TTCT - Chuyện bắt đầu từ tháng 11-2022, khi Thông tấn xã Việt Nam phát bản tin cho biết lực lượng kiểm lâm của Vườn quốc gia Côn Đảo, trên đường đi tuần tra vào ngày 3-11, đã phát hiện chim bồ câu Nicobar… Tấm ảnh của kiểm lâm khá mờ vì chụp bằng điện thoại nhưng vẫn gây nên một cơn xao động trong giới nhiếp ảnh và cộng đồng yêu chim hoang dã, bởi hình ảnh mê hoặc của loài bồ câu Nicobar. Từ đó đến nay, khát khao săn ảnh bồ câu Nicobar ở Côn Đảo nung nấu trong tim các tay máy chuyên chụp chim hoang dã.Bộ lông tuyệt đẹp của Nicobar là hấp lực khiến con người săn lùng. Theo luật pháp Việt Nam, xâm hại đến nó lãnh án từ 2 đến 5 năm tù. Ảnh: Thuần VõBộ lông tuyệt đẹp của Nicobar là hấp lực khiến con người săn lùng. Theo luật pháp Việt Nam, xâm hại đến nó lãnh án từ 2 đến 5 năm tù. Ảnh: Thuần VõPhải đến đầu tháng 7-2023, một số tay máy nổi tiếng trong làng chụp chim hoang dã Việt Nam mới tìm thấy và chụp được con bồ câu có vẻ đẹp lạ thường này.Bồ câu Nicobar - Khổ vì đẹp và vì những viên đá trong bầu diềuTrong Sách đỏ Việt Nam, mục động vật (trang 190-191) bồ câu Nicobar xếp ở phần 139 theo alphabet. Theo đó, Nicobar (Caloenas nicobarrica) là một loài bồ câu được tìm thấy tại các hòn đảo nhỏ và những vùng bờ biển tại quần đảo Nicobar, quần đảo Mã Lai, Solomon và Palau.Nó hiện là thành viên duy nhất của chi Caloenas, là họ hàng gần nhất còn tồn tại của chim dodo (chim thư cưu) và Rodrigues solitaire (loài chim không biết bay, đã tuyệt chủng, từng sống trên đảo Rodrigues). Ở Việt Nam, bồ câu Nicobar chỉ được tìm thấy ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu).Chim bồ câu Nicobar có bộ lông sáng, đầu màu xám, chuyển dần thành màu xanh lá cây và màu đồng xuống thân. Đuôi rất ngắn và trắng tinh. Phần còn lại của bộ lông có màu xanh kim loại. Phần mỏ màu đen và có một núm nhỏ màu sậm; chân và bàn chân khỏe có màu đỏ xỉn. Con cái nhỏ hơn con đực một chút, lông ngắn hơn và phần dưới nâu hơn. Những con chim chưa trưởng thành có đuôi màu đen và hầu như không có ánh kim.Bồ câu Nicobar là loài du mục, lang thang theo đàn từ đảo này sang đảo khác, thường ngủ trên các đảo nhỏ ngoài khơi.Chim bồ câu Nicobar chung thủy một vợ một chồng. Mùa sinh sản của chúng thay đổi theo địa điểm nhưng thường diễn ra từ tháng giêng đến tháng ba. Bồ câu Nicobar làm tổ trong các khu rừng rậm rạp, dùng vài que gác lỏng lẻo trên cây, thường ở những nơi yên tĩnh hoặc ngay dưới tán cây. Con mái đẻ một quả trứng hình elip màu trắng pha chút xanh nhạt, cả bố và mẹ thay nhau ấp trứng trong khoảng 2-5 tuần.Bồ câu Nicobar bị săn bắt với số lượng đáng kể vì chúng quá đẹp. Đẹp đến mức huyền bí. Và đặc biệt, thời xa xưa chúng còn bị săn lùng bởi cơ thể chúng chứa một thứ rất độc đáo: đá mề! Đây là một loại đá nhỏ nằm trong bầu diều, giúp nghiền thức ăn thành một chất lỏng để mớm cho