TTCT - Đã có quá nhiều lời than phiền về tình trạng vệ sinh nơi công cộng, đặc biệt là căn bệnh “tiểu đường” trầm kha đến nay dường như vẫn chưa có thuốc chữa công hiệu. Chẳng lẽ phải bó tay trước điệp khúc “không có nhà vệ sinh nên buộc phải quay mặt vô tường chứ biết sao!”. Những nhà vệ sinh công cộng ra đời thời gian qua dường như chẳng thể cải thiện được tình trạng này là bao. Ngoài những nguyên nhân như: nhà vệ sinh đặt ở những vị trí khuất, khó tìm thấy; nhà vệ sinh nhưng lại không vệ sinh; nhà vệ sinh “kiêm” luôn quầy bán hàng... và thực tế đó là những nhà vệ sinh (tuy công cộng) nhưng có thu phí cho mỗi lần sử dụng. Có thể 1.000-2.000 đồng đối với nhiều người không đáng là bao song đối với một số người lao động nghèo, đó là con số khiến họ phải đắn đo. Hiện nay chưa có con số thống kê chính xác số lượng người bán hàng rong, bán vé số, đạp xích lô, xe ôm... tại TP.HCM song thực tế con số ấy không hề nhỏ. Nếu tốn 2.000 đồng x 2-3 lần/ngày chắc chắn họ sẽ không bỏ ra số tiền ấy để vào nhà vệ sinh công cộng. Và thế là đường phố và môi trường chung lãnh đủ! Theo tôi quan sát, mật độ cây xăng tại TP.HCM khá thuận lợi cho việc đặt nhà vệ sinh công cộng (không thu phí). Cây xăng nào cũng có nhân viên và dĩ nhiên phải có nhà vệ sinh dành cho nhân viên - nghĩa là sẽ không tốn nhiều chi phí nếu lắp thêm vài nhà vệ sinh công cộng kế đó. Với số lượng cây xăng trên toàn thành phố, nhẩm tính một cây xăng chỉ cần lắp 1-2 nhà vệ sinh đã đủ nhu cầu nhà vệ sinh công cộng cho toàn thành phố. Khi đã có hệ thống nhà vệ sinh công cộng đầy đủ, miễn phí, ta có thể mạnh tay phạt nặng những người “tiểu đường”, không chấp nhận bất cứ sự biện minh nào cho hành vi làm ô nhiễm môi trường chung. Việc lắp đặt nhà vệ sinh công cộng tại các cây xăng cũng là một cách các cây xăng tri ân khách hàng, bởi chắc chắn một điều số lượt người đến đổ xăng nhiều hơn gấp nhiều lần số lượt người đi vệ sinh. Vả lại, khi các nhà vệ sinh nằm dưới sự quản lý của cây xăng sẽ dễ dàng trong việc nhắc nhở giữ gìn vệ sinh chung chứ không phải lâm vào hoàn cảnh “một nhà vệ sinh công cộng nằm đó chơ vơ, không ai chịu trách nhiệm” nên nhà vệ sinh nhưng rất mất vệ sinh. Đã có một ví dụ sinh động: trên các tuyến xe đường dài, cây xăng cũng là những nhà vệ sinh công cộng, xe khách khi dừng lại không hẳn để đổ xăng mà để khách “giải quyết bầu tâm sự”. Chuyện nhà vệ sinh công cộng tuy là chuyện nhỏ nhưng nếu không giải quyết sẽ trở thành chuyện lớn: ảnh hưởng môi trường chung, làm mất mỹ quan đô thị, mất khách du lịch... Tags: Lao động nghèoMôi trườngNhà vệ sinh công cộngCây xăng
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam và Malaysia chia sẻ những lợi ích chiến lược trong thế giới biến động THANH HIỀN 22/11/2024 Sáng 22-11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và phát biểu tại trường đại học lâu đời và danh tiếng nhất của Malaysia.
Rộ tin tướng cấp cao Triều Tiên bị thương do tên lửa Storm Shadow UYÊN PHƯƠNG 22/11/2024 Các quan chức phương Tây cho biết một tướng cấp cao Triều Tiên đã bị thương trong cuộc tấn công của quân đội Ukraine tại vùng Kursk.
Độc lạ Đồng Nai: Treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm A LỘC 22/11/2024 Một gia đình ở Đồng Nai treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Đại biểu Quốc hội: Điều hòa dân nghèo cũng sử dụng, sao xem là xa xỉ để áp thuế tiêu thụ đặc biệt TIẾN LONG 22/11/2024 Người lao động nghèo ở nhà trọ cũng lắp máy điều hòa, không hiểu sao lại đưa mặt hàng này vào hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.