TTCT - Không thể chủ quan trước nguy cơ lạm phát ngóc đầu dậy trong năm nay, gây bất ổn cho đà phục hồi của nền kinh tế và đời sống người dân. Giá cả nhiều loại hàng hóa phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đời sống sinh hoạt của người dân đang tăng khá mạnh từ đầu năm đến nay. Ảnh: hl.co.uk Cụ thể giá sắt thép, xi măng đã tăng 35 - 40%, bắp, đậu, cám gạo tăng mạnh 20 - 70%. Bên cạnh đó, giá các loại vật liệu thiết yếu như xăng dầu, điện, nước hay giá bất động sản, chi phí vận chuyển container cũng đồng loạt tăng theo, gây nguy cơ lạm phát trên diện rộng rất khó kiểm soát trong phần còn lại của năm.Doanh nghiệp khóc ròng vì chi phíThép và các loại vật liệu xây dựng khác đang là nỗi lo lớn nhất của các nhà thầu xây dựng và doanh nghiệp phát triển bất động sản hiện nay. Theo ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, trong chi phí xây dựng thì chi phí vật liệu chiếm khoảng 60%. Do đó, khi giá vật liệu xây dựng tăng thì giá bất động sản đương nhiên sẽ tăng theo. Điều này có thể ảnh hưởng đến ngân sách mua nhà của người dân.Các nhà thầu xây dựng đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ nếu triển khai các hợp đồng thi công đã chốt giá trước đó với khách. Đơn cử như trong quý 1-2021, Công ty xây dựng Hưng Thịnh Incons ghi nhận doanh thu tăng lên 1.160 tỉ đồng, nhưng lợi nhuận gộp giảm mạnh chỉ còn 103 tỉ đồng, do biên lợi nhuận rớt 22,1% xuống chỉ còn 8,9%. Sau khi trừ đi tất cả chi phí, lãi trước thuế của công ty giảm tới 58%, xuống mức 48 tỉ đồng.Theo Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), các nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ vỡ trận, phá sản do giá thép tăng phi mã từ đầu năm đến nay. Còn Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) dự báo giá thép có thể tăng đến tận hết quý 3-2021 khi nhìn vào những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, EU và nhiều thị trường lớn khác.Ở ngành chăn nuôi, áp lực tăng giá cũng đang lớn dần không kém. Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm trong nước đã tăng trung bình 5 - 6 đợt với mức tăng 200 - 300 đồng/kg/lần. Tổng mức tăng chung là 10 - 15%. Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, giá nguyên liệu thông thường chiếm khoảng 80 - 85% so với giá thành sản xuất. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến mùa vụ chăn nuôi mới của các hộ nông dân và kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến trong ngành.Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 giảm 0,04% so với tháng trước. Tuy nhiên nếu so với tháng 12-2020 và cùng kỳ năm ngoái, CPI lại tăng lần lượt 1,27% và 2,7%. “Như vậy, chỉ số CPI tính theo năm của tháng 4 đã tiếp tục đà tăng từ tháng trước đó. Mặc dù chỉ số CPI trung bình 4 tháng đầu năm hiện tại vẫn đang ở mức thấp, chúng tôi cho rằng chỉ số sẽ tăng mạnh hơn trong những tháng tiếp theo và là yếu tố cần theo dõi sát trong năm nay”, chứng khoán BVSC cảnh báo.Hệ quả của chính sách bơm tiềnKhông chỉ có Việt Nam, thế giới cũng đang cẩn trọng trước nguy cơ lạm phát. Ngay tại Mỹ, lãi suất thực của thị trường trái phiếu đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vì giới đầu tư lo ngại lạm phát tăng mạnh trong các năm tới do các gói kích thích khổng lồ mà Chính phủ Mỹ và cả thế giới đang triển khai rầm rộ. Theo tờ Wall Street Journal, các ngân hàng trung ương, dẫn đầu là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), hiện ít lo lắng về lạm phát.Kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, các nhà hoạch định chính sách đã lo rằng lạm phát mãi ì ạch ở dưới, chứ không phải trên mức mục tiêu. Tuy nhiên phải gần đây, họ mới có những động thái dứt khoát để tạm gạt mục tiêu lạm phát sang một bên. FED áp dụng chỉ tiêu mới mềm mỏng hơn gọi là mục tiêu lạm phát trung bình 2%, có nghĩa là lạm phát có thể vượt quá 2% trong vài năm để bù đắp cho sự ì ạch suốt cả thập kỷ vừa qua.Dưới thời Janet Yellen (giờ là bộ trưởng tài chính Mỹ) và cả chủ tịch FED hiện nay là Jerome Powell, FED đều nhấn mạnh điều trước đây được coi là mục tiêu thứ cấp: trạng thái toàn dụng lao động. Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu hay Nhật đều thống nhất sẽ tiếp tục chương trình nới lỏng định lượng, kích thích kinh tế cho tới khi dịch COVID-19 được kiểm soát hoàn toàn. Điều này có nghĩa có thể phải tới sớm nhất là năm 2022, các ngân hàng trung ương mới cân nhắc khả năng tăng lãi suất và đưa thị trường tài chính quay về trạng thái bình thường.Tương tự như những năm 2011 - 2012, các quốc gia đồng loạt gia tăng kích thích kinh tế, bơm một lượng tiền khổng lồ vào nền kinh tế thì giá cả hàng hóa, từ dầu mỏ, đậu nành, ngô, ngũ cốc, bột mì đến các loại khoáng sản như quặng sắt, than... đều tăng chóng mặt. Nhu cầu chi tiêu và đầu tư gia tăng đột biến sau đại dịch tại Trung Quốc cũng là động lực đẩy mặt bằng giá lên cao.Trong đánh giá mới nhất, Ngân hàng JPMorgan Chase cho rằng giá hàng hóa sẽ tiếp tục tăng và các giao dịch đặt cược vào việc tái mở cửa và nền kinh tế phục hồi sẽ tiếp tục sôi nổi, trong khi Ngân hàng UBS dự báo giá hàng hóa sẽ tăng khoảng 10% trong năm tới.Là một quốc gia có độ mở kinh tế lớn, Việt Nam khó tránh khỏi nguy cơ một cú sốc giá cả. Đặc biệt với khả năng bất ổn do làn sóng lây nhiễm thứ tư gây ra. Theo chứng khoán Vndirect, tình hình dịch COVID-19 trong khu vực Đông Nam Á diễn biến khó lường. Nếu dịch bùng phát trở lại sẽ ảnh hưởng lớn đến đà phục hồi kinh tế. Cũng theo Vndirect, lạm phát dự báo tăng mạnh trong quý 2-2021 do giá xăng dầu tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trước thách thức lạm phát, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải thận trọng hơn trong việc nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.■Bên cạnh lạm phát, nền kinh tế có thể còn đối mặt với nguy cơ đình đốn, do các biệt pháp phong tỏa, giãn cách xã hội quyết liệt vì đợt dịch lần này có dấu hiệu lan rộng quá nhanh trên khắp cả nước. Các nhà đầu tư cần bình tĩnh hơn và nên chuẩn bị sẵn một kịch bản đối phó phù hợp nhất. Ông Hiếu Đỗ, phó chủ tịch cao cấp của Quỹ Vina Capital, cho rằng lựa chọn triển khai “cash-out” (bán tài sản lấy tiền mặt) vào thời điểm này có thể là quyết định tồi vì lạm phát sẽ nhấn chìm giá trị tiền mặt. Lời khuyên cho các doanh nghiệp và giới đầu tư là nên giảm đòn bẩy tài chính, cô lập các nguy cơ rủi ro và tăng thanh khoản, tức giảm dần thu nhập đầu cơ và thay vào đó lựa chọn những tài sản có sinh ra dòng tiền. Tags: Lạm phátTăng trưởngChi phíChính sách bơm tiền
Giáo sư Lea Ypi: "Tiểu thuyết khuyến khích niềm khoan dung..." HOÀNG HẢI VÀ ZÉT NGUYỄN 14/09/2024 3109 từ
Để nhà ở xã hội cho thuê không còn "trên giấy" Phạm Thái Sơn (giảng viên chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức) 12/09/2024 1762 từ
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sao kê thêm 335 trang, có người ủng hộ 1 đồng THÀNH CHUNG 14/09/2024 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tiếp tục đăng tải 335 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 từ ngày 1 đến 12-9, trong đó có tên nhiều nghệ sĩ.
Quân đội đã đưa hơn 374.000 người đến nơi an toàn trước, trong và sau bão số 3 NAM TRẦN 14/09/2024 Đến nay các lực lượng của quân đội đã đưa 374.000 người đến nơi an toàn trước, trong và sau bão số 3.
Ngày cuối tuần ở báo Tuổi Trẻ, dòng chảy nghĩa tình đồng bào vẫn cuồn cuộn YẾN TRINH 14/09/2024 Ngày 14-9, đã có gần 5.200 lượt bạn đọc là cá nhân và tổ chức ủng hộ hơn 7 tỉ đồng cho đồng bào vùng bão lũ các tỉnh phía Bắc.
Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất TTXVN 14/09/2024 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết chiều tối nay, khu vực Bắc Bộ có mưa với lượng mưa từ 5-15mm, có nơi trên 40mm.