TTCT - Báo Pravda có tựa đề trực diện: “CIA có can dự vào hành động khủng bố ở Saint Petersburg không?” , lên trang ngay hôm khủng bố diễn ra, vào lúc tin tức mới cập nhật là có 10 người thiệt mạng... Tưởng niệm các nạn nhân . Ảnh Gettyimages Kỹ thuật mới, kẻ thủ ác mới? Quả bom tự tạo nhồi đinh và mảnh sắt vụn đã gây sát thương lớn. Chi tiết 7 người thiệt mạng tại chỗ, 7 người khác chết trong bệnh viện càng cho thấy mức độ tàn bạo và ý đồ gieo rắc kinh hoàng không giấu giếm của loại vũ khí thủ công không cần kiến thức hóa học này. Nước Nga bằng hữu cũng đông mà ân oán cũng nhiều, và vụ nổ bom mang một thông điệp rõ ràng bởi tính thời điểm của nó cũng như bởi việc Saint Petersburg chính là quê nhà của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hiện chưa nhóm nào trong 17 nhóm mà Nga liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố nhận trách nhiệm cho vụ ở Petersburg, nhưng so với các vụ đánh bom liều chết trước, lần này kỹ thuật có sự khác biệt rõ rệt. Thay vì bom cài trong đai quấn quanh bụng, dễ giấu trong người và áo khoác, khi nhiệt độ ở cố đô Nga đang là 1-3OC hôm 3-4, hung thủ sử dụng loại bom “nhồi đinh” vốn dễ bị các máy dò kim loại phát hiện. Bom “nhồi đinh” là một kỹ thuật ít thấy ở các tổ chức khủng bố Hồi giáo, mà phổ biến hơn trong các nhóm cực đoan châu Âu như ở Bắc Ireland, hay các nhóm phát xít mới như vụ London 1999, Cologne 2004, mới nhất là vụ ở phi trường Brussels ngày 22-3-2016. Nhưng dù thủ đoạn thế nào, những vụ việc thế này ngay lập tức làm dấy lên tranh cãi giữa truyền thông Nga và phương Tây, ngay cả khi nhà chức trách còn chưa có kết luận chính thức. Đủ thứ thuyết âm mưu đã được hai bên nghĩ ra, từ việc Belarus “đạo diễn” vụ việc nhằm đánh lạc hướng tình hình khó khăn kinh tế, cho tới CIA đứng đằng sau để gây rối loạn nước Nga. Ngay tối xảy ra vụ khủng bố, kênh “Nước Nga ngày nay” (RT) đã phát đi một bài nặng tính “bút chiến” tố cáo truyền thông phương Tây rêu rao những tin đồn thổi thất thiệt và ác ý: “Vài giờ sau vụ nổ tại một ga tàu điện ngầm ở Saint Petersburg, một số phương tiện truyền thông phương Tây đã nói vụ tấn công ngờ là khủng bố này có thể là một âm mưu nhằm đánh lạc hướng người Nga khỏi những cuộc biểu tình chống chính phủ gần đây”. Chiến tranh lạnh trên mặt báo RT nêu bật trong khi chẳng đưa ra được mấy chi tiết về vụ nổ cùng hiện trường sau đó, Đài Anh BBC đã nhanh chóng úp mở rằng vụ nổ có thể là nỗ lực làm sao nhãng các hoạt động chống chính quyền ở Nga: “Trên truyền hình, phóng viên BBC tại Matxcơva Sarah Rainsford đổ dầu vào lửa với các thuyết âm mưu vô căn cứ và gọi đó “bình luận nhanh””. RT cũng dẫn thêm Moscow Times, một trang tin tuy đóng ở Nga nhưng có quan điểm chống Putin rõ ràng: “Oliver Carroll (tổng thư ký tòa soạn Moscow Times) đã dẫn ra nhiều thuyết âm mưu trong bình luận trên BBC”. Cụ thể, ông Carroll đã nói: “Sẽ xuất hiện nhiều thuyết mang tính âm mưu về vụ việc. Chúng ta biết những vụ đánh bom năm 1999 trùng với việc ông Putin nổi lên, cùng những mưu toan của ông để trở thành tổng thống, đã gây ra một số mối quan tâm và nghi ngờ”. Việc lời qua tiếng lại giữa RT và Moscow Times không lạ. Tờ báo có cái tên rất Nga này, Thời Báo Moskva, hóa ra thuộc sở hữu một công ty xuất bản Hà Lan