TTCT - Hiếm khi các tay vợt bày tỏ thái độ về các cuộc xung đột quốc tế mà chỉ chăm chú vào thi đấu sao cho hay để giành chiến thắng. Nhưng khả năng những cuộc không kích tấn công Syria mà chính quyền Mỹ đang vận động ráo riết đã gợi nên vài ký ức đau thương đối với các tay vợt người Serbia như Novak Djokovic và Ana Ivanovic. Tại Giải quần vợt Mỹ mở rộng đang diễn ra, Djokovic và Ivanovic đã thoát ra khỏi chuyện thường ngày ở giải để nói về kinh nghiệm trải qua chiến tranh của họ. Phóng to Djokovic nỗ lực để vào đến trận chung kết ngày 9-9, cũng là ngày Quốc hội Mỹ họp biểu quyết tấn công Syria Trước Giải Mỹ mở rộng, tay vợt nam số 1 thế giới người Serbia đã có bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc như một phần của tuyên bố nhân Ngày thể thao vì sự phát triển và hòa bình quốc tế sẽ được tổ chức vào năm 2014. Nhưng sau trận thắng ở vòng ba, anh đã nói về các cuộc tấn công quân sự và nhắc lại kinh nghiệm trải qua lúc còn bé. “Tôi hoàn toàn phản đối bất kỳ loại vũ khí, bất kỳ cuộc không kích và tấn công bằng tên lửa. Tôi kịch liệt chống lại mọi thứ mang tính hủy diệt vì tôi có kinh nghiệm cá nhân về chuyện này. Tôi biết điều đó chẳng mang lại lợi ích nào cho bất kỳ ai” - Djokovic tuyên bố tại giải Grand Slam cuối cùng trong năm mà anh đang tập trung nỗ lực để đi xa hơn giải năm ngoái (thua Andy Murray trong trận chung kết kéo dài năm ván). Djokovic lớn lên tại Belgrade. Năm anh 12 tuổi, lực lượng NATO đã giội bom thành phố quê hương của anh trong chiến dịch kéo dài 78 ngày, từ tháng 3 đến tháng 6-1999, nhằm khuất phục chính quyền của tổng thống Slobodan Milosevic về vấn đề Kosovo. “Đó là kinh nghiệm mà tôi muốn không ai phải trải qua. Chiến tranh là điều tệ hại nhất cho nhân loại. Chẳng ai thật sự thắng trận cả” - Djokovic nói với AFP. Do còn nhỏ nên Djokovic chẳng hiểu điều gì đang xảy ra, chỉ nhớ rằng anh không được đến trường và có thể chơi quần vợt trong lúc máy bay của NATO lượn trên đầu. Sau đó, anh phải rời quê hương sang Đức tập luyện tại một học viện quần vợt. Cựu số 1 thế giới Ivanovic thì nhớ rất rõ chuyện NATO ném bom. Cô kể: “Ngày ném bom đầu tiên, lúc đó tôi ở trên sân tập quần vợt. Người ta đến bảo tôi rằng tốt hơn là trở về nhà… Khoảng một tuần hoặc hai tuần sau, chúng tôi không thể tập luyện được nữa vì không biết điều gì đang diễn ra”. Tags: Tấn côngSyriaDjokovicPhản đối
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 21-2023: "Cuộc đại chiến tôm xuất khẩu" TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN ONLINE 01/06/2023 1 từ
Nhà máy thủy điện ở Kherson bị phá hủy hoàn toàn TRẦN PHƯƠNG 06/06/2023 Vết nứt trên đập thủy điện Nova Kakhovka ở Ukraine ngày càng rộng trong khi nhà máy thủy điện tại đây coi như bị "phá hủy hoàn toàn".
Đề ngoại ngữ kỳ thi lớp 10 TP.HCM 'dễ thở', thí sinh cười tươi ra về NGỌC PHƯỢNG 06/06/2023 Các thí sinh vui vẻ sau giờ làm bài môn ngoại ngữ chiều 6-6. Nhiều phụ huynh chờ con dưới mưa cũng thở phào khi nghe thấy con làm bài tốt.
Hội thi 'Công dân thành phố với hành trình văn hóa TP.HCM' NIÊN GIAO 06/06/2023 Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thi 'Công dân thành phố với hành trình văn hóa TP.HCM' năm 2023, dự kiến diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9.
'How to Have Sex' - Một 'Sex Education' khác MI LY 06/06/2023 Nếu loạt phim 'Sex Education' gây sốt vì nội dung giáo dục giới tính thiết thực, thì 'How to Have Sex' của Molly Manning Walker cũng là góc nhìn trực diện, cất lên tiếng nói của thế hệ trẻ.