TTCT - Chỉ cần một bài báo của Washington Post hôm 2-8 (1) cũng đủ để “lăngxê” trở lại một sách lược tác chiến đúng vào thời điểm những căng thẳng trên biển Đông đã lôi vào cuộc cả Thượng viện lẫn Bộ Ngoại giao Mỹ. Trong thực tế, bài báo cho thấy nay mới thật sự bắt đầu chính sách mới của tân tổng tư lệnh quân lực Mỹ là Barack Obama, cho dù ông đang ở năm cuối của nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên.Ông Andrew Marshall (trái), một gương mặt ít được biết đến nhưng rất có ảnh hưởng đằng sau chiến lược an ninh quốc gia Mỹ - Ảnh: The Daily CallerNay chính là lúc ông Obama tự khẳng định vai trò tổng tư lệnh quân lực Mỹ của mình với bước ngoặt chính sách quay trở lại châu Á, thay cho chính sách tập trung vào Afghanistan và Iraq của cựu tổng thống Bush trong thập niên trước. Và để thực hiện chính sách đó, quân lực Mỹ phải thay đổi trong chiều sâu.Tại Diễn đàn Shangri-La tháng 5 năm nay, Bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta loan báo sẽ đưa 60% lực lượng hải quân Mỹ về lại châu Á - Thái Bình Dương. Loan báo đó khẳng định nay là thời khắc của sự “lên ngôi” trở lại của không quân và hải quân, sau một thập kỷ nhường chỗ cho lục quân ở các chiến trường sa mạc: “Trong nội bộ Bộ Quốc phòng, lục quân và thủy quân lục chiến đã dựng lên những đợt tấn công (chỉ trích) khái niệm này, mà (theo họ) có thể dẫn đến cắt giảm chi tiêu cho bộ. Một đánh giá nội bộ, soạn bởi lực lượng thủy quân lục chiến mà bản báo có được, cảnh cáo rằng sách lược “tác chiến không - hải quân” tập chú vào hải và không quân sẽ rất tốn kém...” - tờ Washington Post thuật lại. Tích hợp không và hải quân thành một nắm đấmTháng 5 năm nay, tại một hội thảo do Viện Brookings tổ chức, tham mưu trưởng không lực Mỹ (2), tướng Nortona Schwartz, giải thích tại sao lại cần đến sách lược tác chiến không - hải quân: “Nhiều sách lược và phương tiện “cấm bén mảng” (anti-access/area-denial) đang được đặc biệt thiết kế nhằm thách thức khả năng vươn xa của sức mạnh quân sự Mỹ..., thách đố khả năng tiếp cận mục tiêu cũng như khả năng tự do hành động, tự do di chuyển của chúng ta trong một số khu vực chiến lược quan trọng. Thậm chí tại một số khu vực sống còn như eo biển Hormuz hoặc Malacca, những phương tiện kỹ thuật thấp như những quả mìn thô sơ thả xuống biển cùng những khinh tốc đĩnh hoặc pháo và tên lửa tầm ngắn cũng có thể khống chế sự tự do lưu thông hàng hải...”.Đô đốc Jonanthan W. Greenert, tư lệnh hành quân hải quân, tiếp lời tướng Schwartz, cho thấy sách lược “tác chiến không - hải quân” không đơn giản là huy động một số phương tiện tàu bay, tàu bè, tàu ngầm, tên lửa... cho một trận xuất kích, mà là tiến đến tích hợp không và hải quân trong một cỗ máy trang bị, huấn luyện, tác chiến hỗn hợp nhất thay vì là những đơn vị riêng lẻ như cho đến giờ:“Hiện nay, tư lệnh hải quân và không quân thỉnh thoảng cùng đến bộ tổng tham mưu hoặc bộ chỉ huy lực lượng đặc nhiệm. Liệu có cách nào để cho sự liên thông được nhanh chóng hơn nữa? Định chế mà nói, việc hội nhập giữa bộ chỉ huy không quân với bộ chỉ huy hải quân là một cơ hội lớn giúp chúng ta thêm hiệu năng. Tác chiến không - hải quân sử dụng các lực lượng tích hợp sao cho có thể bẻ gãy dây chuyền sát thương hay gây thương vong của địch... Tháng 11 năm ngoái chúng tôi đã thành lập Cục Tác chiến không - hải quân, với đại diện của lục quân và thủy quân lục chiến cùng của hai quân chủng chúng tôi”.“Cha đẻ" của tác chiến không - hải quânCăn cứ những gì hai tướng Schawrtz và Greenert trình bày, sách lược “tác chiến không - hải quân” không nhằm vào một khu vực hay “đối tượng” cụ thể nào.Tuy nhiên, trong thực tế sách lược tác chiến này được đưa ra trùng hợp với giai đoạn mà Trung Quốc đang nổi lên như là thế lực có khả năng đe dọa không cho hạm đội 7 của Mỹ mon men đến gần một cách tự do như trước nữa.Cũng thế, theo Washington Post, tác giả của sách lược tác chiến không - hải quân là Andrew Marshall, năm nay 91 tuổi, chủ sự Phòng đánh giá tình hình (ONA) của Bộ Quốc phòng Mỹ từ năm 1973, là một “chuyên gia” đeo đuổi hồ sơ Trung Quốc.Từ hơn chục năm qua, ONA tập chú vào Trung Quốc như là cường quốc đối thủ kế tiếp của Mỹ sau Liên Xô, điển hình nhất là báo cáo tháng 3-2006 của ONA mang tên “Sự nổi lên trở lại của Trung Quốc: những hoài tưởng về một thiên triều ở thì hiện đại”, hoặc báo cáo về “Thói gây bất ngờ của Trung Quốc” năm 2005, thậm chí ngay từ năm 1997 đã từng cảnh báo về “Hiện đại hóa thiết bị quốc phòng của Trung Quốc cho đến năm 2020”.Được biết ONA có nhiệm vụ soạn thảo các báo cáo đánh giá tình hình và cứ bốn năm lại soạn ra một “báo cáo tứ niên” để bộ căn cứ vào đó hoạch định sách lược chiến tranh, đồng thời báo cáo xin quốc hội ngân sách để từ đó triển khai lực lượng. Mục đích và yêu cầu đặt ra cho ONA là làm sao để nước Mỹ luôn nắm thế thượng phong về quân sự (3). Thành ra ngay sau khi Trung Quốc khoe đã có tên lửa sát tàu sân bay Đông Phong 21-D, Bộ Quốc phòng Mỹ, căn cứ trên phúc trình của ONA, lập ngay Cục Tác chiến không - hải quân từ tháng 11-2011. “Việc hội nhập giữa bộ chỉ huy không quân với bộ chỉ huy hải quân là một cơ hội lớn giúp chúng ta thêm hiệu năng. Tác chiến không - hải quân sử dụng các lực lượng tích hợp sao cho có thể bẻ gãy dây chuyền sát thương hay gây thương vong của địch...” Đô đốc Jonanthan W. Greenert, tư lệnh hành quân hải quân Những dự báo saiSở dĩ nay ONA và Andrew Marshall đang nổi lên như là nền tảng của chính sách trở lại châu Á của Tổng thống Obama là do thực tế đang chứng minh rằng những lượng giá từ 20 năm qua của ông là chính xác, chấm dứt xu thế dự báo thái bình trên Thái Bình Dương. Tỉ như nghiên cứu của Ivan Eland (4) thuộc Trung tâm về hòa bình và tự do mới năm 2006, trong đó tác giả chủ trương: “Nếu Mỹ thụt lùi chu vi phòng thủ của mình ở Đông Á và giải thể các liên minh quân sự lỗi thời có từ cuộc chiến tranh lạnh, thì Trung Quốc có vũ khí hạt nhân có thể sẽ cảm thấy bớt bị đe dọa hơn. Làm giảm bớt nỗi lo âu đó của Trung Quốc sẽ có thể làm tăng an ninh cho nước Mỹ bằng cách giúp cho Trung Quốc có một hành vi tiết chế hơn...” (tr.12).Những gì đang diễn ra trên Thái Bình Dương nói chung, và trên biển Đông nói riêng, đã cho thấy sai lầm trong dự báo về Trung Quốc của những nhà phân tích như Ivan Eland.Những sai lầm đó đã dẫn đến thực trạng nhức nhối mà Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 3-8 đã mô tả trong tuyên bố về biển Đông: “Chúng tôi không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ này và không có tham vọng lãnh thổ ở biển Đông. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng các quốc gia trong vùng cần phải phối hợp với nhau làm việc qua con đường ngoại giao để giải quyết các tranh chấp, không ép buộc, không hù dọa, không đe dọa và không sử dụng vũ lực.Chúng tôi quan ngại về sự gia tăng căng thẳng ở biển Đông và theo dõi chặt chẽ tình hình. Những diễn biến gần đây bao gồm việc ngày càng có nhiều lời lẽ đối đầu nhau, các bất đồng về việc khai thác tài nguyên, các hành động ép buộc về kinh tế và những sự cố xung quanh bãi đá cạn Scarborough, kể cả lập hàng rào ngăn cản việc tiếp cận.Đặc biệt, việc Trung Quốc nâng cấp đơn vị hành chính ở thành phố Tam Sa và thiết lập một đơn vị quân sự đồn trú ở nơi này, bao trùm các vùng tranh chấp ở biển Đông, đi ngược lại những nỗ lực hợp tác ngoại giao nhằm giải quyết các bất đồng và có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trong vùng...” (5).Cấm bén mảngLiệu những tuyên bố như trên có giúp “duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do lưu thông hàng hải và thương mại hợp pháp, không bị cản trở ở biển Đông” như mong muốn của Bộ Ngoại giao Mỹ? Nhất là vào lúc mà sách lược A2/AD (cấm bén mảng) của Trung Quốc không chỉ để bảo vệ lục địa Trung Hoa bằng hai phòng tuyến trên hai dãy đảo thứ nhất và thứ nhì, mà cả 80% biển Đông nằm trong đường chín đoạn mà Trung Quốc tự vạch ra ngay trong vùng biển và đặc quyền kinh tế của các nước khác?Với một doanh trại cấp sư đoàn ngay trên Hoàng Sa làm tiền phương cho căn cứ hải quân và tàu ngầm Hải Nam, với lữ đoàn tên lửa 827 mới thành lập tại tỉnh Quảng Đông với các tên lửa Đông Phong-21D (tên lửa đạn đạo diệt chiến hạm, có tầm bắn từ 2.000-3.000km) và Đông Phong-16 (tầm bắn 1.200km), cùng các đội tàu hải giám, ngư chính, giám sát biển... cùng tàu cá, rõ ràng cái gọi là A2/AD không chỉ răn đe Mỹ mà cả những nước có chủ quyền ở biển Đông.Trước tình hình đó, tập trung mọi phương tiện, từ viễn thám, nhiễu sóng, nhiễu thông tin liên lạc, xuất kích tàu ngầm, tên lửa... cho tới sách lược tác chiến không và hải quân là một điều dễ hiểu.__________(1) http://www.washingtonpost.com/world/national-security/us-model-for-a-future-war-fans-tensions-with-china-and-inside-pentagon/2012/08/01/gJQAC6F8PX_print.html(2) THE BROOKINGS INSTITUTION, AIR-SEA BATTLE DOCTRINE: A DISCUSSION WITH THE CHIEF OF STAFF OF THE AIR FORCE AND CHIEF OF NAVAL OPERATIONS, Wednesday, May 16, 2012 (3) Justin Elliott, Exclusive: Inside The Pentagon’s Idea Factory, March 10, 2009.(4) http://www.independent.org/pdf/working_papers/63_china.pdf(5) South China Sea Press Statement August 3 2012, State Gov. Tags: Hải quânĐổi sáchTác chiến không hải quânTách chiến không
Trung ương đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư THÀNH CHUNG 25/11/2024 Trung ương Đảng đã đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
4 người trong gia đình tử nạn ở Hà Nội: Các nạn nhân ôm chặt nhau dưới mương HỒNG QUANG 25/11/2024 Các nhân chứng cho biết khi họ tiếp cận nơi này, 4 người còn ngồi trên yên xe máy, ôm chặt nhau.
Sở Văn hóa và Thể thao: Xây mới Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng là 'rất cần thiết' NGUYÊN KHÔI 25/11/2024 Trước những ý kiến khác về việc triển khai dự án Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng, quan điểm của Sở Văn hóa và Thể thao ra sao khi trình báo cáo?
Phản ứng của Tổng thống Philippines sau khi bị cấp phó dọa ám sát TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Sau khi bị cấp phó Sara Duterte dọa ám sát, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos nói ông sẽ không cho phép điều đó xảy ra.