chim con. Người ta săn Nicobar để lấy đá mề làm trang sức.Nicobar cũng bị đe dọa do môi trường sống giảm sút khi nhiều đảo nhỏ ngoài khơi mà chúng yêu thích thường bị phá hủy bởi hoạt động xây dựng, bị ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp và cảng gần đó.Hiện tại, Sách đỏ của IUCN (Liên minh Bảo tồn thiên nhiên) và các nguồn khác không thống kê số lượng của chim bồ câu Nicobar. Theo Wikipedia, chỉ có 1.000 con chim trưởng thành xuất hiện ở Palau (quốc đảo). Hiện tại, bồ câu Nicobar được phân loại là Gần bị đe dọa (NT) trong Sách đỏ của IUCN, số lượng của chúng đang giảm dần. Thông tin trong phần động vật của Sách đỏ Việt Nam cho biết chúng ta chưa có điều kiện để nghiên cứu đầy đủ về bồ câu Nicobar.Một chuyến đi bão táp tìm bồ câu NicobarNhững ngày đầu tháng 7-2023, một nhóm các tay máy săn ảnh chim hoang dã nổi tiếng đã có chuyến đi tìm Nicobar để chụp ảnh. Chuyến đi kết cục có hậu, họ đưa nhiều bức ảnh chụp chim Nicobar lên trang Facebook cá nhân. Một bức ảnh đẹp lộng lẫy của Nicobar ở Côn Đảo xuất hiện hôm 28-7 trên trang thông tin giới thiệu Cuộc thi & triển lãm ảnh chim hoang dã Việt Nam 2023 lần đầu tiên tổ chức. Tác giả bức ảnh này là thành viên ban tổ chức - nhiếp ảnh gia Thuần Võ (Võ Quốc Thuần) vừa chụp được hôm 27-7 và dùng để "trang trí" giới thiệu cuộc thi."Tôi đã lên kế hoạch cho chuyến đi săn ảnh Nicobar vào ngày 27-7. Tối 26-7 ngồi giao lưu với một vài anh em vừa đi chụp chim về, thấy mọi người khoe ảnh mà mình sốt cả ruột vì háo hức - Thuận Võ kể - Anh em khuyên rằng thời tiết ngày 27-7 khá xấu nên cân nhắc lại, có thể không thể ra được đảo nhỏ vì có gió và sóng rất to nhưng vì tôi đã lấy vé máy bay nên thôi kệ, cứ bay ra xem sao".Cần nói thêm rằng những chuyến đi như thế này có thành công hay không là nhờ "thánh chim" Toby Trung, một bạn trẻ mà hầu hết giới chụp ảnh chim cần sự trợ giúp của anh. Trung lặn lội đi khắp Việt Nam, tìm tòi mọi nơi mọi chốn có chim độc đáo và làm hướng đạo dẫn mọi người đi chụp. Muốn đi săn ảnh Nicobar, đa số đều phải nhờ đến "thánh chim". "Tôi đáp chuyến bay đầu tiên trong ngày 27-7, đến Côn Đảo thì hơi thất vọng vì các tàu du lịch đều nằm bờ do thời tiết không tốt lắm - Thuận Võ kể - Tuy nhiên, dân đánh cá địa phương cho rằng thời tiết ấy "không đến nỗi nào" nên tôi thuê một thuyền câu đưa mình ra đảo Hòn Tre lớn, cách Côn Đảo tầm 2 hải lý. 9h sáng, chúng tôi đặt chân lên Hòn Tre lớn sau chuyến đi ghe tầm 40 phút. Sau khi xin phép kiểm lâm, Toby đưa tôi đến địa điểm chim bồ câu Nicobar hay về, cách trạm kiểm lâm khoảng 15 phút đi bộ băng rừng. Ngụy trang chỗ ngồi xong, tôi ôm máy chờ".Nicobar đang chăm sóc bộ lông đẹp. Ảnh: Thuần VõHòn Tre lớn - nơi Nicobar trú ngụ. Ảnh: TOBY TRUNGHải trình đầy vất vả của một chuyến săn ảnh Nicobar mùa mưa gió: di chuyển bằng thuyền câu và thúng từ Côn