TTCT - Olivier Oet - nghệ sĩ gốm raku đến từ Cộng hòa Pháp - đã dành thời gian ba tuần (từ ngày 9 đến 29-9-2013) để truyền dạy kỹ thuật làm gốm raku cho các học viên tại Trung tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật - trẻ em khó khăn Hi Vọng (Huế). Phóng to Olivier Oet hướng dẫn học viên tạo hình sản phẩm Mục đích của Olivier Oet là truyền dạy các kỹ thuật hết sức căn bản, dễ thực hiện cho mười học viên câm điếc và thiểu năng trí tuệ để họ có thể tự tạo ra những sản phẩm gốm raku theo cách riêng của chính họ, và quan trọng nhất là có thêm một dòng sản phẩm mới góp phần đa dạng hóa các mặt hàng sản xuất tại Trung tâm Hi Vọng. Vốn đã phải sống khó khăn, hạn chế trong mọi cảnh huống đời thường cộng thêm bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa; nên để hướng dẫn các học viên thiểu năng làm những sản phẩm đầu tiên thật chẳng dễ dàng gì. Có học viên ngày này qua ngày khác chỉ nặn đi nặn lại những cục đất sét tương tự nhau. Dù có trợ lý là cô Minh Nhật - một cán bộ của cơ sở cũng được cho đi đào tạo hai tháng về gốm raku tại Pháp năm ngoái - làm trung gian/cầu nối với các học viên, thì bản thân Olivier Oet cũng phải cố gắng rất nhiều, kể cả học thêm ngôn ngữ ký hiệu và khắc phục những khó khăn như tìm kiếm nhiều lần để có nguồn đất phù hợp hay giải pháp phù hợp với thời tiết ở Huế đang vào mùa mưa bão. Và rồi bằng sự nỗ lực vượt qua hoàn cảnh, điều kiện từ cả hai phía, những mẻ gốm raku lần lượt ra lò trong sự trầm trồ ngạc nhiên của cả thầy lẫn trò. Raku trong tiếng Nhật có nghĩa là sự thích thú, sự hài lòng, niềm vui, hạnh phúc và đó cũng là những gì mà Olivier Oet đã làm được cho các học viên trong những ngày nghệ sĩ lưu trú tại đây. Nhìn thành quả của những học viên, Olivier Oet tự tin bảo rằng sản phẩm gốm của họ sẽ chinh phục được khách hàng. Không những thế, lò gốm này có thể là nơi dành cho du khách thập phương đến để chế tác ra vài món đồ lưu niệm bằng gốm raku mang thương hiệu gốm Hi Vọng - dấu ấn đặc biệt khi tham quan miền di sản - cố đô Huế. Phóng to Olivier Oet dùng ngôn ngữ ký hiệu trao đổi với học viên câm điếc Phóng to Tác giả (họa sĩ Võ Xuân Huy - trái) trải nghiệm thực tế làm gốm raku Phóng to Olivier Oet vui vẻ đội đất lên đầu khi tìm ra nguồn đất phù hợp Phóng to Olivier Oet giới thiệu sản phẩm gốm raku đầu tiên cho họa sĩ Tô Trần Bích Thúy - trưởng khoa sư phạm mỹ thuật ĐH Nghệ thuật Huế Phóng to Olivier Oet khảo sát nguồn đất sét tại Hương Phong, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế Phóng to Học viên Nguyễn Văn Pháp chăm chút sản phẩm của mình Phóng to Phóng to Phóng to Các sản phẩm đang trong quá trình chế tác và đã hoàn thiện của học viên câm điếc và thiểu năng trí tuệ Tags: Nghệ sĩNgười khuyết tậtTrẻ em khó khănOlivier OetGốm rakuHi Vọng Huế
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) 02/07/2025 1943 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Tổng Bí thư và Thủ tướng dự ra mắt 3 nền tảng ứng dụng phục vụ thực hiện nghị quyết 57 THÀNH CHUNG 02/07/2025 Sáng 2-7, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ấn nút ra mắt 3 nền tảng ứng dụng phục vụ thực hiện nghị quyết 57.
Xem bản đồ số 94 xã phường, đặc khu ở Đà Nẵng với nơi làm thủ tục hành chính TRƯỜNG TRUNG 02/07/2025 Người dân có thể xem bản đồ ranh giới hành chính và địa chỉ trụ sở trung tâm phục vụ hành chính công phường, xã, đặc khu mới hình thành ở Đà Nẵng trên bản đồ số một cách dễ dàng.
Đồng Tháp thành lập 12 cơ quan chuyên môn với hơn 1.890 biên chế MẬU TRƯỜNG 02/07/2025 Sáng 2-7, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất thông qua nhiều nghị quyết quan trọng.
Kem trộn 'trắng cấp tốc' bán rầm rộ trên mạng THU HIẾN 02/07/2025 "Da trắng nổi gân xanh","Trắng cấp tốc, siêu trắng", "Xài là trắng, trắng nhanh"…, đó là hàng loạt lời quảng cáo rao bán kem trộn trên khắp các mạng xã hội hiện nay.