TTCN - Điều mong ước của nhà phê bình Thái Bá Vân (1934-1999) và nhiều người yêu nghệ thuật đã thành sự thật. Triển lãm cá nhân đầu tiên, hồi cố, gồm gần như toàn bộ các tác phẩm quan trọng của họa sĩ Dương Bích Liên được hai nhà sưu tập Nguyễn Hào Hải và Trần Hậu Tuấn tổ chức trang trọng tại TP.HCM Phóng to Chiều vàng (sơn mài) Dương Bích Liên là ai, ai chẳng biết: ông là một trong bộ tứ Nghiêm - Phái - Sáng - Liên kế nghiệp bốn “vì sao” Trí - Lân - Vân - Cẩn của Trường Mỹ thuật Đông Dương (mà ông là một trong những sinh viên cuối cùng, học các năm 1944-1945). Ông cũng là một họa sĩ cách mạng đầu tiên, được kết nạp Đảng năm 1949, năm 1952 được giao trọng trách lên chiến khu sống gần và vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dương Bích Liên là tác giả của những tác phẩm Chiều vàng, Ngày mùa và Hồ Chủ tịch qua suối (giải nhất Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1980) hiện bày ở Bảo tàng Mỹ thuật VN. Bức "Hồ Chủ tịch qua suối" (sơn mài)Nhưng thật ra chẳng mấy ai biết Dương Bích Liên là ai. Đến hôm nay ông vẫn là một vầng sáng mờ ảo bởi vầng sáng ấy từng cố tình lảng tránh chúng ta: “Ông đi, thu mình lại / tránh hết mọi chào mời đưa đón” (thơ Ý Nhi). Ông cũng đã âm thầm tự nguyện ra đi trên một căn gác hẹp ở Hà Nội sau khi hủy hầu hết các dấu vết riêng và có ý định đốt hết mọi sáng tác của mình, và đề nghị một đám tang “...đặt quan tài lên một cỗ xe ngựa đơn sơ, và rời thành phố vào buổi sớm, theo tiễn chỉ cần một đứa trẻ ăn mặc chỉnh tề” (ghi chép của Hào Hải). Xem những ký họa thấy sự quan sát của ông thật tinh vi và nghiêm khắc. Xem các chân dung thiếu nữ của ông thấy hơi mát nhẹ và một ước mơ não nuột trong cái hào hoa và yểu điệu của người mẫu cùng nét bút, gam màu. Xem những bố cục có chủ đề lại thấy sự hoành tráng khốc liệt thấm đẫm tình thương cảm và bao dung. Bức "Gửi lời chào Jacqueline Picasso" (sơn dầu)Ông từng muốn vẽ một bức Bác Hồ ngồi một mình đốt lá khô trong rừng nhưng bức vẽ lãnh tụ dắt ngựa qua suối giữa mênh mông núi đồi chắc phần nào cũng đạt tới cái hoành tráng cô đơn mà họa sĩ vươn tới. Bức Hào vẽ thời chống Mỹ có lẽ là tác phẩm thành công nhất, uy nghiêm nhất, tráng lệ nhất về cuộc chiến này.Bức "Hào", sơn dầu.Họa sĩ cũng đạt tới sự dung dị của tình ý khi vẽ một buổi chiều vàng, một khóm lau thưa, hay một người thiếu nữ ngồi, một khỏa thân trên cát biển bởi như ông đã chưng cất cái nắng một ngày vào một giọt vàng vương vất, đã cô đặc cả một trời đêm vào đôi giọt sương mai. Hội họa của ông có vẻ quá lãng mạn và sang trọng bởi sự kiêu hãnh và lòng hướng thượng duy mỹ, nó phức tạp và giàu mâu thuẫn hơn vẻ ngoài thông thường, nhất quán mà ta vẫn tưởng. Trong dòng sử hội họa VN có lẽ đây là giọt nắng cuối chiều của mỹ thuật Đông Dương “quá Pháp” và giọt nắng sớm đầu tiên của hội họa lãng mạn kháng chiến. Trong trẻo như thế, gắn gọn như thế mà chứa đủ tang thương của một đời dài, một thời kỳ kỳ lạ của nước này đáng để thưởng ngoạn và nghiên cứu nhiều hơn nữa. Tags: Dương bích liênBức tranh HàoMỹ thuật Việt Nam thời chiếnTứ đại danh họa Việt NamMỹ thuật Đông Dương
Phó tổng thống Philippines: Đã bố trí người ám sát Tổng thống Marcos THANH BÌNH 23/11/2024 Phó tổng thống Philippines đã chỉ thị sát thủ giết chết vợ chồng Tổng thống Marcos và chủ tịch Hạ viện Philippines trong trường hợp bà bị sát hại.
Thủ tướng: 'Chúng ta cứ đấu thầu nhưng cuối cùng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục' THÀNH CHUNG 23/11/2024 Thủ tướng chia sẻ hoạt động doanh nghiệp nhà nước phải theo quy luật thị trường, giá trị, cung cầu và cạnh tranh, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính.
Đề xuất xây nhà thi đấu Phan Đình Phùng với 1.850 tỉ đồng, năm 2028 đưa vào sử dụng ÁI NHÂN 23/11/2024 Theo dự án, thời gian thực hiện sẽ là 5 năm và năm 2028 hoàn thiện công trình, nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Đặt hàng 2 hôm đã có 'shipper dỏm' gọi, dù đơn mới thông quan CÔNG TRIỆU 23/11/2024 Rất nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc gửi về Tuổi Trẻ Online liên quan đến câu chuyện bị 'shipper' mắng xối xả, lừa chuyển khoản để nhận hàng dù không đặt, cho thấy đây đúng là một vấn nạn đang tồn tại và gây nhức nhối.