TTCT - Vào ngày khai giảng, một số trường có sáng kiến tổ chức cho học sinh viết về mơ ước của riêng mình (không được ai gợi ý) trong một câu ngắn gọn - em nào chưa biết viết thì nói để cô giáo viết giùm - vào một ngôi sao giấy, xâu lại buộc vào bong bóng thả cho bay lên trời. Phóng to yume.vn Sau khi mời ngẫu nhiên một số học sinh bày tỏ trong hội trường và ngồi đọc ngẫu nhiên tám xâu bong bóng các mơ ước trẻ thơ, tổng cộng được 123 điều ước của học sinh từ tiền học đường đến lớp 12 (một trường dân lập quốc tế), có thể phân loại ước mơ đầu năm học của học trò thành bốn nhóm như sau: “Có em mơ ước được ăn cơm tối chung với cha mẹ, có em mong được cha mẹ hôn mỗi tối trước khi đi ngủ...”* Trong nhóm 42 ước mơ về học hành, nghề nghiệp, số rất đông mong học giỏi, nhiều em mong mình học thật giỏi (thậm chí giỏi nhất thế giới!), đậu vào các trường đại học danh tiếng của thế giới, thành tiến sĩ. Có em chỉ ước mơ thi đậu hay mong học gì nhớ nấy nhưng cũng có em ước giá như không phải làm bài tập ở nhà, có em thì mong mọi ngày trong tuần đều là ngày... chủ nhật! Trong những ước mơ nói về nghề nghiệp, nhiều em mong thành người nổi tiếng, làm nghề có thu nhập cao: nhiều em nhất (8 em) mong thành ngôi sao nhạc pop, 5 em mong muốn thành doanh nhân thành đạt (có em còn nói rõ là sẽ chọn nghề buôn bán bất động sản như ba), 5 em muốn thành bác sĩ (trong đó có 1 em còn mong sau này có được nhiều bệnh nhân đến khám như ba mình hiện nay vậy, 1 em muốn đi khắp thế giới trị bệnh cho người nghèo). Có 2 em muốn thành nhà khoa học, 1 em muốn thành đại sứ, 1 em muốn thành hiệu trưởng đáng kính trọng như thầy hiệu trưởng trường mình đang học, 2 em muốn trở thành quân nhân... Mỹ, 1 em muốn thành vận động viên bóng rổ nổi tiếng kiếm thật nhiều tiền cho ba mẹ, 1 em muốn thành người bán sách vì... rất mê đọc sách, 1 em muốn thành lính cứu hỏa... * Trong nhóm 27 ước mơ về tình cảm, nhiều nhất là ước mơ đối với mẹ cha, mong cha mẹ sống hoài với con, bày tỏ lòng thương yêu với con. Có 2 em mơ ước được ăn cơm tối chung với cha mẹ, 2 em mong được cha mẹ hôn mỗi tối trước khi đi ngủ, 2 em mong được giúp mẹ làm việc nhà (ước gì em “biết đi xe đạp để đi chợ giúp mẹ”). Nhiều em có nhu cầu được bạn bè luôn yêu thương hay được giúp đỡ trẻ em nghèo, bất hạnh. 2 em mơ ước mong muốn thầm kín của mình sẽ thành hiện thực nhưng không nói rõ đó là gì vì muốn giữ bí mật. Có 1 em ước gì thầy giáo chơi game với mình, 1 em ước người dì của mình là người tốt, 1 em ước cho em của mình học giỏi. Có em chỉ mong hai cái răng cửa của mình mọc lại. * Trong nhóm 44 ước mơ liên quan đến mức sống, tiền bạc, quyền lực thì một phần tư mơ ước thành tỉ phú, thành người giàu nhất thế giới, có em nói rõ muốn giàu để đi du lịch Mỹ, du lịch khắp thế giới, có em mong có nhiều tiền giúp trẻ em nghèo, có em muốn giàu để có nhiều đồ chơi, có em mong nhà mình có cái hồ bơi. Trong những ước mơ về quyền