Từ thắng lợi vô đối trong cuộc bầu cử năm 2019, chỉ vì vài vụ tai tiếng, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuần rồi đã phải "vất khăn" đầu hàng. Từ thắng lợi vô đối trong cuộc bầu cử năm 2019, chỉ vì vài vụ tai tiếng, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuần rồi đã phải "vất khăn" đầu hàng. Bên kia biển Manche, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thất thủ ở cuộc bầu cử quốc hội trong tình cảnh nước Pháp hầu như "không cai trị nổi"Biểu tình phản đối ông Macron ở Pháp. Ảnh: APTất nhiên, có nhiều lý do dẫn đến việc các ông sa cơ và đánh mất sự hậu thuẫn của dân chúng. Cuộc khủng hoảng Ukraine là một hiện tượng phổ quát hầu như toàn cầu, khiến những nước đã nợ càng túng quẫn hơn, thậm chí vỡ nợ, còn các nước khá giả thì thắt lưng buộc bụng. Cùng với đó là sự bùng nổ những phản kháng mang màu sắc đảng phái cổ truyền "đời mới", có khi được tiếp tay bởi ngoại nhân. Muốn hay không, cũng phải tự "đấm ngực" trước hết.Nước Pháp "không cai trị nổi"!Năm nay, tuy ông Macron đắc cử nhiệm kỳ hai với 58,5% số phiếu bầu, song so với cuộc bầu cử năm 2017 (66,1%) đã có sự sút giảm mạnh. Hai vòng bầu cử quốc hội ngày 12 và 19-6 sau đó càng cho thấy liên minh cầm quyền đang chới với như thế nào. Từ thế tuyệt đại đa số 359 ghế năm 2017, độc chiếm cả Điện Elysée lẫn quốc hội, đến cuối khóa còn 346 (do một số bị khai trừ hay tự ý ra khỏi đảng), qua khóa hiện tại chỉ còn 245 ghế, không đủ để đạt đa số cần thiết 289 ghế!Tình thế mới này được rất nhiều báo tiếng Pháp ngày 20-6, tức ngay sau vòng hai bầu cử quốc hội, mô tả là "không cai trị nổi" ("ingouvernable"). Như tờ Courrier International bình luận: "Ngoài "sự sỉ nhục" giáng xuống Emmanuel Macron hai tháng sau khi ông đắc cử, sự phân cực của Quốc hội Pháp thành ba phe hoàn toàn đối nghịch làm tăng nguy cơ về một nước Pháp không thể cai trị nổi. Một viễn cảnh đáng lo ngại cho đất nước này và cả châu Âu"."Ba phe" là do phe tổng thống chỉ được 245 ghế, phe thứ nhì là liên minh cánh tả Nupes dưới trướng ông Jean-Luc Mélenchon được tới 142 ghế, phe thứ ba là Tập hợp dân tộc (RN) của bà Marine Le Pen (89 ghế) vốn liên hiệp với phe LR-UDI Cộng hòa (64 ghế) chiếm cánh hữu và cực hữu. Phe tổng thống không đạt đa số tuyệt đối để có thể thông qua bất cứ dự luật nào như mình muốn. Nhưng liên minh cực tả và cực hữu cũng thế. Và cả ba phe này không ai nghe ai. Vậy làm sao thông qua được luật? Dự báo tương lai sẽ là tắc nghẽn lập pháp trừ phi "đi đêm" và "trao đổi".Tân nữ Thủ tướng Elizabeth Borne, được bổ nhiệm hôm 15-5, ngán ngẩm than van đây là "tình thế chưa từng thấy ở nước Pháp, có thể trở thành một nguy cơ" (Courrier International 20-6). Thật vậy, nước Pháp từng trải qua giai đoạn "sống chung" giữa cánh tả và cánh hữu thời tổng thống Francois Mitterrand và cảnh không chủ trương hay quyết định được gì gọi là "ni-ni" (không-không). Giai đoạn trầm luân đó mới chỉ gồm hai phe tả và hữu, giờ thì lại tới ba phe.Trong bối cảnh đó, đã có lúc thủ lĩnh cực tả Mélenchon tự cho rằng sẽ là "cái phao" cho ông Macron