TTCT - Khi trẻ em hầu như không thấy tiền trong giao dịch mua bán hằng ngày mà chỉ thấy hàng hóa về đầy nhà sau khi quẹt thẻ, ấn nút trên điện thoại và máy tính, việc dạy trẻ về tiền trong giao dịch không tiền mặt đang làm khó cha mẹ. "Heo đất" điện tử kết nối với smartphone của bố mẹ để dạy con về tiền và tiết kiệm trong thời không tiền mặt. Sản phẩm của Ngân hàng ASB (New Zealand)Thế hệ trước có lẽ ai cũng từng có thời đếm từng tờ bạc lẻ, vuốt phẳng phiu cho vào heo đất hay mua quà bánh ở căngtin trường tiểu học. Đó cũng là cách trẻ con ngày xưa học cách nhớ mệnh giá, đếm tiền, mua hàng, nhận tiền thừa, thậm chí là tiết kiệm.Với trẻ em thuộc thế hệ sinh ra đã có công nghệ bao quanh, sóng Internet khắp nơi thì lại khác. Mọi thứ được mua bán và giao nhận hoàn toàn trực tuyến chỉ sau vài cú chạm trên smartphone, cần gì thiếu gì thì cũng tìm đến smartphone, khiến trẻ vô tình không biết được vai trò của tiền trong các giao dịch ấy cũng như tiền là do cha mẹ kiếm được (chứ không phải đơn vị ảo trong game) hay thế nào là chi tiêu.Năm 2014, Ngân hàng Commonwealth Bank ở Úc (CBA) đã khảo sát với 1.000 phụ huynh và được phản hồi rằng mặc dù trẻ em ngày nay kiếm tiền và tiết kiệm tiền sớm hơn thời của bố mẹ chúng nhưng giao dịch không tiền mặt đang khiến trẻ khó khăn hơn khi học về giá trị của tiền bạc, vì chúng không thấy được phải mất một thứ hữu hình (là tờ bạc) mới có được thứ mình cần.Lyn McGrath, quản lý bộ phận bán lẻ của CBA, cho rằng những tiến bộ trong công nghệ và sự phổ biến của giao dịch điện tử hiện nay đồng nghĩa với việc chúng ta cần cho trẻ em thực hành nhiều hơn trong quản lý tiền khi không nhìn thấy tờ tiền. “Nhiều trẻ đã quen với việc thấy cha mẹ trả tiền cho mọi thứ bằng một tấm thẻ hoặc một cú nhấp chuột. Điều này có thể khiến các em nghĩ rằng tiền là một nguồn tài nguyên vô hạn luôn có sẵn” - bà McGrath nói.Nếu trẻ có ấn tượng này, hãy giúp trẻ hiểu rằng tiền trong thẻ hay trên ứng dụng từ điện thoại là lấy từ tài khoản ngân hàng của bố mẹ, do bố mẹ làm việc mà có và nó không phải là vô hạn. Các giao dịch không tiền mặt thật ra có giá trị vì với mỗi giao dịch được thực hiện, có một số tiền nhất định đã chuyển từ tài khoản của người này sang tài khoản của người khác giống như lấy tiền trong ví trả ở cửa hàng.Khi trẻ ít tiếp xúc hay thấy cha mẹ phải mở ví lấy tiền, chúng sẽ không hiểu được cái gọi là “nỗi đau màng túi”, tức cảm thấy đau xót khi xài tiền. Người lớn cũng vậy - nhiều nghiên cứu đã phát hiện người mua đã chi tiêu nhiều hơn khi quẹt thẻ so với khi mua bằng tiền mặt, vì thế mà bố mẹ nên tự làm gương cho trẻ. Các chuyên gia khuyên phụ huynh cần giải thích cho con rằng tiền trong tài khoản cũng “thật” như tiền mặt trong tay, và do đó, nếu mua ngoài khả năng chi trả thì hậu quả sẽ rất đau đớn. Bố mẹ có thể để con cộng các khoản tiền vào ra trong thẻ ngân hàng của mình. Khi mua hàng online, để con ấn nút thanh toán và chỉ cho con thấy tiền đã rời khỏi tài khoản của bạn ở ngân hàng như thế nào.Theo trang moneysmart.gov.au của Chính phủ Úc, bố mẹ nên bắt đầu giáo dục trẻ sớm về nguồn gốc của tiền, làm sao để tiết kiệm và chi tiêu thông minh, tài khoản trong ngân hàng… Chúng ta không cần phải là chuyên gia về tài chính để nói với con về