TTCT - Ông bà mình thường có câu nói cửa miệng khá thâm thúy: “Nuôi con cho khôn lớn”, và nếu đặt nội hàm câu nói ấy vào hoàn cảnh cuộc sống hiện tại - khi mà vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em ngày càng khó lường - thì câu nói ấy sẽ đánh động nhiều bậc phụ huynh nhìn nhận lại cách quan tâm con mình. Minh họa: Bảo Tâm Có nhiều người thương con, lo lắng cho con, chăm sóc con theo kiểu đảm bảo cho con cái tốt về phần “lớn”. Còn phần cực kỳ quan trọng cho tương lai của con trẻ là “khôn”, nhiều bậc phụ huynh còn qua loa, thậm chí là bối rối. Trẻ em đã được dạy dỗ để bảo vệ mình như thế nào? Và những người lớn sẽ hiểu các hành vi mang hơi hướng xâm hại ra sao thì chưa chắc ai cũng rõ. Văn hóa Việt Nam chúng ta là yêu thương con trẻ theo kiểu đại gia đình bao bọc. Tính “làng xã” trong kiểu tình yêu đại gia đình như vậy sẽ khiến đứa trẻ là trung tâm, là thiên thần chung của bất cứ ai yêu thích chúng, kể cả người ngoài. Chẳng khó để chúng ta thấy cảnh hết người này hoặc người kia nựng nịu, hôn hít, thậm chí cấu véo “yêu” vào những nơi nhạy cảm của trẻ. Trẻ con dù ở bất cứ độ tuổi nào chắc chắn cũng sẽ bị động trước những hành vi này. Và có bao nhiêu người lớn sực nhớ đến việc phải dạy cho chúng “khôn” khi đọc được những mẩu tin xâm hại tình dục trẻ em nhan nhản trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mà nhiều trường hợp cũng được bắt đầu bằng những hành vi tương tự? Tôi có đứa cháu gái 5 tuổi. Cháu thương tôi và gần gũi với tôi hơn cha mẹ cháu. Cháu đi học về và thỏ thẻ với tôi “bạn H. hôm qua nói yêu con”. Tôi hỏi cháu đã nói với mẹ chưa? Cháu im lặng, không biết trả lời. Làm sao cháu có thể trả lời được câu hỏi của tôi, khi cháu chưa trải qua một lần như vậy? Tôi chỉ cháu cách phải bảo vệ thân thể mình. Chỉ có cha, mẹ, bà nội mới được dẫn cháu đi vệ sinh, mới được đụng chạm vào cháu. Tôi hướng dẫn cháu cách đứng, ngồi, khi cháu bận váy. Lúc gặp người lạ như bạn của cha, của mẹ, của bác chẳng hạn, cháu phải biết làm gì. Sẽ là quá nhiều để một lần dạy cháu khôn. Nhưng muốn cháu mình “khôn” thì phải là một quá trình quan sát và dạy dỗ. Hiện tại rất khó để người lạ nào có thể đụng chạm vào cháu, kể cả khi cháu chơi đùa với bạn học. Từ những việc nhỏ như đụng chạm, hôn hít rồi dẫn đến những chuyện tiêu cực như xâm hại tình dục là một khoảng cách trong chớp mắt, đặc biệt là với những đối tượng non nớt như trẻ em. Cuộc sống hiện tại không thể buộc chúng ta cứ phải để mắt nhiều đến con cái mình. Nhưng cái sai của nhiều phụ huynh là luôn vin vào suy nghĩ như vậy. Trẻ con rất thích được lắng nghe, và được nói chuyện, đặc biệt là với cha mẹ. Cho nên trước khi nghĩ tới chuyện phối hợp với thầy cô, ông bà để dạy dỗ các cháu thì chính các bậc cha mẹ hãy là người thầy, người bạn trước tiên của con. Phải hòa nhập vào thế giới của con trẻ, để khéo léo dạy cho con trẻ biết cách tự bảo vệ thân thể của mình và những điều khác. Trẻ con tuổi nào cũng vậy. Chúng chỉ nghe lời của những người chúng yêu và chịu làm bạn với chúng.■ Tags: Xâm hại tình dục trẻ emNgười lớn sai gìDạy con khôn
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 26-2025: Muốn biết kinh tế ra sao, hãy hỏi người tiêu dùng TTCT 10/07/2025 384 từ
Yêu cầu đúng tiến độ vành đai 3, đẩy nhanh làm vành đai 4 TP.HCM SƠN LÂM 12/07/2025 Các đơn vị cam kết dự án vành đai 3 TP.HCM đảm bảo đúng tiến độ, thông xe kỹ thuật trước 19-12.
Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Yêu cầu báo cáo Thủ tướng trước 20-7 QUỐC NAM 12/07/2025 Sau khi Bộ Tài chính báo cáo, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà có chỉ đạo về việc lựa chọn nhà thầu cao tốc liên quan kiến nghị của Sơn Hải.
Chiến sự Ukraine sắp có bước ngoặt lớn? NGỌC ĐỨC 12/07/2025 Tình hình chiến sự tại Ukraine hứa hẹn nhiều bước ngoặt đáng kể khi Tổng thống Trump công khai cân nhắc thay đổi cách tiếp cận cuộc xung đột.
Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường TRANG NGUYỄN 12/07/2025 Có bao nhiêu học sinh đủ ý thức kỷ luật và tự giác để điện thoại nằm yên trong cặp và chuyên tâm học tập?