TTCT - Cải tổ hệ thống y tế sau đại dịch là điều tất yếu với mọi quốc gia và tại một số nước, những kế hoạch hành động mạnh mẽ đã được đưa ra, mà mấu chốt là tăng phúc lợi cho đội ngũ y tế tuyến đầu. Khi cuộc chiến chống COVID-19 toàn cầu đã bước sang năm thứ 3, tin tức về đội ngũ y tế sức cùng lực kiệt, bỏ việc hàng loạt hay xuống đường biểu tình đòi được bảo vệ và phúc lợi tốt hơn đã không còn là chuyện lạ. Lý do thì ai cũng rõ: những đợt bùng nổ số ca nhiễm liên tiếp khiến bệnh viện quá tải còn lực lượng bác sĩ, y tá càng thêm khủng hoảng. Ảnh: APCải tổ hệ thống y tế sau đại dịch là điều tất yếu với mọi quốc gia và tại một số nước, những kế hoạch hành động mạnh mẽ đã được đưa ra, mà mấu chốt là tăng phúc lợi cho đội ngũ y tế tuyến đầu.Hồi tháng 1, Thống đốc New York Kathy Hochul công bố khoản đầu tư khổng lồ 10 tỉ USD trong vòng 5 năm tới, dành trực tiếp cho ngành y tế của tiểu bang. Lực lượng y tế nức lòng khi nghe bà thống đốc tuyên bố khoản chi chưa từng có trong lịch sử này sẽ dành để “đền đáp các nhân viên y tế đã liều mạng sống để giúp người khác trong đại dịch”. Hành động tri ân không phải là “cứ nói mãi việc ta biết ơn lực lượng y tế như thế nào”, mà là “dành cho họ những gì họ đáng được nhận”, ở đây là tổng ngân sách 1 tỉ USD dành riêng làm tiền thưởng.Khoản đầu tư do bà Hochul đề xuất còn bao gồm 1,6 tỉ USD để nâng cấp các bệnh viện và nhà dưỡng lão và nhiều chương trình khác nhằm “tái thiết đội ngũ chăm sóc y tế” và “xây dựng và đảm bảo nhân lực cho hệ thống y tế hiện đại và có sức chống chịu cao mà [bang New York] cần trong tương lai”.Trước đó, tại một sự kiện trực tuyến hồi tháng 10-2021, Bộ trưởng Tài chính Malaysia Tengku Zafrul Aziz cũng tuyên bố nước này sẽ tiến hành một cuộc cải cách trong trung và dài hạn đối với ngành y tế, đồng thời với tăng ngân sách hằng năm cho lĩnh vực này. Khi COVID-19 đang dần chuyển sang bệnh đặc hữu, ông Zafrul cho rằng Malaysia cũng như các nước ASEAN đều cần đầu tư nhiều hơn để cải thiện năng lực của hệ thống y tế, cụ thể là xây dựng các trung tâm bệnh truyền nhiễm và phát triển vắc xin.Chi trả xứng đáng cho đội ngũ y tế là điều phải làm, song chuyện dựng lại hệ thống y tế mạnh mẽ hơn sau đại dịch cần nhiều hơn chuyện tiền nong. Rayna Letourneau, phó giáo sư ngành điều dưỡng tại Đại học Nam Florida, cho rằng cách xếp ca trực linh hoạt hơn có thể có tác dụng lâu dài trong việc giảm tải cho đội ngũ y bác sĩ, nhất là những người đã có thâm niên, không kham nổi ca làm việc 12 tiếng vì tuổi tác. Một số bệnh viện cũng đang cố gắng giữ chân y tá, điều dưỡng giỏi, có kinh nghiệm với mô hình “cấp cứu từ xa”: nhân viên có kinh nghiệm ngồi ở nhà và trực cùng nhân viên trẻ hơn ngồi ngay phòng cấp cứu.Ngăn nhân viên có kinh nghiệm nghỉ việc hay nghỉ hưu sớm có lợi cho cả bệnh viện, bệnh nhân lẫn các nhân viên y tế khác: cơ sở không mất đi nhân sự có chuyên môn cao, bệnh nhân được chăm sóc tốt và các nhân viên trẻ có thể vững tâm khi làm nghề, theo Beth Wathen - chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng săn sóc đặc biệt Hoa Kỳ.
TAND giải quyết tranh chấp đất đai: Bỏ một quan niệm không hợp thời DƯƠNG NGỌC HÀ THỰC HIỆN 28/03/2023 2045 từ
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận lời mời thăm Mỹ từ Tổng thống Joe Biden DUY LINH 30/03/2023 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhắc lại lời mời thăm cấp cao lẫn nhau trong cuộc điện đàm tối 29-3. Hai nhà lãnh đạo vui vẻ nhận lời và giao các cơ quan liên quan thu xếp thời gian thích hợp.
Chính thức: Indonesia bị tước quyền đăng cai U20 World Cup, 'chủ nhà' mới chưa có ĐỨC KHUÊ 29/03/2023 Sau cuộc họp diễn ra hôm 29-3, Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) quyết định hủy quyền đăng cai U20 World Cup của Indonesia.
Nguy cơ 'ghê gớm' gì khiến Elon Musk kêu gọi tạm dừng phát triển trí tuệ nhân tạo? NGHI VŨ 29/03/2023 Elon Musk cùng nhiều chuyên gia trong ngành kêu gọi tạm dừng 'huấn luyện' AI vì nguy cơ mất kiểm soát.
Nhiều người trẻ nghiện tình dục ảo, phải làm sao? THU HIẾN 30/03/2023 Nhiều nam giới đang phải tìm đến các bác sĩ chuyên khoa về nam học, tâm lý để được hướng dẫn, điều trị các bệnh lý do nghiện tình dục ảo.