lực thì nhiều em nhỏ mong mình thành tiên để có phép thuật hay thành người có sức mạnh (như người nhện, người dơi) để giúp người gặp khó khăn, nguy hiểm, giúp người nghèo, trong lúc các học sinh lớn hơn thì muốn mình thành sếp, thành giám đốc hay chủ tịch công ty. * Trong 10 ước mơ cho dân tộc hay nhân loại thì 4 em ước mơ thế giới không còn chiến tranh, 3 em ước không còn trẻ em nghèo, 1 em ước mơ Việt Nam sẽ thành nước lớn mạnh, 1 em ước thế giới không còn cái ác, 1 em ước thế giới không còn loài vật có nguy cơ tuyệt chủng. Có thể rút ra những nhận xét gì từ ước mơ của lứa tuổi còn non nớt trong nhận thức này? Thứ nhất, các em có suy nghĩ rất nhân văn: không hề ghét ai, chỉ muốn điều tốt cho mình, cho người thân, bạn bè và người khác, đặc biệt là người nghèo. Điều này thể hiện bản chất nhân hậu của thế hệ đang ngồi học hiện nay. Thứ hai, ước mơ có dấu ấn sâu đậm của nếp sống gia đình và hoạt động trong nhà trường. Một cách tự nhiên trẻ em chịu ảnh hưởng của gia đình từ nghề nghiệp cha mẹ, nếp sinh hoạt, mức sống đến cả những thiệt thòi về tình cảm; chịu ảnh hưởng về nhân cách người thầy và nội dung, phương pháp dạy học, giữ ấn tượng về những điểm đến trong hoạt động ngoài nhà trường. Thứ ba, trẻ em chịu ảnh hưởng rất mạnh của các phương tiện truyền thông đại chúng: báo chí, tranh sách, phim ảnh nhất là phim ảnh từ Mỹ. Thần tượng của không ít học sinh được hình thành qua các kênh truyền thông này. Thứ tư, người lớn chúng ta nhiều lúc vì mải nghĩ chuyện lớn, chuyện làm ra tiền để lo cho con có cuộc sống sung túc lại bỏ quên những quyền lợi “vặt vãnh” mà rất chính đáng, rất dễ thương của con mình. Bước vào đầu năm học, một cái nhìn cận cảnh về mơ ước đầu năm học của học sinh sẽ giúp cho gia đình, nhà trường và xã hội, cho những ai nặng lòng với thế hệ trẻ tự nhìn lại mình, tự điều chỉnh để làm tốt hơn trách nhiệm đối với thế hệ đáng yêu này. Tags: Học tròCâu chuyện cuộc sốngƯớc mơ
HLV đội tuyển Lào: Việt Nam có thể tiệm cận Hàn Quốc, Nhật Bản HOÀNG TÙNG 09/12/2024 HLV trưởng đội tuyển Lào Ha Hyeok Jun đánh giá đội tuyển Việt Nam mạnh bậc nhất Đông Nam Á và nếu bổ sung thêm thể chất có thể tiệm cận trình độ của đội tuyển Hàn Quốc, Nhật Bản.
Đánh bại Lào 4-1, Việt Nam giành 3 điểm đầu tiên ở ASEAN Cup 2024 QUỐC THẮNG 09/12/2024 Đội tuyển Việt Nam đánh bại Lào 4-1 để giành 3 điểm đầu tiên tại ASEAN Cup 2024 tối 9-12.
Thủ tướng đề nghị các tập đoàn Trung Quốc đầu tư cầu Tứ Liên, Ngọc Hồi và đường sắt đô thị NGỌC AN 09/12/2024 Chiều tối 9-12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp, làm việc với đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp, tập đoàn của Trung Quốc.
Ông Putin cho tổng thống Syria bị lật đổ được tị nạn tại Nga DUY LINH 09/12/2024 Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov từ chối cho biết nơi ở của ông Bashar al-Assad, sau khi có thông tin nhà lãnh đạo Syria bị lật đổ xin tị nạn ở Nga.