TTCT - Những cái tên Bùi Lương, Trần Thị Xoa, Nguyễn Chí Đông, Đặng Thị Tèo... từng đi vào lòng người hâm mộ marathon như những tượng đài ở bộ môn thể hiện ý chí và nghị lực. Thế nhưng, có lẽ đó chỉ mãi là những hoài niệm. Phạm Thị Bình từng góp mặt trong đội tuyển nữ giành ngôi số 1 Đông Nam Á tại Giải marathon GROE ở Singapore năm 2008 - Ảnh: CTV Nhiều năm nay, phong trào marathon được giới chuyên môn đánh giá đang xuống dốc không phanh vì sự thiếu quan tâm của ngành thể thao, trong khi các địa phương không có kinh phí để đầu tư. Nhiều VĐV đã chia tay đường đua marathon vì chấn thương, vì không có điều kiện phát triển hoặc muốn hướng đến mái ấm gia đình mà bỏ cuộc chơi. Marathon bị bỏ quên “Marathon phát triển rất khó vì môn thể thao này tập luyện rất vất vả, thi thì đến 42km nên khó tìm được VĐV. Với môn thể thao vất vả thế này mà ăn uống không đủ thì không thể có thành tích tốt được”. Ít nhất là bốn năm từ 2008 đến nay, đội tuyển marathon quốc gia không có HLV, chuyên gia như những nội dung khác sau khi HLV kỳ cựu Bùi Lương chia tay đội tuyển. Mỗi VĐV một nơi, người ở TP.HCM, người ở Hà Nội, mỗi đợt chuẩn bị SEA Games hay giải quốc tế là các VĐV được chia năm xẻ bảy để tập luyện tại các trung tâm thể thao quốc gia với các HLV địa phương. Cũng năm 2008, bốn VĐV marathon nữ gồm Nguyễn Thị Đông, Phạm Thị Hiên, Nguyễn Thị Mỹ Liên và Phạm Thị Bình làm nên kỳ tích khi giành ngôi số 1 Đông Nam Á tại Giải GROE (giải marathon tổ chức hằng năm do Ngân hàng Standard Chartered tài trợ) và nhận được phần thưởng 30.000 USD. Đến thời điểm này, ba trong số bốn gương mặt ấy đã chia tay marathon, trong khi những hạt giống mới chưa thấy xuất hiện. SEA Games 26 năm 2011 diễn ra tại Indonesia, marathon nữ giành được một HCĐ do công của Phạm Thị Bình. Kể từ SEA Games 22 năm 2003 tại VN sau khi Nguyễn Chí Đông mang về chiếc HCB, marathon nam không có bất cứ thành tích nào tại đấu trường SEA Games. Nguyễn Đăng Đức Bảo (Khánh Hòa), VĐV tiềm năng nhất ở nội dung nam, nhà vô địch hai lần liên tiếp nội dung marathon tại Đại hội TDTT toàn quốc 2006 và 2010, cũng chính thức chia tay sự nghiệp marathon năm 2011 vì chấn thương. Ông Hoàng Mạnh Cường, tổng thư ký Liên đoàn Điền kinh VN, cho biết nội dung trung bình và dài (trong đó có marathon) là một trong những nội dung được đầu tư trọng điểm của điền kinh VN trong thời gian tới. Tuy nhiên ngay lập tức, ông Nguyễn Mạnh Hùng - phó tổng thư ký - lại đính chính rằng marathon không phải nội dung được quan tâm đầu tư. Trả lời TTCT, ông Hùng khẳng định: “Marathon phát triển rất khó vì môn thể thao này tập luyện rất vất vả, thi thì đến 42km nên khó tìm được VĐV. Với môn thể thao vất vả thế này mà ăn uống không đủ thì không thể có thành tích tốt được. Vì không có thành tích quốc tế nên trong thời gian tới, Liên đoàn Điền kinh VN cũng không có kế hoạch đầu tư hay thuê chuyên gia cho marathon”. Trưởng bộ môn điền kinh Dương Đức Thủy cho biết: “Marathon đang chết dần chết mòn vì thiếu đầu tư và thiếu nhân tài. Năm 2005 và 2006, tôi đã đề xuất thuê chuyên gia Đức Marko cho đội tuyển marathon nhưng không được đáp ứng. Những năm 2004-2006, marathon từng phát triển rất mạnh với khoảng 20 VĐV mạnh ở cả nam lẫn nữ như: Phạm Thị Hiên, Nguyễn Thị Đông, Nguyễn Thị Mỹ Liên, Nguyễn Đăng Đức Bảo, Nguyễn Văn Long… Nhưng giờ thì chẳng còn ai”. Chế độ dinh dưỡng kém HLV Bùi Lương, nguyên HLV đội marathon quốc gia nay về làm HLV của đội Bình Phước, buồn bã nói về môn thể thao đã gắn bó cả cuộc đời ông: “Chẳng ai quan tâm đến marathon cả, từ liên đoàn đến Tổng cục TDTT. Marathon sống được là nhờ tổng cục trưởng Lê Bửu từ những năm 1990 đã tìm hướng phát triển môn này để chuẩn bị SEA Games 22 năm 2003 ở VN. Thế nhưng sau SEA Games và nhất là vài năm trở lại đây, marathon đã chết”. Ở Bình Phước, địa