TTCT - Tôi không chờ đợi gì ở hai tấm thảm treo trên tường vôi trắng. Tôi đã trải nỗi buồn của tôi lên những màu phấn nhạt và nhung mà những mũi đan không hề phản đối nói năng gì Bức tranh Girl on suicide của Banksy. Giờ có ai ngăn tôi lại không? Ai lên tiếng cũng có thể thuyết phục tôi được. Ai đó hãy bảo tôi là “Đừng”! Trong tay tôi là khẩu súng săn của Cha, và ngoài ra là im lặng. Vô cực. Giờ một tiếng sét đánh, một cánh cửa kẽo kẹt là có thể ngăn tôi không bóp cò. Sao không ai nói tôi “Ngưng lại”! Cái lạnh của nòng súng đặt ở dưới cằm chẳng làm tôi thích thú gì, nhưng tôi đã đặt nó nằm ở đó. Ngón tay ở trên cò. Chỉ cần bóp là óc tôi sẽ văng lên dính vào trần nhà. Màu trắng trần nhà sẽ bị máu của tôi làm vấy đỏ. Cha tôi mới vừa quét vôi lại chưa đến một tuần. Vết vảy mới mà con gái ông sẽ để lại trên trần, thì quét bao nhiêu vôi mới đủ sạch? Tại sao tôi lại đến nông nỗi này? Tôi không biết.Tại sao người ta lại tự sát?Còn tôi, tôi có thể tự giết mình không? Tôi không biết!Cái gì đưa tôi đến chỗ này? Cây súng săn. Chính tôi. Tự tử. Mẹ tôi. Năm. Số năm này từ đâu ra? Có thể đó sẽ là một lối thoát? Tôi sẽ bóp cò sau khi đếm đến năm.Một. Tại sao ngày hôm nay chó không sủa. Tôi không hiểu. Tại sao gà mái không cục tác, gà trống không gáy. Tôi không muốn lấy cái cớ này để đi ra mà kiểm lại chuồng gà. Nhà có mười hai con gà mái, bốn con gà trống, trong đó một con là gà chọi, còn thêm sáu con vịt với tám con ngan. Mà hôm nay tất cả hoàn toàn yên tĩnh. Nếu con gà chọi nhà đá nhau với gà hàng xóm thì tôi đã có thể ra can. Nhưng không có chuyện đó! Như là mọi sự và mọi người đều bảo nhau. Không có một tiếng cục. Không có một tiếng tác. Không có một tiếng chút. Không có một tiếng chít. Không một tiếng gáy. Không một tiếng ò ó o!Hai. Chẳng biết mấy giờ rồi. Tôi gí nòng súng lạnh này vào dưới cằm từ lúc nào? Thì giờ, thì giờ, thì giờ… Tôi sẽ không còn bận gì với chuyện giờ giấc nữa. Tôi sẽ không còn sợ đến muộn. Chẳng hạn, tôi sẽ không còn phải nhớ hay phải tự nhắc là đến giờ đi vắt sữa dê, hay là giờ đi rửa chuồng bò. Tôi sẽ xóa thời gian bằng một phát súng. Tôi sẽ không còn đau bụng khi hành kinh và lúc căng đầu ngực. Tôi cảm thấy tôi sắp sửa xóa thời gian đây. Khẩu súng này, là cỗ máy của tôi để làm thời gian ngừng lại. Bao nhiêu ngày nữa thì tôi lại có kinh? Tháng rồi là vào ngày hai mươi lăm. Vậy tháng này sẽ là vào trước ngày hai mươi. Hôm nay là ngày mười bốn và như vậy chuyện này cũng sẽ chẳng cứu tôi kịp được. Phải chi tôi có bỏ cái gì ở trong lò bếp trước khi vào phòng này đóng cửa lại. Nếu thế thì tôi đã sẽ phải ra xem để kiểm tra nó sống chín đến đâu.Ba. Trên tường là bức ảnh của Cha chụp trước nền của một thác nước. Tôi chẳng hiểu. Tại sao lại không phải là trước nền một quả núi? Trong cả vùng này có thác nước nào đâu, vậy tại sao lại dùng thác nước làm nền để chụp hình? Phía bên phải ảnh Cha, là ảnh anh Hai tôi lúc ở trong quân đội… Tôi còn nhớ lúc anh đi lính. Ngày nào anh cũng vừa khóc vừa nói là anh sẽ đào ngũ. Anh bảo anh không chịu được bị nhục hình, không chịu được phải chạy bộ, phải chùi cầu tiêu và nhắc đi nhắc lại là anh sẽ đào ngũ trong khi lầm bầm rủa người anh đang nghĩ đến vào lúc đó ở trong đầu. Nhưng giờ, anh đối diện tôi trong bộ quân phục màu vàng và bẩn, tay áo xắn lên cho thấy cơ bắp săn và mỗi tay cầm một khẩu súng nòng dài mà sao tôi biết được là loại súng gì. Chắc là vì xấu hổ nên anh mới không nhảy ra khỏi ảnh mà phát biểu “Tôi sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ mỗi thước vuông đất nằm dưới lá cờ này”. Anh nhìn với ánh mắt cứng rắn và cường điệu, làm như anh chưa hề nghĩ đến đào ngũ bao giờ. Phía bên trái của Cha là một bức ảnh của anh Ba… Anh là người duy nhất trong nhà này được ăn học đến chốn. Anh là giáo viên… Tấm ảnh đầu anh gửi về nhà với niềm vui vừa mới tốt nghiệp đã gây thành chuyện trong gia đình. Cha lên cơn giận khi thấy anh chụp trên nền xanh, để râu dê và đội nón. Đến mẹ còn không làm ông nguôi được. Mà mẹ là nguồn thanh thản của cha. “Treo tấm hình này của nó trong nhà sẽ khiến Chúa sẽ bỏ đi và tôi sẽ không làm", ông than với các bạn. Biết được chuyện Cha lên cơn điên vì bộ râu dê này, anh Ba cạo ngay và gửi về tấm hình mới này đây. Hình như anh hơi bị vội, nên trên hình vết sứt cạo râu trên cằm anh vẫn còn chảy máu. Ba người đàn ông của gia đình này lên khung! Họ đang ở đâu vậy! Cứu tôi với!Bốn. Tôi không chờ đợi gì ở hai tấm thảm treo trên tường vôi trắng. Tôi đã trải nỗi buồn của tôi lên những màu phấn nhạt và nhung mà những mũi đan không hề phản đối nói năng gì. Trên tấm thảm phía bên phải ta thấy một con bò mộng quỵ dưới những mũi giáo ngắn của một tay đấu Tây Ban Nha. Chân trái phía sau của nó bị ghim ba mũi. Một mũi khác tòng teng dính dưới cổ. Còn tấm thảm phía bên trái thì cho thấy, cả triệu người đang đi hành lễ vòng quanh đài Kaaba. Chung quanh tranh này có nhiều cái bé bé khác, nào cảnh ném đá vào ác quỷ, nào hình tảng đá đen thờ kính và lắm cảnh khác nữa gì gì. Trên cả hai tấm đều là đám đông của phán xét cuối cùng. Một đằng là quần chúng lên cơn đang đợi con bò gục xuống, và một đằng là đám đông cầm đá trên tay đang lấn nhau để giành ném vào Sa Tăng. "Ê, có nghe không?".Bốn rưỡi. Sao không có ai ở đây hết? Sao lá không rì rào trên cây? Sao người con trai ông hàng xóm không lén ngó tôi qua cửa sổ như y vẫn thường làm? Có bận tôi còn hở cho y xem một bờ vai trần và y gửi lại cho tôi môt nụ hôn gió trên bốn đầu ngón tay. Trời, nếu có bạn ở bên cửa sổ vào lúc này, tôi sẽ cho bạn xem tôi khỏa thân hoàn toàn luôn chứ không phải là cho bạn xem tôi xịt óc ra bắn cả lên trần."Bốn phẩy sáu mươi…". Tôi nói dõng dạc ra tiếng. "Tôi phải viết ra", tôi thốt thành lời. Vâng, tôi phải viết cái chi đó. Bởi ai tự sát cũng để lại tuyệt mệnh tuy không bắt buộc phải ở dạng một lá thư. Tôi phải viết ra chứ. Nếu không