TTCT - Trong cuốn tiểu thuyết đầu tay Ánh đèn giữa hai đại dương (*), M. L. Stedman mượn hình ảnh ngọn hải đăng để bàn về nỗi niềm kinh điển của kiếp người: đâu là ranh giới giữa đúng và sai, và làm sao để nhận biết ranh giới đó? Bìa sách Phim Secret in their eyes (2015) kết thúc bằng ánh mắt đầy nhẹ nhõm và hàm chứa sự biết ơn của Jessica - người đàn bà đã giam giữ kẻ sát hại con gái mình trong tầng hầm suốt 13 năm, dành cho Ray - người bạn thân kiêm thanh tra cảnh sát - đang hì hục đào huyệt sau khi dúi vào tay bà khẩu súng ngắn trước đó vài phút. Đôi khi những ám ảnh của quá khứ chỉ có thể được hóa giải nhờ bàn tay người khác. Và cũng như bản chất khó lường của tâm tính con người, cuộc sống không thể chỉ được quyết định bằng những “trắng” và “đen”, mà đôi khi còn cần đến cả những “vùng xám” tạo bởi những thỏa hiệp của lý trí và tình cảm - một ranh giới mù mờ bất khả định lượng và tiềm ẩn đủ loại rủi ro cho tương lai. Liền ông bị thống trị bởi những đường thẳng của lý trí, còn liền bà là những đường cong của xúc cảm James Joyce Trong Ánh đèn giữa hai đại dương, cuốn tiểu thuyết đầu tay của nữ văn sĩ Úc M. L. Stedman, ta được chứng kiến nỗi bí bách của Tom Sherbourne, chàng cựu binh trở về sau bốn năm chiến đấu ở mặt trận phía tây trong Đệ nhất thế chiến, luôn tin rằng sự sống sót của anh bản thân nó đã là tội ác với những đồng đội vĩnh viễn phơi thây nơi chiến trường. Đây là thứ mặc cảm của kẻ có lương tri và nhân phẩm, cũng là điềm báo bất đắc dĩ cho những tai ương chực chờ một gã đàn ông điêu tàn như Tom hay cho bất cứ ai ở quá gần với anh, chẳng hạn người vợ trẻ Isabel Graysmark. Từng là một cô gái đáo để, hoạt bát và ngập tràn nhựa sống, Isabel Graysmark dần héo hắt và tàn úa suốt những tháng ngày sống cùng Tom trên hòn đảo hư cấu Janus ngoài khơi nước Úc, nơi anh làm người trông coi ngọn hải đăng ngăn giữa hai luồng đại dương. Rồi đến một ngày, trong lúc đang tha thẩn trang hoàng cho ngôi mộ đứa con bất hạnh bị chết non, như thể ý Chúa, Isabel phát hiện một chiếc xuồng có một người đàn ông đã chết và một đứa trẻ sơ sinh còn sống. Suy cho cùng, con người ta chỉ có thể duy lý đến một mức độ nào đó. Với Tom, giới hạn của lý trí trong anh cũng chính là giây phút anh cầu Chúa “tha thứ cho con, cho hết thảy tội lỗi của con. Và tha thứ cho cả Isabel. Người thấu rõ lòng nàng. Biết nàng đã chịu khổ nhiều”, khi chấp nhận phá bỏ kỷ luật công việc lẫn nguyên tắc sống của bản thân để không phải một lần nữa chứng kiến Isabel phải “đứng trên bờ vực”. Tom đã làm điều mà một gã đàn ông chân chính phải làm: một lần nữa anh phải mang mặc cảm tội lỗi: tội lỗi vì đã không làm tròn trách nhiệm khai báo của một nhân viên hải đăng, tội lỗi trước người đàn ông bất hạnh bị chôn không nấm mồ và cả người mẹ vô danh của đứa trẻ. Và vì là người có lương tri và nhân phẩm, Tom - người giờ đây sống với mặc cảm tội lỗi tăng gấp đôi - cũng sẽ không dừng lại. Anh đơn giản không thể phản bội những phẩm chất bất biến trong tâm hồn mình, có lẽ chính vì chúng mà vợ anh đã yêu anh, cũng vì chúng mà anh đã vượt những giới hạn mà nếu không có cô, nếu anh cô độc đúng nghĩa, Tom đã chẳng bao giờ làm. Ngọn hải đăng trong truyện là một ẩn dụ mạnh mẽ. Nằm chơi vơi giữa biển Ấn Độ Dương “ấm áp, tĩnh lặng và hiền hòa” và biển Nam Đại Dương “nguy hiểm và dữ dội”, ngọn hải đăng trên đảo Janus là biểu tượng của cả sự an toàn lẫn hiểm nguy. Và gốc rễ của nó là biểu tượng của sự cô độc - nỗi cô độc khiến người ta dễ chấp nhận những thách thức về mặt đạo lý chỉ để đổi lấy sự khuây khỏa - dẫu ngắn hạn - cho tâm hồn. Cũng như vị thần La Mã lưỡng diện cùng tên (Janus) chuyên canh gác quá khứ và tương lai, chưa bao giờ tính nhị nguyên trong những quyết định, được thực hiện trong những trạng huống éo le và đau đớn, lại song hành bền bỉ và dai dẳng đến thế. Nhưng rồi sau tất cả, khi “quả” đã chín, “nhân” đôi khi không còn quan trọng mấy vì suy cho cùng, “mỗi sự kết thúc lại là một khởi đầu khác” và nhất là khi, như một nhát xuống xề có hậu đầy nữ tính, ám ảnh tội lỗi của Tom và Isabel cuối cùng đã được một “người khác” hóa giải.■ (*): Hồ Thị Như Mai dịch, NXB Trẻ. Tháng 9-2016, phiên bản chuyển thể điện ảnh cùng tên sẽ được công chiếu. Phim do Hãng DreamWorks Pictures sản xuất, với sự tham gia của các diễn viên Michael Fassbender, Alicia Vikander (thắng giải Oscar 2016 cho vai nữ phụ trong The Danish girl) và Rachel Weisz (Oscar 2006 cho vai nữ phụ trong The constant gardener).
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) 02/07/2025 1943 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Vẫn xuất hóa đơn điện tử bình thường dù địa chỉ chưa khớp ÁNH HỒNG 02/07/2025 Xuất hóa đơn điện tử như thế nào khi thay đổi danh mục địa giới hành chính? Liệu có phải đổi giấy phép đăng ký kinh doanh theo địa chỉ mới hay không?
Vụ C.P. Việt Nam bị tố bán heo bệnh: Không khởi tố vụ án vì không có dấu hiệu tội phạm THẢO THƯƠNG 02/07/2025 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng vừa thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm gửi Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam.
Tin tức thế giới 2-7: 'Khẩu chiến' hai ông Trump - Musk vẫn nóng; Ông Putin điện đàm ông Macron NGỌC ĐỨC 02/07/2025 Điện đàm Putin - Macron; Ông Trump nói Israel chấp nhận ngừng bắn Gaza; Thủ tướng Pháp lần thứ tám vượt qua bỏ phiếu bất tín nhiệm; "Khẩu chiến" hai ông Trump - Musk tiếp tục nóng... là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 2-7.
Từ 1-7, hơn 500 bệnh mạn tính được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, ai cũng mừng DƯƠNG LIỄU 02/07/2025 Sau thời gian người bệnh mạn tính 'than trời' về việc xếp hàng dài lấy đơn thuốc cũ, chính thức từ ngày 1-7, hơn 250 bệnh mạn tính điều trị ổn định sẽ được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, thay vì tối đa 30 ngày như trước đây.