tiền bạc. Từng bước một, hãy cho con biết về các tờ tiền và giá trị của chúng.Mark Brennan, quyền giám đốc Ngân hàng Unity của Úc, cho biết vợ chồng anh khuyến khích con tự kiếm tiền bằng cách làm việc nhà chăm chỉ để có các khoản tiền công, tiền thưởng; tập cho con biết lên kế hoạch mua sắm một món đồ cụ thể và dựa vào đó để đặt mục tiêu kiếm tiền và tiết kiệm tiền. Một quy tắc mà vợ chồng Brennan cho là rất quan trọng trong thời đại kỹ thuật số ngày nay là yêu cầu con xin phép trước khi mua bất cứ thứ gì trên các kho ứng dụng hoặc cửa hàng trực tuyến. Đây là sự thận trọng cần thiết vì nhiều bố mẹ đã ngã ngửa khi con cái mượn điện thoại chơi game rồi tài khoản của họ bị trừ tiền. Theo Channel News Asia, một ông bố ở Singapore đã bị trừ đến gần 15.000 USD trong tài khoản từ thẻ tín dụng vì con gái đã phóng tay mua rất nhiều đồ trong game.Có một số bố mẹ không muốn nói với con về những hậu quả nghiêm trọng khi chi tiêu quá mức và lâm nợ, nhưng chuyên gia cho rằng đây là chủ đề không nên né tránh. Ngày nay, điện thoại và thẻ ngân hàng chính là “ví” của chúng ta và cách bảo vệ những cái “ví” điện tử này cũng khác. Hãy nói với con về nạn lừa đảo trực tuyến như lừa tiền từ thiện, lừa trúng thưởng và dặn con cẩn trọng khi được yêu cầu cung cấp mã OTP (mật khẩu sử dụng một lần) hoặc thông tin bí mật khác.Báo Financial Times nhấn mạnh trẻ em cần một không gian an toàn để rèn luyện, tiếp cận với các công cụ kỹ thuật số từ sớm trước khi thực sự phải chịu trách nhiệm về tiền bạc trong tương lai. Trẻ cần biết về những cạm bẫy trong giao dịch không tiền mặt khi trên mạng xã hội đầy rẫy những lời mời gọi đường mật như “mua trước, trả sau” có nguy cơ để lại những hậu quả khôn lường. Tất cả chúng ta đều muốn những gì tốt nhất cho con mình, vì vậy nói chuyện về giao dịch không tiền mặt từ khi con còn nhỏ là cách đảm bảo chúng được chuẩn bị trước khi va chạm trong thế giới thật khi được tiếp cận với tín dụng và tiền vay.■ Tags: Cha mẹDạy conKhông tiền mặtCon cáiThanh toán không tiền mặtNgày không tiền mặt
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
Liên danh Đèo Cả - Fecon - PowerChina - Sucgi muốn được làm metro số 2 và một số metro khác ĐỨC PHÚ 08/07/2025 Liên danh gồm Đèo Cả, Fecon (Việt Nam) và Tập đoàn PowerChina, Công ty Sucgi (Trung Quốc) đề xuất tham gia làm metro số 2 và các tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM.
Người đàn ông cởi trần đứng giữa đường sắt có chắn, tàu hỏa Bắc - Nam tông thiệt mạng ĐỨC TRONG 08/07/2025 Vụ tai nạn xảy ra chiều 8-7 trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, đoạn qua xã Suối Kiết, tỉnh Lâm Đồng khiến người đàn ông chết tại chỗ.
Báo chí Tây Ban Nha ca ngợi nhà vô địch Lê Quang Liêm 'chắc như đá granit' và khiêm tốn HUY ĐĂNG 08/07/2025 El Pais, tờ báo uy tín của Tây Ban Nha, ví von Lê Quang Liêm như 'đá granit' sau chiến thắng ấn tượng của anh trước cựu vua cờ Viswanathan Anand để vô địch giải Leon Masters, diễn ra tại Tây Ban Nha.
Đổi người lái để 'trốn' phạt, tài xế và hợp tác xã vận tải đối mặt giấy phạt 80 triệu HỒNG QUANG 08/07/2025 Đang bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe nhưng anh T. vẫn lái xe chở khách. Gặp cảnh sát giao thông, anh T. nhờ anh D. tự nhận là người lái xe.