TTCT - Không ít ngôi sao lớn của bóng đá Brazil đã phải vượt qua nghịch cảnh thời thơ ấu để trở thành các triệu phú bóng đá như ngày nay. Dante (phải) cùng đồng đội Dani Alves ăn mừng chức vô địch Confederations Cup 2013 trong màu áo đội tuyển Brazil - Ảnh: Getty ImageTuy nhiên, cũng có những người từ nhà vô địch World Cup rơi xuống vực sâu trong cuộc sống.Ngay trước World Cup 2014, Chính phủ Brazil đã quyết định nối dài chương trình trợ cấp cho các nhà vô địch bóng đá thế giới hiện đang sống trong nghèo khó ở quốc gia này. Chương trình này, được khởi động từ thời cựu tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva, đã vấp phải nhiều chỉ trích từ dư luận.Một sự thừa nhận đóng góp cho quốc giaTheo chương trình, một khoản trả một lần có thể lên tới gần 60.000 USD cùng trợ cấp hằng tháng tương đương hơn 2.000 USD sẽ được chi cho các nhà cựu vô địch thế giới hiện đang gặp khốn khó. Marcelo Neves, chủ tịch Hiệp hội các nhà vô địch World Cup của Brazil, nói: “Tất cả những gì chúng tôi đang nỗ lực là một sự thừa nhận cho những nhà vô địch bóng đá thế giới, những người đã giúp Brazil được biết tới trên toàn thế giới”.Khoản đầu tiên đã được chi cho 28 thành viên của đội hình giành cúp vàng Jules Rimet các năm 1958 và 1962. Nhiều người được coi là người hùng dân tộc ở Brazil, nhưng không ít vẫn đang phải sống trong tình trạng tài chính ngặt nghèo, khi sức khỏe của họ đã kém đi nhiều.Pepe, cựu tiền đạo từng đá cặp với vua bóng đá Pele ở CLB Santos và đội tuyển Brazil, năm nay đã 79 tuổi, nói: “Tất cả chúng tôi đều cần khoản tiền đó. Khoản tiền đó sẽ giúp chúng tôi sống hết phần đời còn lại trong danh dự. Khoản tiền thưởng chúng tôi có năm 1958 không đủ sống. Trừ Pele có công việc làm ăn và là một ngôi sao, không cầu thủ nào còn cơ hội làm giàu và chúng tôi phải tiếp tục làm việc cật lực”.Thật khác xa một trời một vực so với hiện giờ, khi mọi cầu thủ trong đội hình 23 người của HLV Luiz Felipe Scolari đều là những triệu phú, đi khắp thế giới và có thể kiếm tiền dễ dàng. Những ví dụ điển hình là Neymar hay David Luiz, đều có giá chuyển nhượng xấp xỉ 68 triệu USD và mức lương hàng trăm nghìn USD mỗi tuần. Ngay chính ông Scolari cũng là một triệu phú nhờ đắt sô quảng cáo trên truyền hình, dù World Cup chưa diễn ra.Theo lời Neves, để cho công bằng, những nhà vô địch thế giới của đội tuyển Brazil các năm 1970, 1994 và 2002 cũng sẽ được nhận tiền khi đủ 60 tuổi. Cựu tổng thống Da Silva, bản thân là một người hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt, giải thích: “Tôi cho rằng một đất nước 190 triệu dân nên tạo điều kiện cho những người đã giúp Brazil được thừa nhận trên tầm thế giới có một cuộc sống thoải mái hơn”.Và những tấm gương nghị lựcTrong khi nhiều ngôi sao lớn của đội tuyển Brazil trong quá khứ vật lộn với cuộc sống hiện tại, bối cảnh của bóng đá toàn cầu hiện nay đã khiến cuộc sống của các tuyển thủ Brazil hoàn toàn khác. Và với nhiều cậu bé ở quốc gia Nam Mỹ có mức chênh lệch giàu nghèo rất lớn này, bóng đá vẫn là con đường thoát nghèo nhanh nhất.Hồi World Cup 2006, tiền đạo tuyển thủ Pháp Thierry Henry từng gây khó chịu ở Brazil khi nói rằng sở dĩ đất nước này sản sinh ra nhiều cầu thủ lớn là vì trẻ em ở đó “chơi bóng suốt ngày” thay vì đến trường. Cựu tuyển thủ Brazil Juninho Pernambucano đáp trả nhận xét của Henry: “Trẻ em Brazil phải chịu đựng rất nhiều... Chúng tôi ước gì mình có được hệ thống phúc lợi y tế và giáo dục như ở Pháp”.Tuy nhiên, Henry vẫn phần nào có lý khi nói đói nghèo có vai trò thúc đẩy văn hóa bóng đá ở Brazil. Với mỗi ngôi sao lớn, lại có hàng ngàn mảnh đời bất hạnh khác chẳng bao giờ tới được châu Âu, nhưng những Neymar, Romario, Ronaldo... vẫn là cảm hứng bất tận cho các cậu bé xứ sở vũ điệu samba.Câu chuyện cảm động nhất có lẽ là của Daniel Alves, hậu vệ cánh đang khoác áo đội bóng lừng lẫy Barcelona. Anh lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo khó ở bang Bahia. “Tôi rất tự hào về câu chuyện đời mình. Tôi đã trải qua thời thơ ấu nhọc nhằn và hiểu rõ cuộc sống khó khăn thế nào. Tôi phải dậy từ 5g sáng để giúp bố tôi thu hoạch dưa” - Alves nói với Đài truyền hình Globo.Trung vệ Dante của CLB Bayern Munich cũng quê Bahia, lớn lên tại Federacao, một quận lao động nghèo của thành phố Salvador, nơi mẹ anh làm nhân viên thu ngân một siêu thị. Sân bóng đầu tiên của Dante là bãi giữ xe của siêu thị. Sau khi bị nhiều đội bóng tại Rio de Janeiro và Sao Paulo từ chối, Dante nhận lời mời tập thử với CLB nhỏ Matsubara tại Parana, miền nam Brazil, cách Salvador 2.000km.Cả nhà không ai có tiền trả cho chuyến đi và Dante phải bán bộ trò chơi điện tử đổi lấy tấm vé một chiều đi về miền nam. Đó là một quyết định đúng đắn. Sau thành công với Matsubara, Dante chơi cho vài đội bóng nữa ở Brazil trước khi chuyển sang Pháp, Bỉ và cuối cùng là Đức với Bayern Munich năm 2012. Kể từ đó tới nay, anh đã giành mọi danh hiệu có thể ở cấp CLB cùng đội bóng khổng lồ nước Đức, và bước vào mùa hè này trong vai trò trụ cột ở đội tuyển Brazil.Những chuyển biến trong xã hội Brazil, khi hàng triệu người thoát nghèo và gia nhập tầng lớp trung lưu nhờ các chính sách thúc đẩy kinh tế của chính phủ, cũng đã tác động ít nhiều tới bóng đá. Trong tương lai, biết đâu việc sản sinh ra ít tài năng trên sân cỏ lại là một dấu hiệu tích cực hơn cho cuộc sống ở quốc gia yêu bóng đá nhất hành tinh này. Tags: BrazilWorld Cup 2014Nhà vô địchBóng đá
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam và Malaysia chia sẻ những lợi ích chiến lược trong thế giới biến động THANH HIỀN 22/11/2024 Sáng 22-11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và phát biểu tại trường đại học lâu đời và danh tiếng nhất của Malaysia.
Độc lạ Đồng Nai: Treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm A LỘC 22/11/2024 Một gia đình ở Đồng Nai treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Đại biểu Quốc hội: Điều hòa dân nghèo cũng sử dụng, sao xem là xa xỉ để áp thuế tiêu thụ đặc biệt TIẾN LONG 22/11/2024 Người lao động nghèo ở nhà trọ cũng lắp máy điều hòa, không hiểu sao lại đưa mặt hàng này vào hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đòi mở cửa ở độ cao 9.200km, người đàn ông bị dùng băng dính trói lại trên máy bay HÀ ĐÀO 22/11/2024 Một người đàn ông cố tình mở cửa máy bay ở độ cao 9.200km đã bị một nhóm hành khách cùng phi hành đoàn khống chế và dùng băng dính trói lại trên máy bay.