dám chắc người ta sẽ đổ lỗi cho cha tôi và cho mẹ. Họ sẽ bịa ra đủ thứ chuyện. "Nó tự sát vì không muốn phải lấy chồng", "Nó có bầu đấy mà", "Nó bị bố đánh mãi chịu không được nữa", "Chính bố nó giết con rồi bày ra là tự tử, biết đâu đấy", và có trời mà biết họ sẽ đặt ra điều gì… Không biết tôi có thể với tới cây viết đặt trên bàn mà không phải nhả khẩu súng ra. Phải với được nó kiểu đó vậy. Có với tới được không? Chẳng biết nữa, phải thử thôi. Không biết vì lý do gì mà ngón tay tôi lại không thể rời cò ra một phút. Tôi sẽ đứng dậy và vẫn cầm chắc cây súng của Cha bằng cái bá. Rồi trở lại chỗ cũ sau khi nắm được cây bút và mấy tờ giấy viết thư mà tay vẫn còn đặt ở trên cò. Sau đó, tôi sẽ bắt đầu viết câu chuyện của mình từ lúc tôi bắt đầu kể đó. Nghĩ tới đâu thì tôi sẽ viết tới đó, bởi vì tôi cũng không hiểu lý do gì mà lại đến nỗi này. Tôi cũng sẽ lấy cuốn truyện mà tôi lựa được trong đống sách của anh Ba. Tôi mới đọc có mấy trang thôi mà thấy thích. Một khi viết xong lá thơ tôi sẽ sống để mà đọc cho hết cuốn truyện.Bốn phẩy bảy mươi. Hoan hô! Tôi nghe thấy có tiếng động. Bước chân của mẹ, chắc là bà bước trong bùn với đôi giày nhựa. Tiến chân bà lại gần nghe như là sóng vỗ.Bốn phẩy tám mươi. Mẹ ơi, nhanh lên!Bốn phẩy chín mươi!Tôi chỉ còn có một phần mười!"Con gái ơi!"Năm.(*): Truyện ngắn Trắng bẩn đoạt giải truyện ngắn GilaL Cohen, nằm trong tuyển tập On Uc Sifir Sifir (Mười ba không không) của tác giả do nhà Dedalus tại Istanbul xuất bản năm 2014. Tuyển tập này cũng được giải truyện ngắn Necati Cumali. Tranh của Lukman Admad, họa sĩ người Kurd MƯỜI CHÍNĐôi khi tôi nghĩ tôi đến trễ trong cuộc đời này. Khi tôi bắt đầu thì mọi việc đã xong xuôi. Từ dùng đúng đối với tôi, là miếng vá. Miếng vá. Người ta đã mang tôi vá vào một cái đẹp mà tôi chẳng dính dáng. Trong tất cả những thứ chung quanh tôi, tôi chẳng sở hữu thứ gì, mà tôi cũng chẳng thuộc thời gian… Thực ra là, thời gian thích hợp của kẻ này lại lẫn nhầm sang kẻ khác. Nhiều khi, tôi mơ thấy những nơi tôi chưa từng đến. Và tôi tự bảo, đây mới là vị trí của mình. Chẳng phải vì nơi đó đẹp hơn gì. Mà là vì ở nơi đó tôi là một vật thể đặt khít khao vào đúng chỗ.Nhưng thế thì đừng phát minh ra điện thoại. Khỏi nói đến Internet. Ở đây tôi muốn nói đến chim bồ câu. Tôi muốn nói đến người đưa thơ bằng xe đạp. Tôi muốn nghe được tin ở cái thời mà đến được với bạn thì một con rệp đã trở thành một con lạc đà. Đúng ra tôi phải sinh ra vào thời của những người biến những lời reo rắc ở những làng mạc chung quanh thành địa chấn do trung tiện của những anh hùng gây ra. Thời của những người tin vào những dối gian họ nghe thấy được hay là do chính họ tạo nên. Miếng vá, đó là từ chính xác.