TTCT - Sáng nay, dậy sớm vào mạng, lòng thấy vui vui vì theo dự kiến năm nay Việt Nam có thể xuất khẩu đến 6 triệu tấn gạo. Nói gì thì nói, xuất khẩu tăng nghĩa là nông dân được mùa, nghĩa là có một dòng ngoại tệ quý báu tưới mát cho nền kinh tế nước nhà. Phóng to Ảnh: Tira Quý lắm chứ, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay. Cứ mường tượng đến những gương mặt đẫm mồ hôi với nụ cười rạng rỡ vì niềm vui được mùa của người nông dân lam lũ, tôi lại thấy ấm lòng. Nhưng. Nếu không có chữ “nhưng” đó thì có lẽ niềm vui kia đã trọn vẹn lắm. Tôi lại tự vấn mình: những hạt gạo xuất khẩu ấy đi về đâu? Chắc chắn là những hạt gạo trắng thơm kia đã, đang và sẽ làm một cuộc hành trình dài từ đồng ruộng vào nhà máy, lên tàu và vượt ra khỏi biên giới, cái biên giới mà có lẽ đến 99% người làm ra gạo chưa bao giờ có cơ hội đặt chân đến được. Qua biên giới rồi hạt gạo sẽ đi đâu? Mấy năm du học ở các nước châu Âu, tôi vẫn không thể nào rời xa thói quen nấu cơm vào mỗi tối. Thế nên những quầy lương thực ở nhiều siêu thị lớn nhỏ khác nhau tôi đều ghé qua. Cơ man là nhãn hiệu gạo từ các nước khác nhau: Thái Lan, Ấn Độ, Morocco, Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan... Nhưng tuyệt nhiên không thấy một cân gạo nào có xuất xứ từ Việt Nam. Phát hiện điều vô lý này, tôi lại có thói quen là đi đến địa danh nào, nếu có cơ hội, tôi cũng vào siêu thị, đến quầy lương thực để cố tìm xem liệu có hạt gạo của quê mình, của bà con mình hay không. Tôi đã đi nhiều nơi trên đất Pháp, Đức, sang Anh, đến Cộng hòa Czech. Vẫn không tìm thấy. Tôi hỏi bạn bè thế gạo nước mình xuất khẩu đi đâu? Bạn bè tôi cũng lắc đầu không biết. Có một lần, làm một cuộc quảng bá du lịch nho nhỏ về đất nước mình với bạn bè đồng nghiệp Đức, tôi nhận được một câu hỏi: Việt Nam có nền văn minh lúa nước đặc trưng thế tại sao không thấy xuất khẩu gạo? Có chứ. Đứng thứ nhì thế giới đấy. Nhưng mà... Đáng buồn hơn nữa là khi ở Amiens (Pháp), tôi thường đến chơi nhà một chị Việt kiều chuyên bán lương thực cho người gốc Á, Phi và nhận thấy chính người Việt mình cũng chỉ thích mua gạo Thái. Có điều oái oăm là để bán cho người Việt, nhà xuất khẩu gạo Thái phải in bao bì bằng tiếng Việt (sai chính tả bét nhè) và ngay cả xuất xứ họ cũng mạo ghi một địa phương nào đó của đồng bằng sông Cửu Long! Có lần nhìn những Việt kiều khệ nệ vác mấy bao gạo Thái chất lên xe, tôi chạnh lòng nghĩ giá như những bao gạo kia là gạo của Việt Nam thì có lẽ những giọt mồ hôi của bà con mình sẽ đỡ mặn chát hơn, những tấm lưng sẽ bớt còng xuống như những dấu chấm hỏi trên đồng ruộng. Theo www.agra.gov.vn, vào thời điểm này, cùng chủng loại gạo 5% tấm, gạo Việt Nam có giá 460 USD/tấn còn gạo Thái có giá đến 570 USD/tấn. Sự chênh lệch ấy là quá lớn nếu biết rằng năm 2009 Việt Nam dự định xuất khẩu đến 6 triệu tấn gạo. Là người ngoại đạo, tôi không thể biết hết các nguyên nhân làm cho sự chênh lệch trên lớn đến như vậy. Nhưng chắc chắn một điều là thị trường tiêu thụ, nghĩa là độ dày của những chiếc ví và sức mạnh của những đồng tiền được người tiêu dùng rút ra tại siêu thị đóng một vai trò rất lớn. Tôi hoàn toàn không hề trách móc những nhà xuất khẩu gạo Việt Nam vì họ thật sự đã làm được rất nhiều để tìm đường đi cho hạt gạo quê nhà. Tôi chỉ mong ước sao trong tương lai gần chúng ta có được một chính sách vĩ mô mạnh mẽ, dài hơi và uyển chuyển để hạt gạo Việt Nam có được thị trường rộng lớn hơn, nhất là vào được siêu thị của những nước giàu có. Hạt gạo của chúng ta khi ấy sẽ không chỉ mang trong mình những giọt mồ hôi thầm lặng trên cánh đồng, mà còn có chất xám của cả một hệ thống đồng bộ từ khâu tạo và chọn giống, sản xuất, chế biến sau thu hoạch và của những nhà xuất khẩu. Lúc ấy, chắc chắn nụ cười được mùa của người nông dân Việt Nam sẽ tươi tắn hơn nhiều.
Kim Nguyen Baraldi: Đọc sách là lúc thời gian có nhịp điệu khác... ZÉT NGUYỄN THỰC HIỆN 08/05/2025 3245 từ
Trung tướng Nguyễn Minh Đức: 'Đối tượng gọi điện, nêu rõ số căn cước, vậy lộ lọt ở đâu?' NGỌC AN 12/05/2025 Nhiều đại biểu kiến nghị cần làm rõ các khái niệm về dữ liệu cá nhân cần được bảo vệ và có biện pháp quản lý với những trường hợp giao dịch, đặc biệt trên môi trường điện tử.
NÓNG: Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau 115% TÂM DƯƠNG 12/05/2025 Mỹ tạm giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc từ mức 145% xuống còn 30%, trong khi Trung Quốc sẽ hạ mức thuế đối với hàng Mỹ từ 125% xuống 10%.
Việt Nam lên tiếng về đề xuất của ông Putin đàm phán trực tiếp với Ukraine TRẦN PHƯƠNG 12/05/2025 Việt Nam hoan nghênh đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine để tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn.
Giá vàng giảm mạnh sau thông tin Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau ÁNH HỒNG 12/05/2025 Giá vàng thế giới giảm 110 USD/ounce sau tin Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau. Lúc 17h hôm nay, 12-5, giá vàng thế giới chỉ còn 3.215 USD/ounce.