Đảo ra hòn Tre lớn. Ảnh: TOBY TRUNGHạnh phúc với Thuận Võ là anh chỉ ngồi chờ tầm 15 phút thì bồ câu Nicobar bay về. Con chim đậu cách anh chỉ khoảng 15m, khuất sau tán lá. "Ôi tha hồ mà bấm máy. Nhưng, anh biết rồi, cái bệnh của dân chụp ảnh chim là "được voi đòi tiên"! Đầu tiên chỉ mong sao được gặp. Gặp rồi, chụp rồi thì lại mong sao chim múa may một chút cho có ảnh đẹp hơn. Sau những loạt ảnh ghi nhận đầu tiên đó có vẻ như nó phát hiện ra tôi, nên bay đi. Tôi phải gia cố ngụy trang cho kín đáo hơn. Lần này, ngồi chờ cả giờ đồng hồ không thấy chim đâu. Đang lúc vừa đói, vừa buồn ngủ, con chim bỗng xuất hiện. Lần này nó chỉ cách tôi khoảng 8m, khuất sau tán cây. Tôi hồi hộp quay nhanh ống kính, bấm liên tục. Nó phát hiện ra tôi và bay đi ngay lập tức, đồng hồ lúc này chỉ 12g12. Rồi một cơn mưa ập đến, tôi nghĩ thế là xong rồi, có thể chỉ được số ảnh đó mà thôi. May mắn thay, đó chỉ là một cơn mưa rào chừng vài phút, trời hửng nắng trở lại. Vì đã có kinh nghiệm nhiều năm đi chụp chim hoang dã ở các cánh rừng trên cả nước, tôi biết thường thì sau cơn mưa, chim sẽ ra ngoài chổ ẩn nấp, chọn vị trí quen thuộc rỉa lông và tắm nắng nên tiếp tục ngồi im chờ đợi… 30 phút sau cơn mưa, một tiếng grù grù rất gần… Khi vén nhẹ màn che phía trước quan sát, một con chim Nicobar lộng lẫy tuyệt đẹp như trong sách ảnh đậu cách tôi chỉ tầm 20m, ngay một vị trí khá trống trải, có chút nắng rọi vào. Không có hạnh phúc nào lớn hơn. Nó đứng đấy mà xù cánh, tỉa tót bộ lông đẹp mê hồn. Gió biển thổi tới khiến bộ lông nó bay lòa xòa bay trong gió, đẹp vô kể. Suốt gần 30 phút sau đó nó múa may rỉa lông, tôi chụp hết hơn 11 ngàn tấm ảnh, quay được vài clip, ngốn gần hết chiếc thẻ nhớ 256 Gb" Ngay lúc con chim Nicobar bay đi thì Toby Trung quay lại mang cơm đến. "Thánh chim" xem ảnh Thuận Võ chụp được, mê quá nên ngồi lại chờ thêm. "Tôi phải rút lui vì công việc ở nhà còn nhiều quá" - Thuận Võ nói (anh là phó tổng giám đốc một tập đoàn thuốc của Hàn Quốc tại Việt Nam, phụ trách kinh doanh ở phía Nam).Chuyến ghe về kéo dài 90 phút của anh thật sự bão táp, khiến một người thành phố chỉ biết cầu nguyện, ói mật xanh mật vàng. Khi ấy, dàn máy móc như một gia tài lăn lóc dưới hầm tàu. Quay về TP.HCM trong chuyến bay cuối cùng ngày 27-7, đến hôm sau, Thuận Võ vẫn nguyên cảm giác nôn nao say sóng ấy. Chỉ đến khi mở máy tính xem lại những hình ảnh Nicobar anh chụp được, bao nhiêu mệt mỏi của anh tan biến…Những nhiếp ảnh gia và người mê chim hoang dã khác vẫn đang tiếp tục tới Côn Đảo theo dấu bồ câu Nicobar. Một vài người đã khoe những bức ảnh chim Nicobar mà họ chụp được. Hấp lực của loài chim này cũng lớn như danh tiếng vẻ đẹp của nó vậy.