TTCT - Mười năm qua, ở TP.HCM, chỉ riêng các dự án sử dụng vốn ngân sách đã có hơn 100.000 hộ dân bị ảnh hưởng của di dời, giải tỏa (số hộ phải tái định cư hơn 27.000 hộ). Hai vấn đề nóng bỏng nhất: chỗ ở mới và cuộc sống mới của người dân tái định cư ra sao? Phóng to Thạc sĩ Lê Văn Thành Trao đổi với Tuổi Trẻ Cuối Tuần, thạc sĩ LÊ VĂN THÀNH (Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM), người nhiều kinh nghiệm khảo sát các vấn đề này, cho biết: - Khi tham chiếu các nghiên cứu trên thế giới, tôi thấy ở nước ta nói chung và TP.HCM nói riêng chỉ mới chăm chăm vào chuyện đền bù, giải tỏa. Còn “hậu tái định cư” thì chưa thật sự quan tâm và chăm lo tương xứng... Khi tìm những người dân tái định cư để tiến hành các nghiên cứu liên quan thì chúng tôi thấy rằng cuộc sống của nhóm dân cư này đứng trước nhiều nguy cơ, nhất là nghèo đói, nhưng không ai biết rõ và chịu trách nhiệm chính trong việc chăm lo, hỗ trợ họ. Đó là điều rất đáng ngại! * Nhưng rất nhiều người thuộc diện tái định cư sau khi nhận tiền đền bù đã bỏ đi tứ tán thì làm sao biết họ sống ra sao mà chăm lo? Dân sợ mắc nợ “... Hầu hết hộ dân đều nhận được số tiền bồi thường ít hơn số tiền họ phải bỏ ra để mua hoặc xây nhà mới. Họ phải vay tiền để có thể mua được chỗ tái định cư. Công việc không ổn định, thu nhập không cao, lại thêm khoản nợ phải góp hằng tháng hoặc hằng quý khiến tâm lý người dân luôn bất ổn định. Một trong những biến đổi lớn nhất và cũng là nỗi lo lắng nhất của người dân tái định cư là phải lo trả nợ mua nhà tái định cư. Những lo lắng, khó khăn do nợ tiền nhà, đất tái định cư khiến người dân không thể an tâm ổn định cuộc sống và họ có nguy cơ bán nhà tái định cư để trả hết nợ rồi lấy số tiền dư và dạt ra định cư tại các vùng ven, tiếp tục xây dựng những ngôi nhà ổ chuột lụp xụp để rồi tái diễn vòng luẩn quẩn: giải tỏa - tái định cư rồi lại giải tỏa - tái định cư!”.- Có nhiều dự án khuyến khích người dân nhận tiền đền bù để tự lo nơi ở mới. Thực tế một bộ phận gia đình có nhu cầu ấy. Nhưng chủ yếu là chủ các dự án rất thích đền bù cho dân bằng tiền để khỏi xây nhà tái định cư, khỏi chăm lo gì cả. Đây là cách giải quyết thuận lợi cho chính quyền và các chủ đầu tư. Nhưng việc đền bù và hỗ trợ thêm bằng tiền sẽ không giúp gì được cho người tái định cư mà có thể đẩy họ vào chỗ khó khăn hơn nữa. Vì sau khi nhận tiền, nhiều người dân đã dùng một phần số tiền đó vào các mục đích không phải mua nhà ở hay chăm lo cuộc sống mới. Nên phản đối quyết liệt các phương án đền bù khuyến khích người dân nhận tiền và khoản hỗ trợ thêm để tự tìm chỗ tái định cư. Cũng cần nói thêm tại sao có tình trạng người dân bị giải tỏa “thích” nhận tiền đền bù và hỗ trợ để tự lo chỗ ở mới? Đó là do các dự án tái định cư làm rất chậm, hạ tầng kỹ thuật và xã hội không hoàn chỉnh, thậm chí không có chỗ tái định cư lại được bố trí ở những nơi không thuận tiện đi lại, làm ăn, học hành, chữa bệnh... Những điều đó khiến người bị giải tỏa di dời e ngại nhận suất tái định