TTCT - Đây chẳng phải là một ý tưởng mới mẻ gì, tôi chỉ làm công việc “lặp lại” một ý tưởng đã nhiều lần được lặp lại bởi nhiều đồng nghiệp, rằng: Xin đừng giao chỉ tiêu chất lượng cho giáo dục. Phóng to Đề ra chỉ tiêu chất lượng giáo dục đã tạo áp lực không đáng có cho thầy cô - Ảnh: Như Hùng Thoáng nghe thì rất nghịch tai. Vì với mọi hoạch định, mọi công việc thì chắc chắn phải có định hướng, có mục tiêu cần đạt rõ ràng, tách bạch. Như trước khi bước chân ra đường ta phải biết sẽ đi đâu, đi để làm gì, chứ không phải là đi lêu têu, đi lông bông được. Mà cả khi đi lông bông, không đích đến thì cũng là có mục tiêu rồi. Mục tiêu là đi nhiều nơi, nhiều chỗ bất định. Để làm gì? Dù chẳng để làm gì cả thì cũng là “đã làm gì” rồi. Làm cái việc không làm. Cái việc không làm đó chính là để nghỉ ngơi, thư giãn chân tay, đầu óc hoặc để tập thể dục, để giảm béo... Tương tự không lựa chọn là đã lựa chọn. Lựa chọn gì? Lựa chọn cái... không lựa chọn. Nói vậy để trả lời tại sao làm gì cũng phải có mục đích. Mục đích này nếu “số hóa” sẽ thành “chỉ tiêu”. Vậy thì làm giáo dục cũng phải có chỉ tiêu chất lượng, cuối năm học sinh lên lớp hoặc tốt nghiệp 95% hoặc 100%. Mà đã đặt ra chỉ tiêu thì đó phải là con số phấn đấu, làm cật lực, những con số trên trời, chứ nếu là bình thường thì đặt ra chỉ tiêu chi cho mất công. Chính vì vậy, chỉ tiêu đã làm khổ biết bao người. Trong lĩnh vực giáo dục, chỉ tiêu chất lượng có cần tồn tại? Ai cũng biết sản phẩm của giáo dục là loại sản phẩm đặc biệt. Đó không phải là những cục bột, hòn đất để người thợ mặc tình uốn rồng, nắn phượng. Sản phẩm của giáo dục là học sinh, là con người, là tổng hòa của thể chất và tinh thần. Đó là một công trình tuyệt mỹ, là kỳ tích của tạo hóa qua hàng tỉ năm. Vì thế không thể xem đó là những vật dụng bình thường như cái bàn, cái tủ. Học sinh - sản phẩm của giáo dục - là một thực thể phức tạp, tinh vi bởi vì gắn liền với thịt da ấy là cái tâm, cái trí, cái hồn huyền diệu, thiên biến vạn hóa với không gian và thời gian không ngừng vận động, biến dời. Có nên giao chỉ tiêu chất lượng cho giáo dục không, nếu xem dạy học là một nghệ thuật? Nghệ thuật thường là không có khuôn thước, giới hạn nhất định. Mà đã không có những thứ ấy thì chỉ tiêu trở thành những con số âu lo, đày ải. Tất nhiên, hệ lụy từ những con số phấn đấu vô tội này trở thành nỗi ám ảnh cho những người đứng lớp. Như vậy thì bỏ hẳn chỉ tiêu chất lượng giáo dục có được không? Trên thế giới hiện nay chẳng biết có nước nào không cần chỉ tiêu chất lượng giáo dục mà học sinh vẫn giỏi, vẫn tốt không? Nếu có, tôi nghĩ ta nên theo, vì chỉ tiêu thì “chỉ làm triệt tiêu” sức sáng tạo và làm mai một nghệ thuật - nghệ thuật dạy học. Tags: Thành tíchChất lượng giáo dụcChỉ tiêu
Sáng nay 19-7: Ngày hội tư vấn nguyện vọng xét tuyển 2025 tại TP.HCM và Hà Nội VĨNH HÀ 19/07/2025 Từ 7h sáng nay 19-7, Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển 2025 diễn ra đồng thời tại TP.HCM và Hà Nội, sẵn sàng tư vấn, giải đáp thắc mắc của thí sinh, phụ huynh.
Quá khứ bất hảo và kế hoạch bất thành của Bình 'kiểm' TUYẾT MAI 19/07/2025 Trong vụ án, Phạm Đức Bình (55 tuổi, còn gọi Bình "kiểm") bị Viện KSND tối cao truy tố về hai tội: mua bán trái phép vũ khí quân dụng và tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
Sáng nay, bão Wipha sẽ vào Biển Đông và trở thành bão số 3, các tỉnh thành Bắc Bộ chịu ảnh hưởng CHÍ TUỆ 19/07/2025 Rạng sáng 19-7 bão Wipha đã đi vào khu vực đông bắc của bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm 2025. Dự báo trong những ngày tới bão sẽ liên tục tăng cấp và cường độ cực đại có thể đạt cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15.
Tin tức thế giới 19-7: Ông Trump kiện báo Mỹ; Mỹ bác bỏ cải cách chống đại dịch của WHO HÀ ĐÀO 19/07/2025 Cựu tổng thống Brazil bị khám xét nhà và buộc đeo vòng giám sát điện tử; Chính quyền Mỹ hoàn tất trao đổi tù nhân quy mô lớn với Venezuela.