Derk Sauer. Ra mắt tháng 3-1992, tờ nhật báo từ đó tới nay đã miệt mài đăng tải những tin tức bất lợi cho Kremlin và là cái gai trong mắt chính quyền. Đáp lại những thuyết âm mưu từ truyền thông phương Tây, sau vụ khủng bố tờ Pravda đăng bài phỏng vấn một học giả người Mỹ khét (nổi) tiếng “chống Mỹ” Christoph R. Hörstel, một người tin rằng vụ 11-9 là do chính quyền Mỹ dựng lên. Bài báo của Pravda có tựa đề trực diện: “CIA có can dự vào hành động khủng bố ở Saint Petersburg không?” lên trang ngay hôm khủng bố diễn ra, vào lúc tin tức mới cập nhật là có 10 người thiệt mạng (thay vì con số cuối cùng 14 người). Hörstel nói: “Tôi nghĩ các lãnh đạo Nga rất khôn ngoan để cố gắng thu hút Washington thảo luận về việc này. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng chính sách của Washington là chưa bao giờ thành thật trong vấn đề khủng bố. Họ luôn có xu hướng sử dụng vũ lực. Họ mang theo một cây búa và tin rằng tất cả các vấn đề xung quanh là những cái đinh. Họ cứ thế mà đóng và đã rất thành công trong việc sử dụng loại sức mạnh này. Và bây giờ họ đã tạo ra một vụ ám toán nhắm vào chính quyền Matxcơva. Thật không may đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Vụ khủng bố này trông chẳng giống chút nào các vụ khủng bố được thực hiện bởi ai đó đến từ Chechnya, đồng thời chẳng có chút liên kết nào”. Pravda hỏi: “Vậy bài học nào rút ra từ vụ này là gì?”. Và Hörstel đáp: “... Rõ ràng là cần kiểm tra những liên hệ với CIA”. ■ Tags: Nước NgaSaint PetersburgKhủng bố ở Saint PetersburgCuộc chiến khác
App cho vay nặng lãi: Không trả tiền không sống yên! Đ.THUẦN - Đ.THIỆN - TR.TÂN - M.HÒA 16/08/2022 1800 từ TTO - Sau một thời gian tạm lắng khi nhiều tổ chức tín dụng đen - cho vay qua app, bị công an truy quét thì gần đây loại tội phạm này có dấu hiệu hoạt động mạnh mẽ trở lại.
Chủ tịch Quốc hội: Tranh chấp, rủi ro về hợp đồng dầu khí ai chịu trách nhiệm? THÀNH CHUNG 16/08/2022 952 từ TTO - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng hợp đồng dầu khí rất quan trọng, ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ, đồng thời có tính chất dài hạn hàng chục năm nhưng quy định thành 2 bước phê duyệt thì sau này có chuyện ai chịu trách nhiệm?
Cựu giám đốc CDC Quảng Ninh 'tiệc tùng' vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật TIẾN THẮNG 15/08/2022 541 từ TTO - Theo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ninh, ông Ninh Văn Chủ đã chủ trì, tổ chức và tham gia các bữa tiệc chia tay, giao lưu trước khi nghỉ hưu theo chế độ với quy mô lớn, nhiều người tham gia, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Bú sữa pha với nước sông lắng phèn, bé 3 tháng tuổi xuất huyết tiêu hóa nặng XUÂN MAI 16/08/2022 531 từ TTO - Bé gái 3 tháng tuổi bị xuất huyết đường tiêu hóa, viêm ruột, nhiễm trùng huyết, nhiễm giun... do phụ huynh có thói quen dùng nước sông lắng phèn, không đun sôi, để pha sữa cho trẻ bú.
Biến thể BA.2.75 của Omicron xuất hiện tại Việt Nam DƯƠNG LIỄU 16/08/2022 520 từ TTO - Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông tin tại Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện các biến thể phụ mới của biến thể Omicron, trong đó có BA.2.75 với khả năng lây nhanh, số ca mắc đang có xu hướng gia tăng trở lại.