TTCT - Tính đến chủ nhật 17-12, chiến tranh Ukraine đã sang đến ngày thứ 662. Tuy không phải trực tiếp lâm chiến và vẫn đang nỗ lực chỉ đạo, song châu Âu đã tỏ vẻ mệt mỏi. Hôm thứ sáu 15-12, bản kết luận hai ngày họp về tình hình châu lục của Hội đồng châu Âu (EUCO) long trọng tái cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine đủ các mặt, kể cả quân sự, "chừng nào điều này còn là cần thiết". Nội dung bản kết luận dài 8 trang này, dù vẫn kiên trì với xu hướng mở rộng và tỏ thái độ cứng rắn trước chiến tranh, song cũng đã cho thấy dấu hiệu mệt nhọc. Thật trùng hợp, cuộc họp báo thường niên của Tổng thống Nga Putin cũng diễn ra cùng dịp này, như một phản đề.Ảnh: PolicitoTiếp tục mở rộng và tiếp tục thoát lyNếu không quen thuộc với quá trình hình thành và phát triển của EU từ khi phôi thai trong hình dạng của một thị trường chung trên cơ sở hiệp ước Rome 1957, sẽ không dễ hiểu tại sao vào lúc mà EU đang phải đối diện cùng lúc với cuộc chiến tranh Ukraine và một mối đe dọa chiến tranh Trung Đông khác nữa, hai chủ đề đầu tiên của cuộc họp trong hai ngày 14 và 15-12 vẫn là việc mở rộng tiếp tục khối này.Kiên trì với chặng đường chung, sau 66 năm hình thành từ giai đoạn ấp ủ trở thành một thị trường chung, một cộng đồng chung, rồi một châu Âu hợp nhất, bản kết luận viết: "Việc mở rộng là động lực để cải thiện điều kiện kinh tế và xã hội của các công dân châu Âu và giảm sự chênh lệch giữa nước này với nước khác; mở rộng cũng nhằm phát huy các giá trị mà liên hiệp được thành lập dựa trên đó".Quá trình kết nạp này nay tiếp tục với việc Hội đồng châu Âu quyết định mở đàm phán với Ukraine và Moldova về việc gia nhập của các nước này, cũng như có lộ trình cho Gruzia, Bosnia và Herzegovina, Bắc Macedonia và các nước Tây Balkan khác. Quyết định này của EU là một trả lời cho đơn gia nhập của Moldova nộp hôm 3-3-2022, cùng ngày với Gruzia, và ba ngày sau là Ukraine. Năm ngày sau khi nộp đơn, Thủ tướng Moldova Natalia Gavrilița đã thận trọng nói rõ rằng Moldova muốn gia nhập EU, chứ không phải NATO.Tất nhiên, nếu như việc gia nhập đem lại lợi ích thiết thân cho những nước này, thì với một số nước khác lại có thể là âm mưu câu kết chống lại họ. Từ sau khi Nga mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine, tình hình chọn phe và chia thành hai phe đối nghịch ở châu Âu càng thêm rõ rệt. Có khi sự chia phe này diễn ra ngay trong một quốc gia như đã thấy ở Ukraine giữa chính quyền ở Kiev và bốn tỉnh đã bị Nga sáp nhập từ tháng 10-2022 là Lugansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia.Một thí dụ nữa là Moldova, đất nước có diện tích chỉ 33.700km² và khoảng 3 triệu dân, nằm kẹt trong lục địa châu Âu, giữa Romania ở phía tây và Ukraine ở phía bắc, đông và nam. Cũng như Ukraine, ở Moldova có một số người gốc Nga sinh sống tại vùng Transnistria. Ngày 15-3-2022, Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết gọi Transnistria là "khu vực chiếm đóng của Nga".Tất nhiên, TASS lên tiếng giải thích vùng này là liên quan tới Nga: "Transnistria, khu vực chủ yếu nói tiếng Nga ở tả ngạn sông Dniester, đã tách khỏi Moldova vào tháng 9-1990 khi các chính trị gia cấp tiến Moldova yêu cầu nước cộng hòa này rút khỏi Liên Xô cũ và thống nhất với Romania". Quá trình thoát ly này mới đây được sắc lệnh ngày 18-12 của Tổng thống Nga Vladimir Putin tạo thuận lợi khi cho phép các công dân Belarus, Kazakhstan và Moldova trở thành công dân Nga mà không cần đủ 5 năm cư trú hay có kiến thức về lịch sử và luật pháp của Nga.Ảnh: Investigate EuropeCó thể hiểu ẩn ý của ông Putin trong quyết định này khi nhớ lại lời ông trả lời phỏng vấn của tờ Bild (Đức) ngày 11-1-2016: "Điều tôi quan tâm không phải lãnh thổ hay biên giới, mà là số phận người dân". Những gì xảy ra ở Crimea tháng 2 và 3-2014 giải thích cho mối quan tâm này. Tất nhiên, trong thực tế hiện tại ở Moldova, nguy cơ từ lạm phát, khí đốt hoàn toàn do Nga cung cấp không có tiền trả cùng các phái thân Nga sẵn sàng hất đổ nữ Tổng thống Maia Sandu ("dân Harvard", do bà học chương trình chính sách công ở đại học này, tức được coi là thân Mỹ).Trong số những va chạm của nữ tổng thống này với phe thân Nga đứng đầu là Alexandr Kalinin có việc bà ra lệnh đóng cửa một loạt kênh truyền hình và tờ báo tiếng Nga ở Moldova. Không khó hiểu khi ông Kalinin đang muốn lật đổ bà tổng thống kia cho bằng được. Muốn hay không, EU cũng đang "rét" do lẽ ở Moldova vẫn còn hiện diện khoảng 1.000 quân Nga "gìn giữ hòa bình" từ năm 1992.Tìm cách tự chủNhưng Moldova vẫn là nỗi lo xa xôi so với chuyện ngay trước mắt là cuộc chiến ở Ukraine. Bản kết luận của EUCO nêu rõ quan ngại những bất ngờ khó dự đoán từ cuộc chiến và khả năng EU hụt hơi: "Hội đồng châu Âu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ quân sự kịp thời, khả đoán và bền vững cho Ukraine". EUCO đề ra hỗn hợp quân viện, từ tập thể tới cá thể, đặc biệt "thông qua Cơ sở Hòa bình châu Âu và Phái bộ Hỗ trợ quân sự của EU, cũng như hỗ trợ song phương trực tiếp của các quốc gia thành viên". EU sẽ mở rộng tiếp ra saoTheo trang chủ của EU europa.eu, quá trình mở rộng khối này với các đối tác ở Tây Balkan sẽ diễn ra theo một thể thức đặc biệt gọi là "quy trình ổn định và gắn kết" (SAP). Các đối tác Tây Balkan của EU được liệt kê là Albania, Bosnia và Herzegovina, Kosovo, Montenegro, Bắc Macedonia, và Serbia. Mục tiêu của SAP là "giúp các đối tác ổn định về chính trị và kinh tế để họ có thể dần dần gia nhập EU" thông qua "cho phép tiếp cận dễ dàng các thị trường EU" và "thúc đẩy hợp tác giữa các nước trong vùng".Tiến trình hội nhập kinh tế với thị trường chung cho các nước Tây Balkan bao gồm bảy bước ưu tiên: tự do di chuyển hàng hóa; tự do di chuyển dịch vụ và lao động; tiếp cận khu vực thanh toán đồng tiền chung euro; phát triển hạ tầng đường bộ; hội nhập và mở cửa thị trường năng lượng giảm carbon; thị trường số đơn nhất; và hội nhập vào chuỗi cung ứng nông nghiệp.Cụ thể, EU dự kiến sẽ hỗ trợ các nước Tây Balkan 6 tỉ euro phát triển hạ tầng (2 tỉ viện trợ không hoàn lại và 4 tỉ cho vay ưu đãi) trong giai đoạn 2024-2027. Nếu tất cả những điều này thành sự thật, vùng Balkan, từng là một trong những khu vực bất ổn nhất thế giới trong quá khứ, nơi xung đột hoành hành, kéo dài, và là bãi chiến địa của nhiều cuộc chiến lớn, có nhiều hy vọng sẽ đạt được hòa bình dài lâu.Trong khi đó, mong muốn gia nhập EU của Gruzia, quốc gia nằm ở khu vực giao cắt Á - Âu, được đánh giá sẽ là "bài thuốc thử với quan hệ Nga - EU" (Quỹ Carnegie 17-11). Ngày 8-11, Gruzia đã được thông qua quy chế ứng viên, kèm theo chín điều kiện, như cải cách để hệ thống tư pháp độc lập hơn hay gắn kết chính sách đối ngoại và an ninh với châu Âu. Tbilisi, trong khi đó, vẫn cần duy trì mối quan hệ ít ra là không thù địch với Nga. Tbilisi đã phải rất cẩn trọng trong quan hệ với láng giềng lớn của họ thời gian qua, nhất là từ sau khi cuộc chiến Ukraine nổ ra. Nền kinh tế Gruzia vẫn gắn kết chặt chẽ với Nga, bất chấp thực tế là 20% lãnh thổ của Gruzia cũng đang do các lực lượng Nga và thân Nga chiếm đóng.Ngoài ra còn câu hỏi không dễ trả lời về quan hệ với Trung Quốc, một nhà đầu tư đang ngày càng lớn của Gruzia mà Tbilisi ắt không muốn làm phật lòng. Một thử thách lớn sẽ là gói thầu xây dựng cảng nước sâu ở Anaklia, dự án hạ tầng tối quan trọng với Gruzia khi họ muốn trở thành trung tâm kết nối Á - Âu, được giao cho một doanh nghiệp phương Tây hay Trung Quốc.H.MINH Nôm na mà hiểu là trừ hao những lúc chưa nhất trí tập thể được, từng đồng minh có thể tự ý cung cấp quân viện cho Ukraine, như Anh, Đức, Ba Lan, Pháp... đang làm. Trước mắt, là "nhu cầu cấp thiết phải đẩy nhanh việc cung cấp tên lửa và đạn dược, đặc biệt là 1 triệu viên đạn pháo, và cung cấp cho Ukraine nhiều hệ thống phòng không hơn".Các nước tây Balkan. Ảnh: Europa ForumSự phân định cùng lúc hai thể thức cung cấp quân viện, nếu không là tập thể thì là cá thể này, phản ánh thực tế là nhiều khi lợi ích từng quốc gia thành viên có va chạm trong một quyết định chung: "Các cam kết hỗ trợ quân sự và an ninh sẽ được cung cấp với sự tôn trọng đầy đủ chính sách an ninh và quốc phòng của một số quốc gia thành viên và có tính đến lợi ích an ninh và quốc phòng của tất cả các quốc gia thành viên", bản kết luận nêu rõ ở đoạn 3. Câu hỏi đặt ra là liệu đã có quốc gia thành viên nào không cho rằng lợi ích của mình là một với lợi ích cả tập thể EU chưa.Nếu nhớ rằng EUCO được thành lập vào năm 1974 như một diễn đàn không chính thức để các nguyên thủ quốc gia hoặc chính phủ các quốc gia thành viên EU thảo luận với nhau, thì ngay cả đến năm 1992, tức 18 năm sau, với Hiệp ước Maastricht, EUCO có được vị thế và vai trò chính thức hơn, song chủ yếu vẫn chỉ là đề ra những chỉ đạo chính trị thôi. Mãi đến tháng 11-2016, EUCO mới nhắm đến yêu cầu nâng cao hiệu quả của chính sách an ninh và quốc phòng cả khối, bao gồm tăng cường hợp tác giữa các lực lượng vũ trang của các quốc gia thành viên và quản