TTCT - Chính phủ vừa công bố dự thảo kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng (Công ước) để lấy ý kiến nhân dân. Trao đổi về dự thảo này, Thiếu tướng Trần Đình Nhã - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội - cho biết: Phóng to Thiếu tướng Trần Đình Nhã - Ảnh: V.V.T.TTCT - Chính phủ vừa công bố dự thảo kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng (Công ước) để lấy ý kiến nhân dân. Trao đổi về dự thảo này, Thiếu tướng Trần Đình Nhã - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội - cho biết: Pháp luật nước ta mới đáp ứng về cơ bản các yêu cầu của công ước, nhưng một số quy định trong các văn bản pháp luật chưa đủ chi tiết, đồng bộ, một số yêu cầu của công ước chưa được thể chế đầy đủ vào pháp luật nước ta. Do vậy để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng (PCTN), bảo đảm các quy định pháp luật của nước ta phù hợp với công ước thì cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, nội luật hóa các quy định của công ước vào pháp luật VN. Mặt khác VN cũng nên học tập những kinh nghiệm về PCTN của nhiều nước trên thế giới để PCTN hiệu quả hơn trong thời gian tới. * Dự thảo kế hoạch thực hiện công ước có nhiều nội dung mới như bổ sung tội đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế; bổ sung hành vi tham nhũng trong khu vực tư... Ông nghĩ sao về những bổ sung này? - Nội dung của công ước rất rộng, không chỉ đề cập việc PCTN trong khu vực công mà còn cả khu vực tư, chính vì thế việc nghiên cứu, đề xuất điều kiện áp dụng bổ sung hành vi tham nhũng trong khu vực tư về tội danh đưa, nhận hối lộ và tham ô tài sản trong khu vực tư là cần thiết. Tương tự, với quy định về tội đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, nếu hối lộ cho các doanh nghiệp nước ngoài là trường hợp thuộc khu vực tư. Còn như hành vi hối lộ cho bộ phận có trách nhiệm trong đại sứ quán để xin visa chẳng hạn thì lại thuộc khu vực công. Công ước chống tham nhũng được Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 31-10-2003. Đó là một điều ước quốc tế đa phương do các quốc gia và tổ chức quốc tế thỏa thuận xây dựng với mục tiêu hình thành một khuôn khổ pháp lý toàn cầu cho sự hợp tác giữa các quốc gia trong PCTN. Công ước quy định về các biện pháp PCTN và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực PCTN. Công ước có hiệu lực đối với VN kể từ ngày 18-9-2009.* Vừa qua đã xuất hiện một số nghi án tham nhũng có yếu tố nước ngoài, theo ông, những quy định về hợp tác quốc tế trong PCTN của nước ta đã đáp ứng đến đâu yêu cầu trên lĩnh vực này? - Quốc hội đã thông qua Luật tương trợ tư pháp, bên cạnh đó còn có một số quy định pháp luật khác, tuy nhiên với những vấn đề cụ thể như chuyển chứng cứ, sử dụng kết quả điều tra... thì chưa có quy định cụ thể. Ở nước ta có những việc thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra, nhưng ở nước ngoài thì có thể là cơ quan công tố, tòa án... nên trong hợp tác có sự lúng túng nhất định. Do vậy, cùng với việc thực hiện Luật tương trợ tư pháp, cần khuyến khích việc ký hiệp định tương trợ tư pháp với các nước. Ví dụ với vụ PCI, nếu VN và Nhật Bản sớm có hiệp định tương trợ tư pháp, trong đó nói rõ về phối hợp điều tra, về cử điều tra viên, về gửi hồ sơ... thì chắc việc xử lý vụ án này về phía VN sẽ thuận lợi hơn. * Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về PCTN, dự thảo kế hoạch thực hiện công ước đề cập việc học tập thực hiện điều tra đặc biệt của các nước. Tuy nhiên, có ý kiến lo ngại việc cho phép sử dụng kỹ thuật điều tra đặc biệt, ví dụ nghe lén điện thoại, sẽ bị lạm dụng? - Tôi cho rằng việc áp dụng kỹ thuật điều tra đặc biệt là cần thiết, nên cho phép. Lâu nay để phòng chống tội phạm, nhiều nước đã cho phép sử dụng phương tiện kỹ thuật để theo dõi như camera, nghe lén điện thoại... và sử dụng kết quả đó như chứng cứ trước tòa. Tất nhiên, việc áp dụng cần chặt chẽ, cần có quy định quản lý việc áp dụng điều tra đặc biệt theo quy trình chặt chẽ đối với một số vụ án cần thiết, sau khi phát hiện có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan có thẩm quyền mới cho phép áp dụng. * Đối với đề xuất xây dựng quy định kiểm tra, giám sát tài khoản người trong gia đình hoặc cộng sự có liên quan tới cá nhân đang hoặc đã giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước thì sao, thưa ông? - Đấu tranh chống tham nhũng phải triệt để. Các đối tượng tham nhũng luôn đầy kinh nghiệm, người ta không giữ của cải trong tài khoản cá nhân mà chuyển vợ, con hoặc người thân đứng tên. Mặc dù việc giám sát tài khoản như nêu trên có vẻ hạn chế tự do cá nhân, vi phạm quyền bí mật tài sản của công dân, nhưng ở đây có mục đích lớn hơn là chống tham nhũng. Những nước đã áp dụng quy định nêu trên thì người ta đã có tính toán đến vấn đề nhân quyền, quyền tài sản... Để phục vụ mục đích đấu tranh PCTN thì ở nhiều nước ngay cả bí mật ngân hàng cũng phải nhường bước. * Thưa ông, bây giờ mới đề cập việc nghiên cứu áp dụng những biện pháp mà nhiều nước khác đã sử dụng lâu rồi, liệu chúng ta có lạc hậu trong công tác PCTN hay không? - Như tôi đã nói là có những vấn đề chúng ta chưa có kinh nghiệm, có những hiện tượng trước đây chưa xuất hiện, do vậy việc nghiên cứu bổ sung, sửa đổi các quy định có liên quan là cần thiết. Để công tác PCTN ở nước ta có hiệu quả, cần một chương trình tổng thể với nhiều đạo luật chứ không riêng gì Luật PCTN.
Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có hai nhà đầu tư nước ngoài quan tâm ĐỨC PHÚ 01/02/2025 Kết quả khảo sát cho thấy cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có 4 nhà đầu tư quan tâm, trong đó 2 nhà đầu tư nước ngoài.
Giá vàng thế giới mỗi ngày lập một kỷ lục mới ÁNH HỒNG 01/02/2025 Sau khi chạm mức 2.800 USD/ounce, hôm nay 1-2, giá vàng thế giới đã lập kỷ lục mới khi vượt mốc 2.820 USD/ounce.
Ông Trump bất ngờ lên tiếng về khả năng kết thúc xung đột Nga - Ukraine THANH LIÊM 01/02/2025 Thời gian ngắn sau khi lên nắm quyền, ông Trump bất ngờ lên tiếng trở lại về khả năng kết thúc xung đột Nga - Ukraine, dù vẫn chưa đưa ra ý tưởng rõ rệt.
NASA: Thiên thạch 55m nguy cơ va chạm Trái đất năm 2032, năng lượng gấp 500 lần bom nguyên tử TTXVN 01/02/2025 Thiên thạch 2024 YR4 được phát hiện ngày 27-12-2024. Nếu xảy ra va chạm, thiên thạch này có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố lớn.