"Bánh nách" nuôi cả gia đình

NGỌC HIỂN - NGỌC DƯƠNG 30/06/2013 00:06 GMT+7

TTCT - Tần tảo nuôi một gia đình có mẹ già thường hay đau ốm và ba người con đang tuổi ăn học, chị Nguyễn Thị Phước bắt đầu một ngày làm việc từ 4g sáng. Chị làm đủ loại bánh, từ bánh bèo, bánh lọc đến bánh ướt, nậm, ram, ít... để bỏ mối cho bạn hàng và đi bán vào buổi chiều.

Chồng chị là thợ hồ, thỉnh thoảng cũng tham gia nhào bột, vắt bánh.

Phóng to
Mẻ bánh ít đầu tiên ra lò

Từ 4g chiều, chị xếp bánh vào rổ, đạp xe lên trung tâm TP Huế. Gửi xe ở nhà người quen, một tay nách rổ bánh, một tay xách các loại nước chấm và gia vị, chị đi khắp các nẻo đường. Các loại bánh trở thành “bữa lỡ” của nhiều gia đình và những người bán hàng trên các tuyến phố chị đi qua. Chiều tối, chị dừng chân mời chào ở các quán nhậu vỉa hè. Những ngày mưa, bánh bán ế trở thành bữa ăn tối của gia đình chị.

Làng Vân Dương ở phía đông TP Huế còn được gọi là làng “bánh nách”, một cách ví von hình ảnh những phụ nữ cắp rổ bánh bên hông đi bán dạo. Hơn 20 năm qua, gia đình chị Phước sống nhờ nghề bánh. Không chỉ vậy, ba người con của chị còn được học hành đàng hoàng: con gái lớn theo học ngành giáo dục tiểu học của Trường ĐH Sư phạm Huế, con trai kế đang học sửa ôtô và con gái út vừa vào lớp 9 Trường THCS Chu Văn An.

Phóng to
Ngày nào em Nguyễn Thị Giang, con út chị Phước, cũng đỡ đần công việc cùng mẹ
Phóng to
Tầm 4g sáng mỗi ngày, chị Phước nhóm lửa luộc mẻ bánh lọc đã làm từ đêm hôm trước cho các mối lấy sớm
Phóng to
Chị Phước đi bán dạo lúc chiều tối
Phóng to
“Bánh nách” của chị Phước ngon có tiếng một phần nhờ các loại nhân tôm, nhân đậu với gia vị vừa đủ
Phóng to
Bao nhiêu củi to củi nhỏ chị Phước đều tự tay chẻ
Phóng to
Để vắt bánh lọc, bột sắn phải được giã mịn và vo tròn từng cục để luộc sơ

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận