TTCN - Cuộc triển lãm mang tên “Việt Nam, nghệ thuật và văn hóa từ tiền sử đến hôm nay” ở thủ đô Bruxels nước Bỉ (*), trung tâm của Cộng đồng châu Âu, đang hấp dẫn người thưởng ngoạn phương Tây. Chưa bao giờ một cuộc triển lãm khảo cổ Việt lại có qui mô lớn và được mong đợi nhiều đến như vậy: các bảo tàng Vienna (Áo), Roma (Ý), Singapore… và cả ở Hoa Kỳ đang sắp hàng chờ đợi đến lượt mình đón nhận cuộc trưng bày này. Phóng toTTCN - Cuộc triển lãm mang tên “Việt Nam, nghệ thuật và văn hóa từ tiền sử đến hôm nay” ở thủ đô Bruxels nước Bỉ (*), trung tâm của Cộng đồng châu Âu, đang hấp dẫn người thưởng ngoạn phương Tây. Chưa bao giờ một cuộc triển lãm khảo cổ Việt lại có qui mô lớn và được mong đợi nhiều đến như vậy: các bảo tàng Vienna (Áo), Roma (Ý), Singapore… và cả ở Hoa Kỳ đang sắp hàng chờ đợi đến lượt mình đón nhận cuộc trưng bày này. Cuộc triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật và lịch sử hoàng gia Bỉ (nằm trong khu công viên lớn Cinquantenaire ở thủ đô Bruxels) tổ chức, qui tụ trên 450 tác phẩm mỹ thuật Việt tiêu biểu nhất, kể từ thời kỳ đồ đồng (1.000 năm trước Công nguyên) cho đến thời gian gần đây. Báo chí và các kênh truyền hình châu Âu đều đồng thanh cho rằng đây là cuộc trưng bày nghệ thuật cổ VN quí hiếm, qui mô lớn đầu tiên ra thế giới bên ngoài và được đón chào nồng nhiệt nhất vì tính độc đáo của nó. Phóng to3.000 năm lịch sử nghệ thuật Việt Thật vậy, cả 3.000 năm lịch sử sáng tạo nghệ thuật VN lâu nay chưa được biết đến hình như đã được trình bày trọn vẹn ở nhà bảo tàng lớn này; gây bất ngờ thú vị đối với giới thưởng ngoạn cổ vật phương Tây, vì lâu nay họ hầu như chỉ biết nhiều đến hoặc mảng nghệ thuật đồ sộ của Trung Quốc hay nền nghệ thuật đặc sắc thời kỳ Angkor của Campuchia. Vị giám đốc bảo tàng, người đề xuất cuộc trưng bày này, cho biết: “Chúng tôi mong muốn trình bày được một bộ mặt khác của VN. Để thực hiện được điều đó, chúng tôi đã phải tập kết cổ vật từ nhiều nguồn, chẳng những từ VN mà còn từ tám bảo tàng lớn ở châu Âu, trong đó có Victoria and Albert ở London, Rietberg ở Zurich (Thụy Sĩ), Guimet ở Paris…”. Công lao lớn nhất phải thuộc về bà Miriam Lambrecht. Ròng rã suốt chín năm trời, chuyên gia bảo tàng này đã lặn lội về tận các bảo tàng địa phương lẫn trung ương ở VN lùng tìm, phát hiện tác phẩm mỹ thuật cổ. Rồi còn phải thuyết phục cho được các giới chức có trách nhiệm ở VN cho phép chúng được mang đi trưng bày. Bà nói: “Sở dĩ có cuộc trưng bày này là do bản thân Bảo tàng hoàng gia Bỉ đang sở hữu một bộ sưu tập có một không hai trên thế giới về gốm và đồ đồng cổ Việt từ thế kỷ 14 trở về trước». Đó là bộ sưu tập của một nhà kinh doanh Bỉ tên là Clément Huet từng làm việc ở Hà Nội để lại khi ông qua đời năm 1952. Cũng theo bà Lambretch: “Chính sự tập hợp tất cả những cổ vật nằm rải rác từ châu Âu đến châu Á đã giúp thực hiện cuộc du hành tuyệt vời xuyên lịch sử này”. Cuộc hành trình xuyên lịch sử Do người thưởng ngoạn nước ngoài khó lòng nắm bắt được tiến trình lịch sử nền văn minh VN nên nhà tổ chức đã khéo léo sắp xếp các hiện vật theo dòng lịch sử Nam tiến của người Việt, từ Bắc xuống Nam. Khởi thủy là những nét rất riêng của nền văn hóa Đông Sơn bản địa với trống đồng và vật dụng tế lễ, trước khi chịu ảnh hưởng của giao lưu với Trung Hoa và khu vực. Nối tiếp là các triều đại tự chủ với truyền thống thờ kính các vị anh hùng dân tộc trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Phóng toCuộc triển lãm còn thu hút khách tham quan với phần trưng bày nghệ thuật của dân tộc ít người sinh sống ở vùng đồng bằng sông Hồng phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long phía Nam, do Bảo tàng Volkerkunde ở Vienna đảm trách, bao gồm vật dụng của người Mường ở Hòa Bình, điêu khắc của người Gia Rai ở Tây nguyên, đồ gia dụng của người Khơ mer, người Hoa sinh sống tại phía Nam và người Kinh dọc bờ biển Trung bộ. Ngay ở lối vào phòng trưng bày, khách đã được chào đón với một tác phẩm cổ Việt khá quí hiếm, lần đầu tiên được đưa ra nước ngoài. Đó là pho tượng Phật Bà cỡ lớn bằng gỗ phủ sơn mài đỏ thẫm thuộc đặt trên bệ cao, giang mười cánh tay sắp thành vòng tròn. Tuy vậy, phần trưng bày độc đáo nhất ở kỳ triển lãm này phải nói là công trình phục hồi nguyên một ngõ phố cổ Hà Nội. Người ta dựng lên đến bốn cửa hàng và một ngôi chùa nhỏ. Mọi người có cảm giác như chính mình được tham dự vào bầu khí sinh hoạt sôi nổi của khu phố cổ nổi tiếng ở châu Á. Thực hiện được việc này phải khá vất vả và công phu vì phải tiến hành đặt hàng ở VN từ nhiều năm trước, tháo dỡ cho vào container, vận chuyển bằng đường thủy sang châu Âu lắp dựng lại. Đài BBC đã đưa cả một đoàn quay phim sang thu hình cuộc triển lãm độc đáo này. Và hiện nay thì thành phố Vienna đang nóng lòng đợi đến tháng 3-2004 để chuyển được toàn bộ triển lãm sang Áo, chuẩn bị mở cửa cho người xem ở khu vực Đông Âu vào tháng 4-2004. __________________ (*) Triển lãm mở cửa đến 29-2-2004.
Chân dung đại gia Malaysia, Hàn Quốc muốn mua lại dự án của bà Trương Mỹ Lan BÌNH KHÁNH 23/11/2024 Một doanh nghiệp bất động sản Hàn Quốc và một vị đại gia Malaysia muốn đàm phán để nhận chuyển nhượng dự án liên quan bà Trương Mỹ Lan.
Cận cảnh điện Thái Hòa dát 300 lạng vàng sau 3 năm đại trùng tu, mở cửa đón khách NHẬT LINH 23/11/2024 Điện Thái Hòa - ngôi điện quan trọng nhất trong Hoàng cung Huế - đã mở cửa trở lại đón khách sau 3 năm đại trùng tu.
2 xe máy tông nhau, 2 người nước ngoài tử vong ở Phan Thiết ĐỨC TRONG 23/11/2024 Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra lúc chiều 23-11 trên đường Nguyễn Thông, phường Phú Hài, Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Nhặt ve chai, phát hiện 1.500 viên ma túy ở bãi biển TRẦN MAI 23/11/2024 Người đàn ông nhặt ve chai trên bãi biển Quảng Ngãi phát hiện túi ni lông có 1.500 viên ma túy. Cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc.