TTCT - Bỏ thi đại học, thay đổi cách thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT và lấy kết quả đó xét tuyển đại học có lẽ chưa thật chín muồi trong giai đoạn hiện nay. Bởi dẫu thay đổi cách gì chăng nữa mà đề thi quá dễ, các ban ngành địa phương “à uông” với nhau để “cả nhà đều vui” thì kết quả vẫn sẽ cao ngất ngưởng như những năm qua. Nghịch lý giữa hai kỳ thi Phóng to Mỗi đợt thi là một lần lo lắng, tốn kém cho phụ huynh và xã hội nhưng hiệu quả luôn là câu hỏi treo lơ lửng. Trong ảnh: phụ huynh ngồi chờ thí sinh thi đại học tại điểm thi Trường THPT công lập Trưng Vương (TP.HCM) - Ảnh: Quang Định Nâng chất cho quy định Theo thiển ý cá nhân, học sinh học hết lớp 12 mà kết quả các môn đều đạt theo quy định của Bộ GD-ĐT thì đương nhiên tốt nghiệp THPT mà không cần một kỳ thi nào nữa. Nếu muốn nâng chất lượng học sinh đạt yêu cầu cao hơn thì hãy nâng chuẩn quy định của Bộ GD-ĐT lên. Việc thi/xét tuyển vào các trường trung cấp, cao đẳng, đại học nên do các trường đó tự quyết cách thức tiến hành cả về môn thi, kiểm tra kỹ năng, phỏng vấn, bài luận cá nhân, thời gian, địa điểm... sau khi đã được Bộ GD-ĐT và cơ quan chủ quản phê duyệt. Các trường có thể phối hợp với nhau để tổ chức chung, hoặc sử dụng kết quả của nhau hoặc tiến hành lệch thời gian... để thêm cơ hội lựa chọn cho thí sinh và nhà trường. Việc này mở rộng quyền và tăng trách nhiệm cho đơn vị tuyển chọn vì họ chính là cơ sở đào tạo các em về sau. Đồng thời giúp tránh gò bó các trường vào việc tuyển sinh theo khối mà thực chất việc học và làm sau này chưa chắc đã sử dụng kiến thức của môn đó. Ví dụ: học sinh thi vào các ngành kinh tế đăng ký khối A (toán - lý - hóa) hoặc A1 (toán - lý - anh) thì suốt từ lúc đỗ trở đi rất có thể chẳng bao giờ còn học và làm gì liên quan đến kiến thức vật lý, hóa học nữa. Dẫn đến nhiều em đỗ đầu vào điểm cao nhưng quá trình học mới nhận ra mình chọn sai ngành, ngược lại nhiều em tuy trượt nhưng thật sự có sở trường về ngành học đó. Mặt khác, tăng tự chủ đầu vào cho các trường rất phù hợp với xu hướng để các trường tự cấp bằng cho sinh viên, vì uy tín và lợi ích lâu dài của mình nên các trường sẽ sàng lọc nghiêm túc. Gốc vấn đề Tuy nhiên, cái gốc của những nghịch lý là nên xem xét lại quy trình dạy và học một cách hệ thống và triệt để, bởi: - Không phải ai cũng cần và có thể cố vào đại học cả về mặt cá nhân (năng lực hạn chế hoặc hoàn cảnh không cho phép) lẫn xã hội (quốc gia cần cả thầy lẫn thợ đúng mực chứ không hoan nghênh đối tượng dở thầy dở thợ), nhưng chắc chắn ai cũng mong muốn cuộc sống đẹp đẽ hơn. Giáo dục phổ thông nên hướng tới điều này, ai học xong THPT cũng phải có khả năng cải thiện cuộc sống bản thân tốt hơn. - Học hành 12 năm đèn sách phải có khối kiến thức rộng đủ để trang bị cuộc sống tự lập đơn giản, đủ hiểu biết căn bản về pháp luật, văn hóa, cư xử, tương quan logic, đủ nhận thức rõ về khả năng và sở thích của bản thân để ra các quyết định tiếp theo thích hợp... như ý nghĩa đích thực của từ “phổ thông”. Hiện nay có mấy học sinh làm được điều này, mà nếu đạt đến thì có lẽ do hoàn cảnh thúc đẩy và nỗ lực phi thường của bản thân chứ không phải chỉ nhờ giáo dục phổ thông. - Đâu chỉ tồn tại nghịch lý giữa điểm thi tốt nghiệp THPT và đại học hằng năm, mà còn giữa điểm thi đầu vào và đầu ra của sinh viên, giữa kết quả tốt nghiệp đại học và khả năng thực hiện công việc chuyên môn của người đó. Cho rằng kỳ thi tuyển sinh đại học và quá trình đào tạo ở bậc đại học là nghiêm túc (ít nhất đối với hệ chính quy) thì nghịch lý trên do đâu? Phải chăng do các em chưa biết đánh giá năng lực bản thân nên chọn ngành sai? Có thể do môn thi đầu vào quá khác biệt với những kiến thức được đào tạo trong quá trình học? Hay do các môn ở bậc đại học quá cách biệt so với yêu cầu thực tế công việc đòi hỏi? Như thế nhà trường có bổ sung cho các em khả năng suy biến và thích ứng hay không?... Rất cần Bộ GD-ĐT chủ trì/đặt hàng đơn vị nghiên cứu cẩn thận vấn đề trên nhằm tránh lãng phí trong sự nghiệp trồng người. Tags: Thi tốt nghiệpPhản hồiXét tuyểnKết quảNgịch lý
Metro định hướng cho tương lai đô thị ts nguyễn ngọc hiếu (Trường đại học Việt Đức) 25/12/2024 1607 từ
Donald Trump - Tập Cận Bình: Quan hệ cá nhân, quan hệ siêu cường NGUYỄN THÀNH TRUNG 23/12/2024 1666 từ
Singapore - Việt Nam (Hiệp 1) 0-0: Thanh Bình bị từ chối bàn thắng ĐỨC KHUÊ 26/12/2024 Phút thứ 10, Thanh Bình sút tung lưới Singapore nhưng không có bàn thắng do lỗi việt vị.
Đội hình tuyển Việt Nam đấu Singapore: Xuân Son, Quang Hải, Hoàng Đức đá chính HOÀNG TÙNG 26/12/2024 HLV Kim Sang Sik điền tên các cầu thủ Nguyễn Xuân Son, Quang Hải, Hoàng Đức trong đội hình ra sân tuyển Việt Nam đấu Singapore lúc 20h tối nay 26-12.
Ông Lưu Bình Nhưỡng nhận cánh cổng gỗ nhà thờ 75 triệu đồng nhưng 'can thiệp tòa án' bất thành DANH TRỌNG 26/12/2024 Ông Lưu Bình Nhưỡng bị cáo buộc lấy tư cách đại biểu Quốc hội ký văn bản gửi UBND, chánh án Tòa án nhân dân TP Hải Phòng... can thiệp giải quyết theo hướng có lợi cho vụ án tranh chấp đất đai của một người dân, hưởng lợi cánh cổng gỗ 75 triệu đồng.
Bách Hóa Xanh thu hồi toàn bộ giá đỗ được cho là ngâm chất cấm từ nhà cung cấp NGUYỄN TRÍ 26/12/2024 'Chúng tôi đã ngay lập tức thu hồi và ngưng bán toàn bộ hàng hóa của nhà cung cấp này, cũng như tiến hành kiểm nghiệm lại tất cả sản phẩm giá đỗ đang cung cấp cho chuỗi'.