TTCT - Mục tiêu xóa bỏ IS đòi hỏi thời gian nhiều năm nữa, mà có lẽ ông Obama không thể hoàn tất trước khi rời Nhà Trắng vào đầu năm 2017. Một trong những diễn biến có tầm tác động rộng lớn nhất đến toàn thế giới năm 2014 là sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) vào ngày 29-6, sau khi đã làm chủ khu vực lãnh thổ rộng lớn nối liền Iraq và Syria. Chỉ trong thời gian ngắn, IS đã bộc lộ bản chất cực đoan, tàn bạo và công khai thể hiện là kẻ thù man rợ của toàn thể loài người, kể cả người Hồi giáo. Sửng sốt trước sức mạnh bành trướng như vũ bão của IS, nhưng do bị động nên đến đầu tháng 8 Mỹ mới bắt đầu dùng không quân đánh phá IS tại Iraq, và cùng đồng minh Ả Rập oanh tạc IS tại Syria vào gần cuối tháng 9. Cũng trong tháng này, Mỹ hình thành một liên minh quốc tế chống IS gồm hơn 40 quốc gia, trong đó hơn 20 quốc gia đã có hành động thực tế chủ yếu tại Iraq và một phần tại Syria. Chiến lược của Mỹ là ưu tiên chặn đứng bước tiến của IS tại Iraq. Từ tháng 8-2014, IS đã không thể chiếm thêm các đô thị của Iraq, ngược lại bị đẩy lùi khỏi nhiều khu vực ở miền bắc. Tại Syria, hạ tầng cơ sở của IS bị đánh phá nặng nề. Nguồn cung cấp tài chính, vũ khí và nhân lực cho IS đang bị cộng đồng quốc tế dùng các biện pháp phong tỏa ngăn chặn quyết liệt. Chính quyền Obama quyết định không dùng quân Mỹ đánh IS trên chiến trường, dù chủ trương này gây tranh cãi bởi lập luận chỉ không kích thì không thể tiêu diệt IS trên thực địa. Mỹ có kế hoạch xây dựng lực lượng tại chỗ của Iraq và Syria để không phải dùng đến bộ binh Mỹ nhằm tránh nguy cơ sa lầy một lần nữa tại Iraq, giảm thiểu tác động tiêu cực đến chiến lược toàn cầu của Mỹ trong hoàn cảnh xuất hiện những thách thức mới. Tuy nhiên, việc triển khai chiến lược quốc tế chống IS tại Syria và Iraq diễn ra trong hoàn cảnh rất phức tạp. Mỹ chủ trương để các bên trong khu vực “chịu trách nhiệm chính” trong cuộc chiến này, nhưng Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, thế lực dòng Sunni và thế lực dòng Shiite... vừa tham gia chống IS vừa dè chừng lẫn nhau và ngầm tìm mọi cách không để “đối tác” của mình hưởng lợi từ mỗi thất bại của IS. Trong khi đó Iran, chính quyền Syria và Nga đứng ngoài liên minh quốc tế của Mỹ. Các nước này không cản trở cuộc chiến chống IS, nhưng hi vọng việc bận tâm với cuộc chiến này sẽ buộc Mỹ và phương Tây giảm áp lực đối với những vấn đề riêng của mỗi nước (Nga là vấn đề Ukraine, Iran có vấn đề nguyên tử, chính quyền Syria thì vẫn đứng trước thách thức tồn tại hay không tồn tại). Mặt khác, IS không phải là một thực thể chỉ hiện diện tại Iraq - Syria. Đây là một hệ tư tưởng thánh chiến vẫn có sức hấp dẫn trên một phạm vi khó xác định. Bởi thế, ngày 10-12 Bộ trưởng quốc phòng Mỹ (sắp mãn nhiệm) Chuck Hagel đã phải đề nghị quốc hội cho phép quân đội tiến hành các hành động quân sự chống IS ngoài khu vực Iraq - Syria trong trường hợp cần thiết. Mục tiêu xóa bỏ IS đòi hỏi thời gian nhiều năm nữa, mà có lẽ ông Obama không thể hoàn tất trước khi rời Nhà Trắng vào đầu năm 2017. Tags: Iraq
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 26-2025: Muốn biết kinh tế ra sao, hãy hỏi người tiêu dùng TTCT 10/07/2025 384 từ
Yêu cầu đúng tiến độ vành đai 3, đẩy nhanh làm vành đai 4 TP.HCM SƠN LÂM 12/07/2025 Các đơn vị cam kết dự án vành đai 3 TP.HCM đảm bảo đúng tiến độ, thông xe kỹ thuật trước 19-12.
Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Yêu cầu báo cáo Thủ tướng trước 20-7 QUỐC NAM 12/07/2025 Sau khi Bộ Tài chính báo cáo, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà có chỉ đạo về việc lựa chọn nhà thầu cao tốc liên quan kiến nghị của Sơn Hải.
Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT LÊ MINH 12/07/2025 Trong thời gian chờ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều học sinh lên mạng xã hội tìm việc làm thêm, nhiều em đã bị kẻ lừa đảo dụ dỗ vào bẫy 'việc nhẹ lương cao'.
Ukraine tuyên bố phá hủy đường ống dẫn khí của Nga ở Tây Siberia UYÊN PHƯƠNG 12/07/2025 Một quan chức tình báo quân sự của Ukraine tiết lộ vụ phá hủy nằm trong khuôn khổ một 'chiến dịch đặc biệt'.