“Có một thời không hề có sự gian dối. Các lời ước đều được thực hiện ngay lập tức”. Đây là câu đầu của câu chuyện ai cũng biết này khi được Bà tôi kể lại.Vào thời đó, con sói, con cừu, con người và cỏ chỉ có một quan tâm thôi, là sinh sống. Chúng ăn, chúng uống nhưng chỉ đủ để mà sống, và miếng ăn chúng kiếm đủ để nuôi con. Chẳng ai muốn sở hữu gì dư ra cả. Cỏ chỉ dùng đủ mức nước cần thiết , cừu thì chỉ ăn đủ cỏ để làm ra sữa và sói chỉ tấn công đủ số cừu để mà sống thôi. Còn người thì chỉ giành cho mình đủ cỏ, đủ nước và đủ cừu. Nhưng rồi, bắt đầu là nước bị ô uế. Sau đó cỏ thì hư thối và cừu lăn quay ra. Sói và người làm cho lẫn nhau phải mất ngủ. Sói bắt trẻ con, người thì bắt sói con. Sói tấn công phụ nữ, người tấn công sói cái. Rốt cuộc thì chỉ còn có giống đực ở cả đôi bên, và đi đến thỏa hiệp. Thỏa hiệp để mà sống. Người ta nói, cái đói đuổi sói ra khỏi rừng. Mùi thịt tươi từ một làng kế cận đâu đó khiến cả người lẫn sói mê mẩn. Chúng đánh hơi đi theo. Bức tranh Cuộc sống đời thường của người Kurd của MotionAge Designs Có một người mù vỗ bụng đàn cừu của ông chăn thuê bằng tiếng sáo. Sau khi chúng đầy bụng với nước và với cỏ thì ông dùng âm nhạc cho chúng đầy cả tâm hồn. Mỗi con cừu đều có một cái tên. Nhưng vì mù nên ông nhận ra từng con ở cái mùi. Đến ngày xén lông và phải trả cừu lại cho chủ, ông nhận diện từng con bằng cách hít hà thật lâu. Mặc dù họ tin tưởng ông, nhưng chủ nhân các con cừu cũng không quên nhuộm một nhúm lông từng con để đánh dấu. Nhưng người chăn mù không bao giờ nhầm. Trong khi ông nuôi cừu bằng tiếng sáo, thì ông nhận ra cái mùi của động vật săn mồi thịt tươi. Vào cùng lúc, ông nhận ra mùi cái đói của con người. Ông còn hiểu, nhờ cái mùi, là người và sói đã đồng ý với nhau. Bỏ chạy là vô ích. Lại chẳng có chỗ nào để trốn. Đàn cừu cũng lo sợ. Chúng biết chúng phải hãi những cái nanh sắc nhọn chứ. Chúng vây lại chung quanh người chăn. Ông này không ngừng tiếng sáo. Và khi cái mùi trở thành thực thể, ông vẫn để cái mùi đó nói trong khi ông cất tiếng nguyện cầu : “Ơn trên cao nhất, cho chúng con thoát khỏi xác thịt và bảo vệ phần hồn”. Một giọt nước mắt từ ống sáo lăn xuống phía chân ông. Nó là giọt nước mặn đầu tiên tưới lên và vào lúc đó, người chăn cũng như đoàn cừu cùng biến thành những cái cây. Thoát khỏi xác thịt và sống sót.Từ làng tôi trông được thấy. Bà tôi khi chỉ chúng thì nói “Các cây này đó, và bởi vì chúng sinh ra từ nước mắt của người chăn cừu nên không mang trái”. Khi tôi ngắm thì chúng hẳn có cái dáng của 1 người chăn và một đàn cừu. Nhưng tại sao câu chuyện này lại nhắc với tôi gì gian dối? Khi Bà bảo sẽ kể cho tôi 1 câu chuyện về gian dối, tôi cứ tưởng đó sẽ là một chuyện gì khiếp đảm về những người không giữ lời hứa hoặc về bọn trẻ con nói dối cả ngày. Tôi phản đối “Nhưng chuyện này có phải là về gian dối đâu?” Bà cười bảo “Đó là bởi vì vào thời đó, cái gian dối chưa hề hiện hữu”. Phần tôi, tôi lại trở về cái thời mà tôi là một mảnh vá. Nhà văn Ercan y Yilmaz Ercan y Yilmaz là nhà thơ, nhà văn. Bút hiệu khác của ông là Isahag Uygar Eskiciyan. Ông sinh năm 1982 và là người gốc thiểu số Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ nhưng viết bằng tiếng Thổ. Thiểu số miền núi đông nam này khoảng 15-20% dân số Thổ Nhĩ Kỳ, tức 15-20 triệu người. Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ ra, họ sống chủ yếu tại Iran (8 triệu), Syria (2 triệu), Iraq (5-6 triệu). Tổng số người Kurd trên thế giới khoảng 40-45 triệu.Dân tộc này đã có mặt trong khu vực miền núi tây bắc rặng Zagros và đông rặng Taurus từ thế kỷ 8 nhưng trừ các vương quốc lúc đầu, về sau này không trở thành một quốc gia độc lập mà bị phân chia ra làm 4 nước khác nhau như đã nói ở trên. Đây là một dân tộc bị hiệp ước Sykes-Picot giữa hai đế quốc Anh và Pháp bỏ quên khi cắt xén và chia chác với nhau đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) sau Đệ nhất thế chiến.Sau khi chế độ Saddam Hussein bị lật đổ tại Iraq, khu vực Kurd tại đó trở thành tự trị (2005), cũng như khu vực Kurd tại Syria sau khi chế độ Assad lung lay (2011). Vệ binh Kurd nam và nữ tại hai nơi này chính là lực lượng đã giúp chặn đứng được ISIS sau khi họ chiếm Mosul năm 2014.Tại Thổ Nhĩ Kỳ, trong 100 năm qua, tiếng Kurd gặp khó khăn, quân phiệt cấm đoán không được sử dụng 1980-1991 và hiện vẫn không được giảng dạy tại các trường. Thế hệ của nhà văn Ercan y Yilmaz vì thế là thế hệ tại Thổ Nhĩ Kỳ không biết, không sử dụng và không học tiếng dân tộc mẹ đẻ là ngôn ngữ Kurd.Ercan y Yilmaz từ khi bắt đầu viết năm 2013 đã xuất bản 3 tập thơ, 6 tập truyện và 3 tiểu thuyết, được nhiều giải trong nước dưới cả hai bút hiệu. Ông là giáo viên văn tiếng Thổ Nhĩ Kỳ tại Istanbul và là chủ biên tạp chí Truyện ngắn. Các tác phẩm của ông từng được dịch ra tiếng Ý, Pháp, Anh và tiếng Kurd.Truyện ngắn Cái con củ cải của bố y nằm trong tập Pause Anit (Tượng đài cho nút tạm ngưng), 2014, NXB Alakarga, Istanbul, dưới bút hiệu Isahag Uygar Eskiciyan .Mười chín là trích đoạn tiểu thuyết Sahir, 2016, NXB Alakarga, Istanbul, dưới bút hiệu Ercan y Yilmaz.Bản dịch này là từ bản tiếng Pháp, tức là đến với người đọc Việt qua hai lần dịch.(Sáng Ánh dịch và giới thiệu) Tags: Người KurdVăn chương Thổ Nhĩ KỳERCAN Y YILMAZ
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Metro số 1 chạy chính thức ngày 22-12 CHÂU TUẤN 21/11/2024 Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22-12, tuyến tàu điện này sẽ 'lăn bánh' chạy thương mại.
Ai đứng sau Công ty nghệ sĩ Quyền Linh? BÌNH KHÁNH 21/11/2024 Công ty TNHH nghệ sĩ Quyền Linh do bà Nguyễn Thị Vân Anh sinh năm 1986, thường trú tại quận 7, TP.HCM làm chủ sở hữu.
Phát hiện gần 150 bộ hài cốt giữa trung tâm Hà Nội khi cải tạo hệ thống thoát nước PHẠM TUẤN 21/11/2024 Trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.
Lần đầu lộ diện, con gái tỉ phú Nguyễn Đăng Quang bỏ 600 tỉ mua cổ phiếu Masan BÌNH KHÁNH 21/11/2024 Đăng ký mua 10 triệu cổ phần, song bà Nguyễn Yến Linh - con gái chủ tịch Tập đoàn Masan - chỉ mua được gần 8,5 triệu do "không đạt được thỏa thuận".