TTCT - Một câu hỏi lơ lửng trong đại dịch COVID-19 chưa được trả lời thấu đáo: vì sao cùng điều kiện như nhau mà có nước bị nặng, số lượng ca nhiễm lẫn tử vong cao hơn gấp nhiều lần nước khác? Cơ cấu dân số là một trong các yếu tố có thể ảnh hưởng mức độ nặng nhẹ của dịch bệnh. -Ảnh: StatIran và Iraq nằm gần nhau, chia sẻ một biên giới chung, nhưng số ca tử vong ở Iran nhiều đến nỗi phải dùng cách chôn tập thể, trong khi Iraq số người chết vì dịch mới hơn 340. Cùng là đô thị nhưng New York, London, Paris suy sụp trong khi Bangkok, Baghdad, New Delhi hay Lagos hầu như chưa suy suyển.Sau khi phỏng vấn hàng chục chuyên gia bệnh truyền nhiễm, quan chức y tế, các nhà dịch tễ học, các nhà nghiên cứu ở khắp thế giới, New York Times xác định 4 yếu tố có thể giúp giải thích vì sao virus sinh sôi mạnh ở một số nơi và nhanh chóng biến mất ở nơi khác: yếu tố dân cư, văn hóa, môi trường và tốc độ phản ứng của chính quyền.Điểm chung và ngoại lệNhiều nước thoát cảnh dịch lan tràn rộng là nhờ cơ cấu dân số, tỉ lệ người trẻ cao. Giáo sư Robert Bollinger, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm ở Trường đại học Y khoa Johns Hopkins, cho rằng người trẻ mắc bệnh thường có triệu chứng nhẹ hơn, thậm chí không có triệu chứng, ít lây lan cho người khác hơn. Tỉ lệ người trẻ mắc bệnh dẫn đến tử vong rất thấp, thấp hơn người lớn tuổi nhiều lần.Châu Phi - lục địa có dân số trẻ nhất thế giới với 60% dân cư dưới 25 tuổi - đến hết ngày 7-6 có hơn 180.000 ca bệnh, ít so với tổng dân số 1,3 tỉ người. Ở Thái Lan hay Iraq, số liệu thống kê cho thấy độ tuổi 20-29 có tỉ lệ lây nhiễm cao nhất nhưng lại ít có triệu chứng nhất. Ngược lại, tuổi bình quân ở Ý, một trong những nước bị nặng nhất, là 45 tuổi. Tuổi bình quân các ca tử vong ở nước này là 80.Ở đây cần nhấn mạnh: khảo sát và quan sát của New York Times mang tính khái quát hóa, chứ không hẳn là kết luận vì có những trường hợp ngoại lệ. Nhật Bản có dân số già bình quân cao nhất thế giới nhưng mới chỉ khoảng 920 ca tử vong. Vùng Guayas của Ecuador, nơi bị nặng nhất với hơn 7.000 ca tử vong, lại là vùng có dân số trẻ nhất nước này, chỉ có 11% dân số trên 60 tuổi.Yếu tố thứ nhì mà một số nhà dịch tễ học cho rằng đã giúp giảm sự lây lan của dịch bệnh là “văn hóa tự cách ly” từ trước dịch. Ở Thái Lan hay Ấn Độ, người quen gặp nhau thì chắp tay chào hỏi từ xa, không bắt tay cũng chẳng ôm hôn. Còn ở Nhật và Hàn Quốc, mọi người cúi gập đầu chào nhau. Ở đây ngay từ khi chưa có dịch COVID-19 người dân đã có thói quen đeo khẩu trang ở chốn công cộng.Ở các nước phát triển, tập quán đưa người già vào nhà dưỡng lão sống chung với nhau là phổ biến, trong khi ở các nước nghèo hơn, chăm sóc người già tại nhà phổ biến hơn. Các nhà dưỡng lão đang trở thành các ổ lây nhiễm nóng tại nhiều nước châu Âu và Bắc Mỹ.Sự “cách ly” về mặt địa lý cũng giúp đáng kể trong khống chế dịch. Những vùng ở xa các lộ trình đông đúc của một thế giới kết nối như các hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương hay vùng Hạ Sahara ở châu Phi ít khách quốc tế nên cũng ít dịch bệnh hơn. Tỉ lệ mắc bệnh tương đối thấp ở châu Phi, ngoài yếu tố dân số trẻ còn có yếu tố khách du lịch ít, các chuyến bay quốc tế không nhiều như giữa châu Á với châu Âu.Sự “cách ly về mặt địa chính trị” cũng là yếu tố không thể bỏ qua: các nước do xung đột chính trị, chiến tranh như Venezuela, Syria hay Iraq cũng hạn chế đi lại nên chịu tác động dịch bệnh “nhập khẩu” thấp hơn nơi khác. Cũng có những ngoại lệ đáng kể: ở Iraq và một số nước vùng Vịnh, đàn ông hay ôm hôn khi gặp nhau nhưng việc lây lan ít hơn so với nhiều nước khác.Cuối cùng là yếu tố thời tiết. Cứ nhìn vào nhiệt độ ở các nước vùng nhiệt đới, có ngày lên đến trên 40 độ C, virus nào sống nổi dưới sức nóng kéo dài suốt ngày như thế. Nhiều nước có khí hậu nóng, dân số trẻ ít chứng kiến sự bùng phát các ca bệnh COVID-19.Tuy nhiên, yếu tố thời tiết cũng là đề tài gây tranh cãi nhiều nhất vì có nhiều ngoại lệ. Một trong những nơi bùng phát dịch mạnh lại là vùng Amazon ở Brazil, nơi vừa ẩm vừa nóng. Những nước nắng nóng khác như Peru, Indonesia, Singapore cũng bị dịch nặng chẳng kém nước ôn đới.Marc Lipsitch, giám đốc Trung tâm Bệnh truyền nhiễm ở Đại học Harvard, nhận định rất có thể nắng nóng mùa hè giúp giảm độc lực của virus, nhưng tự bản thân chuyện nắng nóng không thôi là chưa đủ.Tính dễ lây lan của con virus corona chủng mới này có thể vô hiệu hóa tác động tích cực của sức nóng và ánh sáng mặt trời. Nắng nóng có thể dẫn tới chuyện mọi người sống ngoài trời nhiều hơn, chứ không co cụm trong nhà bí hơi, thiếu thoáng khí, là môi trường giúp virus lan truyền mạnh hơn.Yếu tố may mắnTờ New York Times thừa nhận những nước áp dụng biện pháp cách ly sớm như Việt Nam hay Hi Lạp tránh được việc lây lan bệnh không kiểm soát nổi như đã xảy ra ở nước khác.Nhìn chung ở khắp thế giới, các biện pháp cách ly thực hiện nghiêm túc, kể cả cấm các sự kiện tôn giáo tụ tập đông người, các trận thi đấu thể thao đã có hiệu quả thật sự như ở New Zealand chẳng hạn.So sánh giữa Iran và một số nước Trung Đông khác, một bên đóng cửa các nhà thờ Hồi giáo sớm đã ngăn chặn thành công dịch bệnh không để lây lan mạnh; một bên như Iran, đến ngày 18-3 mới đóng cửa các nhà thờ lớn, vẫn cho các đoàn hành hương diễn ra thì dịch bệnh lan nhanh làm chết hàng ngàn người, rồi lây sang nước khác khi người hành hương quay về quê nhà.Vẫn có những ngoại lệ với yếu tố này. Myanmar, Campuchia và Lào đang có rất ít ca bệnh mặc dù các nước này không áp dụng cách ly triệt để. Người dân Lebanon tổ chức nhiều cuộc hành hương đến cả Iran lẫn Ý là những ổ dịch lớn, nhưng khi về lại không gây lây lan trong nước.Có lẽ lời giải cho câu hỏi đặt ra ở đầu bài là một sự tổng hợp 4 yếu tố nói trên cộng với sự may mắn. Chẳng hạn trường hợp người phụ nữ 61 tuổi đi dự lễ nhà thờ tại Daegu, Hàn Quốc và sau đó lây lan cho hàng trăm người. Giả thử người phụ nữ này ở nhà, không đi dự lễ vào hồi tháng hai, biết đâu số lượng lây nhiễm ở Hàn Quốc chỉ bằng một nửa so với thực tế. ■ Tags: Châu PhiCOVID-19Tử vong caoNơi nặng nơi nhẹ
Giáo sư Lea Ypi: "Tiểu thuyết khuyến khích niềm khoan dung..." HOÀNG HẢI VÀ ZÉT NGUYỄN 14/09/2024 3109 từ
Để nhà ở xã hội cho thuê không còn "trên giấy" Phạm Thái Sơn (giảng viên chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức) 12/09/2024 1762 từ
Hơn 1.000 tỉ đồng ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3 THÀNH CHUNG 14/09/2024 Các tổ chức, cá nhân đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương là 1.001 tỉ để ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3.
Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất TTXVN 14/09/2024 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết chiều tối nay, khu vực Bắc Bộ có mưa với lượng mưa từ 5-15mm, có nơi trên 40mm.
Cảnh báo lũ trên sông Đồng Nai - La Ngà, người dân khu vực này cần chú ý LÊ PHAN 14/09/2024 Do mưa lớn ở đầu nguồn, nước trên hệ thống sông Đồng Nai - La Ngà đang lên, cơ quan khí tượng cảnh báo người dân cần chú ý.
Toàn cảnh thảm khốc Làng Nủ: Cha đi tìm con giữa tan hoang lũ quét 14/09/2024 Thảm khốc ấy ập đến khi người dân Làng Nủ còn đang ngủ. Lũ quét đi tất cả. Bao gia đình tan hoang, con mất mẹ, chồng mất vợ, tang thương bao trùm lấy ngồi làng nghèo giữa đại ngàn bao phủ.