TTCT - Mỗi khi bước vào các vòng đấu loại trực tiếp với khả năng phân định thắng bại bằng loạt sút luân lưu, các nhà tâm lý học lại được dịp lên tiếng. Neymar thực hiện một quả phạt đền ở World Cup 2014 - Ảnh: ndtv.com“Một cầu thủ đã nói với tôi khi anh ấy đứng ở vòng tròn giữa sân, đợi tới lượt mình bước lên chấm 11m, rằng: không biết họ có thấy trên truyền hình đầu gối mình đang run lẩy bẩy hay không?” - giáo sư Geir Jordet ở ĐH Khoa học thể thao Na Uy nói với AFP.Những người thực hiện phạt đền tự tin nhất là người Đức: thắng cả bốn lần ở loạt luân lưu các kỳ World Cup. Được đưa vào bóng đá 123 năm trước, một tình huống phạt đền có xác suất dẫn tới bàn thắng là từ 2/3 - 3/4, theo dữ liệu từ giải Premier League. Nhưng chính thống kê này mang lại lợi thế tâm lý cho thủ môn chứ không phải người sút phạt. Nếu thủ môn không cản được quả đá phạt, anh ta sẽ được cảm thông. Nếu cản được, anh ta sẽ là người hùng.Theo các nhà toán học ở ĐH Thể thao John Moores (Liverpool), một quả phạt đền hoàn hảo sẽ đưa bóng đi vào góc cao khung thành với tốc độ 90-104 km/giờ. Nếu bóng bay nhanh hơn, độ chính xác sẽ giảm và nguy cơ sút hỏng tăng lên. Điều đó giải thích tại sao những cầu thủ cứ bặm môi đá mạnh hết sức thường thất bại. Nhưng nếu tốc độ thấp hơn thế, thủ môn sẽ có đủ thời gian để phản xạ.Tất nhiên luôn tồn tại xung đột giữa các định luật vật lý, toán học và tâm lý con người. Giáo sư Jordet cho biết nhóm của ông đã nghiên cứu tất cả băng video của mọi loạt sút luân lưu ở các kỳ World Cup và giải Euro, cũng như phỏng vấn hơn 30 cầu thủ để tìm hiểu về vấn đề này. Một trong những mánh khóe tâm lý hay được sử dụng nhất của các thủ môn là trò “hãy nhìn tôi này”.Bruce Grobbelaar, cựu thủ môn Liverpool những năm 1980, thường lắc chân dữ dội trước các quả phạt đền, khiến anh có biệt danh “chân mì Ý”. Hậu bối của anh - Jerzy Dudek - cũng đã giở chiêu tương tự ở loạt sút luân lưu trận chung kết Champions League năm 2005 và giúp Liverpool đánh bại AC Milan.Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả người Đức rút ra nhiều kết luận thú vị khác về trò cân não trên chấm 11m. Chẳng hạn các đội không nên cho rằng cầu thủ giỏi nhất sẽ là người sút 11m hiệu quả nhất. Và cho dù thực hiện thành công, họ cũng không được khen ngợi thêm. Nhưng nếu đá hỏng, họ sẽ mất tất cả. Vì thế nên chọn những cầu thủ có ít thứ để mất.Cầu thủ đá phạt nên thực hiện từ tốn, thể hiện rõ sự tự tin. Những người đá phạt được khuyên đi giật lùi để lấy đà, luôn ở thế mặt đối mặt với thủ môn. Bước chạy cũng quan trọng, hoặc nên chạy thẳng, hoặc chạy về phía bóng từ một góc rộng thì cơ hội thành công sẽ lớn hơn nếu chỉ chạy lấy đà ở các góc 20-30 độ (có lẽ vì khi đó thủ môn khó đoán ý định của người đá phạt hơn).Nhóm tác giả Đức kết luận rằng độ cao, chứ không phải hướng bóng, mới là điều quyết định thành bại: 20% các quả 11m tầm thấp sẽ bị chặn lại, trong khi tầm trung là 13%. Vị trí sút bóng tệ nhất là bóng thấp bên phải của người sút (tức bên trái của thủ môn): 24% các đường bóng đi về phía đó bị cản phá. Tags: World Cup 2014Sút luân lưuĐá phạt đền
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 26-2025: Muốn biết kinh tế ra sao, hãy hỏi người tiêu dùng TTCT 10/07/2025 384 từ
Yêu cầu đúng tiến độ vành đai 3, đẩy nhanh làm vành đai 4 TP.HCM SƠN LÂM 12/07/2025 Các đơn vị cam kết dự án vành đai 3 TP.HCM đảm bảo đúng tiến độ, thông xe kỹ thuật trước 19-12.
Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Yêu cầu báo cáo Thủ tướng trước 20-7 QUỐC NAM 12/07/2025 Sau khi Bộ Tài chính báo cáo, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà có chỉ đạo về việc lựa chọn nhà thầu cao tốc liên quan kiến nghị của Sơn Hải.
Chiến sự Ukraine sắp có bước ngoặt lớn? NGỌC ĐỨC 12/07/2025 Tình hình chiến sự tại Ukraine hứa hẹn nhiều bước ngoặt đáng kể khi Tổng thống Trump công khai cân nhắc thay đổi cách tiếp cận cuộc xung đột.
Ukraine tuyên bố phá hủy đường ống dẫn khí của Nga ở Tây Siberia UYÊN PHƯƠNG 12/07/2025 Một quan chức tình báo quân sự của Ukraine tiết lộ vụ phá hủy nằm trong khuôn khổ một 'chiến dịch đặc biệt'.