cư nên đã chấp nhận nhận thêm khoản tiền hỗ trợ để tự lo nơi ở mới. * Di dời giải tỏa luôn gắn với mục tiêu chăm lo nơi ở mới và cuộc sống mới cho người dân. Theo ông, hiệu quả thực hiện hai mục tiêu này qua nhiều dự án ra sao? - Rất ít hiệu quả. Có nhiều chương trình tái định cư nhưng số lượng người dân chọn lựa tái định cư không nhiều. Như vậy các chương trình tái định cư không giải quyết được mục tiêu chăm lo chỗ ở mới cho người dân. Việc chăm lo chỗ ở mới và cuộc sống mới cho người di dời phải đặt trong bối cảnh chung là phát triển đô thị, phân bố lại dân cư. Gần như mục tiêu rất quan trọng này ở TP.HCM không đạt được, dù gần mười năm qua số lượng dân cư bị giải tỏa, di dời là rất lớn. Theo tôi, hiện nay chính quyền và các chủ dự án chỉ mới chú trọng lấy đất, đền bù. Các nguồn lực xã hội, trong đó có ngân sách nhà nước, đang lo nhà tái định cư mất rất nhiều công sức mà hiệu quả xã hội lại không cao. Nếu cứ làm theo kiểu cũ thì việc chăm lo chỗ ở mới và cuộc sống mới cho người dân sẽ không đạt được mục tiêu mong muốn. Phóng to Khu tái định cư Thạnh Mỹ Lợi thuộc dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, Q.2, TP.HCM vừa được đưa vào sử dụng - Ảnh: N.C.T* Qua khảo sát, ông thấy cuộc sống thật sự của người dân tái định cư ra sao? - Điều đáng lưu ý qua khảo sát của chúng tôi là đa số hộ tái định cư có thu nhập thấp hơn trước khi bị di dời, giải tỏa, trong khi chi phí cho cuộc sống mới thì hầu hết các hộ đều tăng. Sự giảm sút về thu nhập cho thấy những khó khăn mà người dân phải chịu trong công việc làm ăn. Khảo sát cũng cho thấy tuy người dân không thay đổi việc làm nhưng thu nhập họ kiếm được từ công việc làm ăn đã bị giảm sút. Lý do? Vì họ phải di chuyển chỗ ở hoặc phải chi phí cho việc đi làm xa, thậm chí có những phí tổn mà người dân không nhận thức hết được. Những khó khăn này trong thu nhập của người dân nên được coi là một trong những chỉ báo về sự không ổn định của người dân sau tái định cư... * Như vậy, thực tế việc tái định cư như hiện nay nặng về hành chính hơn là giải quyết một vấn đề xã hội? - Thu nhập của hộ gia đình so với trước tái định cư: nếu 51,7% hộ gia đình được hỏi cho là “cũng vậy”, 10,3% hộ gia đình cho là “tốt hơn”, thì kết quả điều tra cho thấy những biến động về nơi ở khiến 38% số hộ có thu nhập thấp hơn so với trước tái định cư. - Tỉ lệ người không có trình độ chuyên môn trong các hộ gia đình tái định cư rất cao, chiếm 91,6%. Trả lời câu hỏi: “Hiện nay trong gia đình có ai đang học nghề không?”, thì câu trả lời “không” chiếm 93,3% và chỉ có 6,7% cho rằng hiện nay trong gia đình có người đang học nghề. Mục đích học nghề chủ yếu là đi làm thuê (50%) và tự tạo việc làm (50%). Những nghề được học thông dụng nhất thuộc nhóm nghề dịch vụ như may, cắt tóc, trang điểm... chiếm 68,4%. Việc học của con em gia đình tái định cư: chỉ có 10,8% học sinh chuyển trường đến gần nơi ở mới. Tỉ lệ khá đông con em gia đình tái định cư tiếp tục học ở trường cũ (trước khi bị giải tỏa) gây ra những xáo trộn về thời gian cho gia đình, đi lại xa hơn, mất nhiều thời gian hơn...- Đúng là như vậy. Nhiều người, kể cả các nhà quản lý, chưa xem vấn đề tái định cư là một vấn đề xã hội lớn. Họ không đặt nặng tập trung chăm lo cho tái định cư mà chỉ quan niệm “phải giải quyết một việc phải làm” để có được đất đai cho các dự án. Tất cả mọi người sống trong xã hội đều bình đẳng về trách nhiệm và quyền lợi. Không thể quan niệm rằng gia đình nào nằm trong các dự án quy hoạch, công trình thì phải chấp nhận hi sinh vì mục tiêu phát triển chung. Người dân bị thiệt thòi do phải di dời nên phải được bù đắp xứng đáng, cả những thiệt hại vô hình lẫn hữu hình. Nếu được bù đắp tương đối, tôi tin đa số người dân đồng tình di dời. Vấn đề cơ bản nhất hiện nay là giá cả đền bù. Phải nói hiện nay cách tính bồi thường trong rất nhiều dự án không đủ so với chi phí để người dân có thể chăm lo cuộc sống mới, chỗ ở mới. “Cò kè bớt một thêm hai” với dân để làm gì? Đừng quên lòng dân cũng là cái lợi chung của Nhà nước, của xã hội! * Theo ông, nên thay đổi như thế nào trong cách đền bù, giải tỏa, tái định cư? - Phải có nguồn kinh phí dồi dào để bù đắp cho người bị di dời, giải tỏa. Nhà nước hiện nay thì lo tái định cư, người bị giải tỏa, di dời thì bị thiệt thòi trong khi các doanh nghiệp mới là người hưởng lợi (nhất là những dự án địa ốc). Lợi nhuận của họ cần được điều tiết trở lại, đưa vào một quỹ để cung cấp tài chính tạo lập cuộc sống mới, chỗ ở mới cho người dân. Vấn đề lớn nhất cần giải quyết hiện nay là cơ chế tạo một nguồn vốn dồi dào cho vấn đề tái định cư. Theo tôi, các dự án địa ốc thời gian qua đạt được siêu lợi nhuận nhưng cơ chế điều tiết lại để phục vụ xã hội, phục vụ người bị ảnh hưởng thì rất ít. Bên cạnh đó hàng trăm nghìn người tái định cư trở thành một vấn đề xã hội mà nếu không giải quyết vấn đề này sẽ ngày càng trầm trọng và đang làm phát sinh nhiều bức xúc xã hội. TP.HCM chưa có “tổng chỉ huy” đủ khả năng và trách nhiệm để lo chuyện tái định cư. Nếu không giải quyết tái định cư ngon lành thì làm sao giải tỏa tiếp được?
Trung ương đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư THÀNH CHUNG 25/11/2024 Trung ương Đảng đã đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
4 người trong gia đình tử nạn ở Hà Nội: Các nạn nhân ôm chặt nhau dưới mương HỒNG QUANG 25/11/2024 Các nhân chứng cho biết khi họ tiếp cận nơi này, 4 người còn ngồi trên yên xe máy, ôm chặt nhau.
Sở Văn hóa và Thể thao: Xây mới Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng là 'rất cần thiết' NGUYÊN KHÔI 25/11/2024 Trước những ý kiến khác về việc triển khai dự án Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng, quan điểm của Sở Văn hóa và Thể thao ra sao khi trình báo cáo?
Phản ứng của Tổng thống Philippines sau khi bị cấp phó dọa ám sát TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Sau khi bị cấp phó Sara Duterte dọa ám sát, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos nói ông sẽ không cho phép điều đó xảy ra.