■ Cách đây 285 năm, nhà tự nhiên học người Anh Eleazar Albin (1690-1742) đã viết và vẽ minh họa một số cuốn sách bao gồm Lịch sử tự nhiên về côn trùng, Lịch sử tự nhiên của các loài chim, Lịch sử tự nhiên của nhện...Tranh màu nước vẽ Nicobar của Eleazar Albin trong cuốn Lịch sử tự nhiên của các loài chim năm 1738.Nicobar pigeon - Scanned 1885 EngravingVới cuốn Lịch sử tự nhiên của các loài chim phát hành năm 1738 (là cuốn sách đầu tiên về các loài chim, bao gồm các hình vẽ màu, chưa đầy 100 bản được in), ông và con gái Elizabeth Albin đã vẽ và tô màu tranh minh họa cho 101 loài chim, trong đó có bồ câu Nicobar (trong sách ghi là Nincombar). Trong sách, ông mô tả khá chi tiết loài chim này, giống như những gì chúng ta biết bây giờ, cho biết loài chim này đến từ quần đảo Nincombar gần Pegu, Ấn Độ. Theo lệnh của lãnh chúa Petre, ông đã mua hai con bồ câu này để tặng cho ngài Hans Loane vào năm 1737, khi chúng được đưa từ Ấn Độ sang. Gương mặt rạng rỡ của nhiếp ảnh gia Thuần Võ sau khi chụp được bộ ảnh Nicobar độc đáo, phía sau là Toby Trung. Ảnh: NVCCCôn Đảo sẽ được biết nhiều hơn nhờ NicobarTrong giới chụp ảnh chim hoang dã, có ý kiến cho rằng cần phải giấu địa điểm có chim quý hiếm nhằm tránh sự dòm ngó của giới bức hại thiên nhiên. Vậy việc công bố, rồi nhiều người kéo nhau đi chụp Nicobar có nên không? Thuần Võ có góc nhìn khác. "Tôi cho rằng tùy trường hợp. Với câu chuyện của bồ câu Nicobar, nó trú ngụ ở hòn Tre lớn, trên đó chỉ có lực lượng kiểm lâm chứ không có người dân nào. Vì vậy, rất khó xâm nhập. Hơn nữa, thời này không thể giấu được một việc gì, thay vào đó là cần công khai để quảng bá thương hiệu cho Côn Đảo như là một nơi bảo tồn tốt vì đất có lành thì chim mới đậu. Ai ai cũng đã biết Côn Đảo làm rất tốt việc bảo vệ rùa biển. Việc công bố những bức ảnh đẹp của Nicobar ở Côn Đảo là cần thiết". Tags: Bồ câu NicobarCôn ĐảoThiên nhiên hoang dã
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Tổng Bí thư dự phiên trọng thể Đại hội IX Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam QUỐC LINH 18/12/2024 Sáng 18-12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ 9, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tin thế giới 18-12: Ông Trump sắp cử người sang Ukraine; Mỹ nêu số thương vong của lính Triều Tiên THANH HIỀN 18/12/2024 Nga sẽ đưa vụ ám sát trung tướng Kirillov ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc; Mỹ khẳng định hàng trăm binh sĩ Triều Tiên thương vong ở Kursk.
'Sức hấp dẫn của du lịch Đà Lạt là không thể nghi ngờ, khách quốc tế cũng trở lại lần 2, lần 3' MAI VINH 18/12/2024 Ngày 18-12 tại TP Đà Lạt, UBND Thành phố Đà Lạt phối hợp với Báo Tuổi Trẻ tổ chức Hội thảo quốc tế “Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa địa phương”.
Tương quan sức mạnh giữa Việt Nam và Philippines ở ASEAN Cup 2024 HOÀI DƯ 18/12/2024 Tuyển Việt Nam vượt trội chủ nhà Philippines gần như mọi mặt trước cuộc đọ sức ở lượt trận thứ tư bảng B ASEAN Cup 2024.