thái Lan, họ thậm chí đã là một thế lực ở tầm cỡ AFC Champions League. Xuyên suốt nhiều năm qua, các đại diện của xứ chùa vàng thường xuyên vượt qua vòng bảng giải đấu số 1 châu lục.Không chỉ kém về thành tích thi đấu, bóng đá Việt Nam còn bị AFC nhắc nhở vì thiếu tính chuyên nghiệp. Theo tiêu chuẩn mới do AFC đặt ra, các nền bóng đá cần có 3 giải đấu chuyên nghiệp (Việt Nam mới chỉ có 2), cùng các tiêu chí về lò đào tạo trẻ của các CLB, có bộ phận y tế, hợp đồng đúng tiêu chuẩn… Nhìn từ mọi phương diện, bóng đá Việt Nam đều còn khoảng cách khá xa so với định nghĩa "elite" (ưu tú) của AFC.Trong cuộc cải tổ lớn lần này, AFC tăng đáng kể số tiền thưởng cho giải đấu. Cụ thể, đội vô địch AFC Champions League Elite năm nay sẽ nhận được 12 triệu USD, gấp 3 lần mùa giải năm ngoái. Tổng giải thưởng cũng tăng từ 15 triệu USD lên 42 triệu USD. Không chỉ vậy, tổng giải thưởng cho AFC Champions League Two cũng tăng lên đến 16 triệu USD.Một cuộc cải cách quy mô lớn, với phần thưởng, độ hào nhoáng, tính thương mại đều tăng vọt, hứa hẹn sẽ đưa bóng đá châu Á tiến gần hơn đến đẳng cấp của làng bóng đá đỉnh cao. Nhưng Việt Nam lại sắm vai kẻ ngoài cuộc…■ Nam Định dự AFC Champions League TwoVì tạo thêm một giải đấu là AFC Challenge Cup, AFC Champions League năm nay giảm quy mô chỉ còn 24 đội, trong đó 12 đội thuộc Tây Á và 12 đội thuộc Đông Á. Các đội bóng sẽ thi đấu vòng tròn ở bảng đấu của mình rồi chọn ra 16 đội đi tiếp vào vòng đấu loại trực tiếp.Ở AFC Champions League Two, sẽ có 32 đội tham dự chia thành 8 bảng đấu. Việt Nam có 1 đại diện dự giải là Nam Định, trong khi Thái Lan có đến 3, còn Philippines và Singapore cũng có 2 đại diện mỗi quốc gia.Trong khi đó, AFC Challenge Cup chủ yếu dành cho các nền bóng đá kém phát triển như Myanmar, Campuchia, Lào, Mông Cổ…Càng ít đại diện, Việt Nam càng khó có cơ hội cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng giải đấu của AFC, và khả năng vượt mặt Malaysia hay Thái Lan để gia nhập nhóm "elite" là vô cùng khó. Tags: Bóng đá châu ÁAFC Champions LeagueAFcBóng đá Việt NamNam định
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Chi tiết sáp nhập phường của TP.HCM áp dụng từ ngày 1-1-2025 THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành nghị quyết về việc sáp nhập đơn vị cấp xã của TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Chi tiết sáp nhập xã, phường của Hà Nội: Giảm 53 xã, phường THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sáp nhập phường, xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025.
Quân đội Mỹ tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân TRẦN PHƯƠNG 21/11/2024 Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ (STRATCOM) nói Washington sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần nhưng chỉ trong tình hình 'có thể chấp nhận đượ'".