phương còn nhiều khó khăn, mỗi VĐV marathon của tỉnh chỉ được hưởng chế độ dinh dưỡng 55.000 đồng/ngày, nếu vào đợt tập huấn tập trung cho giải đấu thì được 75.000 đồng. Tiền công cho mỗi VĐV cũng chẳng hơn, chỉ 55.000 đồng/người/ngày. Hoàng Thị Huyền Nga, HLV kiêm trưởng bộ môn điền kinh Khánh Hòa (địa phương tám lần liên tiếp vô địch toàn đoàn giải việt dã và bán marathon toàn quốc từ năm 2006 đến nay), nói trong buồn bã: “Các em chỉ được hưởng chế độ ăn 75.000 đồng/ngày trong khi tập marathon thì vất vả vô cùng. Sau khi Nguyễn Đăng Đức Bảo nghỉ vì chấn thương, đến nay Khánh Hòa cũng chỉ trông đợi vào các em trẻ nhưng thật sự là chưa nhìn thấy cái tên nào sáng giá để hi vọng”. Chế độ dinh dưỡng hiện nay của VĐV các đội tuyển quốc gia là 200.000 đồng/người/ngày nhưng vẫn bị cho là chưa đủ chất cho VĐV. Trong khi VĐV marathon các địa phương hiện nay chỉ được hưởng 55.000-75.000 đồng/ngày thì việc đói ăn với họ là điều hiển nhiên. Một VĐV marathon cho biết vì thiếu dinh dưỡng, chế độ đãi ngộ kém nên không ai muốn tập marathon. Theo tiếng gọi gia đình Đã từng chia tay người yêu để chọn marathon là sự nghiệp theo đuổi, thế nhưng cuối năm 2011 Nguyễn Thị Đông (Hà Nội) đã chia tay marathon để lên xe hoa. Là VĐV mang về nhiều thành tích nhất cho marathon Hà Nội tại các giải quốc gia và khu vực trong bốn năm trở lại đây, nhưng có lẽ Đông không thể yêu marathon vô điều kiện khi cô đã bước sang tuổi 26 và phải lo cho tương lai của mình. Không chỉ có Đông, nhà vô địch nội dung bán marathon năm 2011 Phạm Thị Hiên (Thái Bình) cũng đã bỏ marathon theo chàng về dinh. Phạm Thị Hiên lên xe hoa cùng VĐV nhảy xa Nguyễn Văn Mùa trước Tết Nguyên đán và giờ đang chuẩn bị làm mẹ. Hiên kể: “Hơn mười năm chơi điền kinh, tôi đã dành năm năm cống hiến cho marathon, nhưng giờ tôi phải lo cho tương lai của mình. Khi chia tay marathon, cơ thể tôi vẫn cứ gầy đét không thể béo lên được, chân tay vẫn hay run vì quá trình tập luyện lâu, nặng nhọc. Giờ đã có thai được gần bốn tháng nhưng tôi vẫn teo tóp và yếu lắm, chưa tăng được ký nào”. Trong lứa các VĐV marathon nữ mang về nhiều thành tích, hiện nay chỉ còn Phạm Thị Bình (23 tuổi, Quảng Ngãi). Bình đang tập trung ở Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng và là niềm hi vọng duy nhất của marathon VN tại các giải quốc tế. Năm 2011, Bình đoạt HCĐ giải marathon châu Á và đây là lần đầu tiên marathon VN có huy chương châu lục. SEA Games 26, Bình cũng giành HCĐ marathon và HCB nội dung 10km nữ. Nếu không được đầu tư và quan tâm, những VĐV như Phạm Thị Bình chắc chắn sẽ không còn xuất hiện. Tags: Người hâm mộHoài niệmPhạm Thị BìnhMarathon Việt Nam
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Cô ơi, nhờ có cô con mới biết đến học bổng Tiếp sức đến trường NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG (GIÁO VIÊN) 23/11/2024 Cô giáo Nguyễn Thị Hoa Phượng đã gửi đến Tuổi Trẻ lời cảm ơn của mình, sau khi cô nhận được lời cảm ơn của đứa học trò vừa nhận được học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024.
Nghiên cứu chục năm vẫn chưa xong tiến sĩ MINH GIẢNG 23/11/2024 Có nghiên cứu sinh làm chục năm chưa xong tiến sĩ, nhiều người bỏ ngang. Cơ chế hiện nay không khuyến khích giảng viên học tiến sĩ vì quá cực.
'Ông lớn' chứng khoán SSI bị cơ quan thuế truy thu, xử phạt hàng tỉ đồng BÔNG MAI 23/11/2024 Công ty cổ phần chứng khoán SSI vừa báo cáo với cơ quan lãnh đạo thị trường chứng khoán về quyết định liên quan đến Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế).
Ông Medvedev: Phương Tây xác định mục tiêu và dẫn đường cho các tên lửa đánh Nga THANH BÌNH 23/11/2024 Ngày 22-11, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo bất kỳ kịch bản leo thang nào đều có thể xảy ra trong xung đột Nga - Ukraine vì những gì phương Tây đang làm.