lý khủng hoảng nhằm ứng phó với xung đột và thúc đẩy quyền tự chủ chiến lược, thông qua Chiến lược toàn cầu của EU về chính sách đối ngoại và an ninh.Nhưng ngay cả những hợp tác quân sự này cũng chỉ có tính chỉ đạo chung mà thôi, cơ bắp và ăn thua thực sự vẫn chủ yếu nằm ở NATO, vốn có một vai trò hoàn toàn khác.Mệt mỏiChiến tranh không bao giờ là một điều vui vẻ. Ngày nay, tâm trạng "mệt mỏi với cuộc chiến Ukraine" đang ngày một phổ biến. Thật ra, tâm lý mệt mỏi này đã có từ... trước cuộc chiến lớn bùng phát tháng 2-2022. Nói ví dụ, tờ La Croix của Pháp ngay từ hôm 15-12-2021 đã nhìn thấy sự chán chường trong xung đột ở Ukraine, cụ thể lúc đó là đông Ukraine: "Ở miền đông Ukraine, nỗi mệt mỏi to lớn của chiến tranh". Bài báo "bắt mạch" tâm trạng dân chúng: "Đối mặt với tình trạng căng thẳng leo thang với Nga, người dân miền đông Ukraine chia rẽ về thái độ, nhưng thống nhất một chuyện: Không ai muốn chiến tranh... Ngày nay, việc gia nhập Liên minh châu Âu không còn là thời thượng nữa".Bài báo mô tả thực tế quan sát được: "Cách thành phố 1,5 triệu dân này 40km về phía bắc, người hàng xóm khổng lồ (Nga) đang tập trung đông đảo gần 100.000 binh sĩ và thiết bị quân sự... Các quan chức Ukraine đang cảnh báo về một cuộc tấn công có thể xảy ra vào mùa đông này... Ở Kharkiv, một thành phố đa văn hóa với đa số người nói tiếng Nga, người dân có chút khó chịu, và gạt phăng khi được hỏi về một cuộc tấn công. "Tôi không quan tâm đến chính trị", một số người ở quảng trường trung tâm nói".Hai năm sau bài báo trên, hôm 14-12 vừa rồi, trong họp báo truyền hình, Tổng thống Nga Putin gián tiếp giải thích căn nguyên cuộc chiến ở Ukraine: "Phần đông nam Ukraine luôn là thân Nga vì là lãnh thổ của Nga trong lịch sử". Ba ngày sau, chủ nhật 17-12, sau khi tố cáo phương Tây tìm cách làm sụp đổ nền kinh tế và mặt bằng xã hội Nga, ông Putin nói thêm: "Nước Nga không thể, như một số quốc gia, từ bỏ chủ quyền của mình để đổi lấy xúc xích và trở thành vệ tinh của ai đó".Cả châu Âu đều mỏi mệt lắm rồi.■ Tags: UkraineChiến tranh UkraineHội đồng châu ÂuNghị viện châu ÂuTổng thống Nga Putin
Cục CSGT lý giải việc bỏ quy định người dân được giám sát qua ghi âm, ghi hình HỒNG QUANG 09/10/2024 Thông tư số 46/2024 mới ban hành bỏ việc người dân được giám sát thông qua hình thức bằng thiết bị ghi âm, ghi hình với cảnh sát giao thông.
Dân Florida hối hả sơ tán, gia cố nhà cửa trước siêu bão Milton MINH KHÔI 09/10/2024 Tổng thống Mỹ Joe Biden khẩn thiết kêu gọi người dân sơ tán bão Milton, với sức gió tối đa hiện đã lên đến 270km/h.
Nhập khẩu điện gió từ Lào với giá 6,4 cent/kWh NGỌC AN 09/10/2024 Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam, áp dụng từ ngày 31-12-2025.
Xe chết máy trên cầu, kẹt xe 8km trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây MINH HÒA 09/10/2024 Hàng ngàn xe bị ùn ứ, nhích từng chút khó khăn trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, hướng từ nút giao An Phú đi cầu Long Thành.