nắm, do ở vòng một cuộc bầu cử tổng thống, ông đứng hạng ba với khoảng cách sát sao (được 21,95% số phiếu so với 23,15% của bà Le Pen) và đã "lập công" kêu gọi "đừng bỏ một phiếu nào cho bà Le Pen!" ở vòng hai - với những đồn đoán đổi lại sẽ là ghế thủ tướng cho ông.Nhưng rồi ông Macron từ chối ông Mélenchon, rốt cuộc công bố thành phần tân nội các cùng Thủ tướng Borne hôm 4-7 vừa qua! Sở dĩ phe cực tả hy vọng "trao đổi" với phe tổng thống là do nghĩ phe cực hữu của bà Le Pen là đối thủ chung, và đang là "nội thù" trong chính trường Pháp vì những liên hệ tiền bạc và hơn thế nữa giữa bà này với Nga. Đây không còn là tin đồn mà đã là câu hỏi mà ứng viên Macron đặt ra công khai với ứng cử viên Le Pen trong cuộc tranh luận bầu cử tổng thống năm nay: "Tại sao bà nhận tiền của người Nga?... Ông Putin là "chủ nhà băng của bà sao?".Nói đi cũng phải nói lại, không phải vô cớ mà một bộ phận lớn cử tri Pháp tẩy chay ông Macron và theo bà Le Pen (ở vòng hai, bà được 41,45% số phiếu bầu). Bà Le Pen hứa hẹn những gì?Trong cương lĩnh của bà, điều đầu tiên là cho người dân cảm giác bớt phải móc bóp trả tiền: Giảm thuế TVA từ 20% xuống còn 5,5% với giá điện, khí đốt hoặc nhiên liệu, tiến đến bãi bỏ TVA với nhu yếu phẩm cơ bản như thực phẩm và sản phẩm vệ sinh. Bà càng đắc nhân tâm khi đề xuất tái quốc hữu hóa các công ty đường cao tốc nhằm giảm phí đường cao tốc ở một nước dân số 67 triệu người và sử dụng 38 triệu xe hơi cá nhân. Ngoài ra, các công ty sẽ được miễn đóng góp bảo hiểm xã hội cho người lao động để tăng 10% tất cả các mức lương thấp hơn 3.800 euro mỗi tháng (L’internaute 24-4). Đề xuất này vô cùng "ăn khách" khi lương tối thiểu ở Pháp tính vào ngày 1-5-2022 trên cơ sở 35 giờ làm việc/tuần, là 1.302 euro (Journal du net 29-6). Ngoài ra, bà cũng hứa hẹn cải cách lương hưu để những người đi làm sớm có thể nghỉ hưu ở tuổi 60.Biểu tình phản đối ông Johnson ở Anh. Ảnh: AlamyCác đề xuất "cơm áo, lương tiền" càng "ăn khách" khi ông Macron bị cho là "tổng thống của người giàu". Chỉ sau một năm đầu tiên của nhiệm kỳ trước, tờ Le Monde 5-5-2018 đã ghi nhận nhiều thay đổi của chính quyền theo chiều hướng này. Tỉ như từ 2018, "chỉ khi sở hữu bất động sản có tổng trị giá 1,3 triệu euro mới phải chịu thuế tài sản bất động sản (ISF), có giảm trừ 30% cho chỗ ở chính. Điều này gây thất thu ngân sách 3,2 tỉ euro mỗi năm, từ 4,1 tỉ còn khoảng 850 triệu euro".Song song, chính phủ Macron còn giảm thuế doanh nghiệp với lợi nhuận trên 500.000 euro ban đầu từ mức 33,3% vào năm 2017 xuống dần còn 25% vào năm 2022. Việc giảm thuế này khiến ngân sách giảm thu 11 tỉ euro mỗi năm. Bà Le Pen chủ trương người có thu nhập dưới 3.800 euro/tháng sẽ được bớt thuế, ông Macron thì chủ trương bớt thuế cho 330.000 người có trị giá bất động sản trên 1,3 triệu euro. Nhiêu đó đủ thấy chính phủ của ông Macron không hề là đảng xã hội, liên minh cánh tả gì cả, mà là kinh tế tự do (tư bản), tức làm ngược tôn chỉ, hô hào một đằng làm một nẻo.Một vấn đề nữa là các vụ tai tiếng của chính phủ cầm quyền. Từ khi ông Macron nhậm chức vào năm 2017 tới nay, 15 bộ trưởng và thành viên chính phủ đã bị điều tra hình sự. Gần đây nhất là vụ Bộ trưởng phụ trách doanh nghiệp vừa và nhỏ Alain Griset không kê khai 171.000 euro tài sản (francetvinfo 22-9-2021). Chắc là ông này khai man để né đóng thuế bất động sản! Bộ trưởng Tư pháp Éric Dupond-Moretti thì bị điều tra do nghi vấn hai lần lạm dụng quyền hạn của Bộ Tư pháp để tấn công các thẩm phán mà ông từng có "ân oán" khi còn làm luật sư (Mediapart 8-1-2021). Điều tra khởi sự từ đầu năm 2021, nhưng mãi 6-7 tuần rồi, ông này mới thôi chức.Một nền chính trị nghiêm khắcNhững câu chuyện Pháp "không có vùng cấm" nêu trên là dẫn nhập đến câu chuyện tại sao Thủ tướng Anh Boris Johnson tuần rồi phải lên tiếng từ chức. Trong khi cả nước Anh cửa đóng then cài vì phong tỏa đại dịch COVID, thì tại Phủ Thủ tướng số 10 phố Downing và các tòa nhà chính phủ khác, các thành viên chính phủ và Đảng Bảo thủ vẫn tụ tập hội hè. Tin tức về các sự kiện này đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông, phản ứng dữ dội của công chúng và tranh cãi chính trị.Ghi nhận đầu tiên là vào ngày 30-11-2021 của tờ Daily Mirror với tựa đề: "Độc quyền: Boris Johnson vi phạm quy định giãn cách COVID, tiệc tùng Giáng sinh ở phố Downing". Theo đó, khoảng bốn, năm chục người đã chen chúc trong một căn phòng cỡ trung bình tại Phủ Thủ tướng. The Mirror đá xoáy là ông Johnson vẫn quyết tâm lễ lạt dù chính ông từng nhiễm COVID và kề cận cái chết.Cảnh sát có biết không? Tất nhiên là có. Theo Cảnh sát Đô thành London, vào cuối tháng 1-2022, 12 cuộc tụ tập, trong đó ít nhất 3 cuộc có mặt ông Johnson, đã bị cảnh sát điều tra. Cảnh sát cũng đã "xé" 126 "vé phạt vi cảnh" với 83 cá nhân vi phạm quy định về COVID, trong đó có cả ông Johnson và vợ Carrie Johnson, và Bộ trưởng Tài chánh Rishi Sunak (nhân vật số 3 trong nội các). Tất cả đều xin lỗi và trả tiền phạt.Phản ứng của dư luận ngày càng dữ dội. Đầu tháng 1 năm nay, một số chính trị gia đối lập và cả người của Đảng Bảo thủ kêu gọi ông Johnson từ chức hoặc bỏ phiếu tín nhiệm. Rồi một cuộc điều tra do Bí thư thường trực thứ hai Văn phòng nội các Sue Gray khởi sự, tập trung vào 16 cuộc tụ họp ăn nhậu mà ông Johnson và các nhân viên của ông đã tham gia trong hai năm 2020 và 2021. Bà Gray cảnh cáo "năng lực lãnh đạo và phán đoán ở số 10 hoàn toàn thất bại" và "đội ngũ lãnh đạo cấp cao phải chịu trách nhiệm về thứ văn hóa cho phép những điều "lẽ ra không được phép xảy ra" vẫn xảy ra" (BBC News 13-1). Nếu như ở một nơi nào khác, việc bà Gray, vốn là lãnh đạo văn phòng nội các, lại không bao che cho thủ tướng có vẻ hơi lạ. Thế nhưng, cần biết rằng bà Gray từng giữ chức tổng giám đốc phụ trách tài sản và đạo đức của Văn phòng nội các 2012 - 2018, là người từng dẫn đầu những cuộc điều tra "kết liễu" sự nghiệp của ít nhất cũng là hai bộ trưởng chính phủ.Quả thực là ông Johnson có cung cách "tay chơi", song không vì thế mà ông có quyền cài cắm "người nhà" vào điều tra bản thân ông. Cơ chế cũng như truyền thống phân quyền của đất nước khởi đầu chế độ nghị viện hiển nhiên là không cho phép điều đó. Bởi thế, giờ đây bất cứ ai cũng có thể đọc được báo cáo của cuộc điều tra ngay trên website của Chính phủ Anh.Báo cáo điều tra kết luận cơ bản sai phạm là: "Dù mục đích ban đầu là gì, thì các cuộc tụ họp này không phù hợp với hướng dẫn chống COVID vào thời điểm đó. Những phát hiện thực tế của báo cáo này cho thấy một số thái độ và hành vi không phù hợp với hướng dẫn đó". Đúng với phong cách bà Gray, kết luận của báo cáo rất ư là "đạo đức học công chức": "Những sự kiện mà tôi điều tra có sự tham gia của các nhà lãnh đạo chính phủ. Nhiều sự kiện lẽ ra không được phép xảy ra. [Hậu quả là] một số công chức cấp dưới nghĩ rằng có sự tham dự của lãnh đạo cấp cao thì các sự kiện đó là được phép. Giới lãnh đạo cao cấp, cả chính trị và viên chức, phải chịu trách nhiệm về thứ văn hóa này".■Nói ông Johnson và cấp dưới tiệc tùng trong lúc dân chúng khổ cực cũng hơi oan, vì ham vui ham tụ tập là chính, chứ nhìn hình ảnh trên báo và như thông tin trong báo cáo của bà Gray thì cũng không thấy sơn hào hải vị gì - ăn đơn sơ, uống là chính, kiểu ăn nhậu thường thấy ở xứ này, như mô tả trong báo cáo: "Có thể thấy rượu trên bàn và một số người đã uống. Thủ tướng mang pho-mát và rượu từ nơi ông ở sang".Ngay cả vụ "tiệc tùng" nhân sinh nhật ông Johnson hôm 19-6-2020 cũng sơ sài. "Ông Martin Reynolds (thư ký riêng của thủ tướng) gửi email tới một số nhân viên của số 10... nói do hôm nay sinh nhật của thủ tướng, nên chúng tôi đang có bánh mì và pho mát trong phòng nội các. Vì vậy hãy đến cùng chúc thủ tướng sinh nhật vui vẻ", báo cáo viết. "Thức ăn, rượu và nước ngọt đã được mang tới. Sự kiện kéo dài khoảng 20-30 phút".Rồi vụ tổ chức "đố vui" mừng Giáng sinh hôm 15-12-2020, mà thiên hạ đồn rằng có cả trăm nhân viên tham gia, cũng đúng tinh thần email của "tổ đời sống" Phủ Thủ tướng gửi các nhân viên: "Do lẽ năm nay chúng ta không thể tụ họp Giáng sinh, nên mọi người và "tổ đời sống" đã sắp xếp một buổi đố vui Giáng sinh vào thứ ba ngày 15-12 từ 6h-8h30 tối. Mặc đẹp cho mùa lễ hội và bật camera của chúng ta lên nhe!". Tags: Thủ tướng Anh BorisKhủng hoảng UkraineQuốc hội PhápBầu cử Tổng thốngỨng cử viênBầu cử quốc hội
Nguy cơ lãng phí vì sân bay Long Thành phải chờ... đường A LỘC 24/11/2024 Trong khi sân bay Long Thành và các đơn vị cung cấp hậu cần đang tăng tốc về đích, các tuyến cao tốc kết nối với sân bay lại ì ạch.
Trình Chính phủ dự án vành đai 4 TP.HCM, mở kỷ nguyên mới từ con đường lớn nhất Đông Nam Bộ ĐỨC PHÚ 24/11/2024 Ngày 23-11, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký tờ trình gửi Thủ tướng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM.
Thông điệp '4 không' từ tên lửa Oreshnik của Nga LỤC MINH TUẤN 24/11/2024 Cuộc tấn công bằng tên lửa Oreshnik của Nga đã truyền tải chuỗi thông điệp răn đe mới đến toàn thể Liên minh châu Âu (EU).
Lãi suất huy động bắt đầu 'nóng' ÁNH HỒNG 24/11/2024 Tính từ đầu tháng 11 tới nay có hơn 10 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi, trong đó có cả những ngân hàng trong nhóm Big4.