Trận hạn hán “từ địa ngục” ở California, bang có nền kinh tế lớn nhất nước Mỹ, thời gian qua đãảnh hưởng tổng thể tới nền kinh tế bang, sự phân hóa giàu nghèo và những biện pháp bền vững nhằm bảo đảm nguồn nước trong dài hạn. Tình trạng khô hạn ở California đã kéo dài cả năm trời. Ảnh: lcnewsgroup.comNhìn những bãi cỏ xanh mướt mắt ở các khu nhà giàu tại thành phố nhộn nhịp Los Angeles, khó có thể tin rằng California đang trải qua trận hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thế kỷ. Để đối phó, chính quyền bang đã thông qua luật mới kêu gọi cắt giảm 25% nước sử dụng cho khu vực thành thị, làm dấy lên lo ngại về tình trạng phân hóa giàu nghèo sẽ ngày càng tăng.Theo một nghiên cứu của Trung tâm các cộng đồng bền vững California, những khu giàu có tại Los Angeles như Malibu và Newport Beach sử dụng nước gấp ba những khu khác. “Những người giàu thiếu cảm nhận rằng nguồn nước là của chung tất cả mọi người” - giám đốc trung tâm Stephanie Pincetl nói.Năm ngoái là năm nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử California. Các nhà khoa học cảnh báo bang trù phú này có thể đang bước vào một đợt “siêu hạn hán” kéo dài hàng chục năm.Chính sách tiết kiệm nước ở các thành phố của bang cũng khác nhau. Tại những thành phố chỉ dừng ở khuyến cáo và “nâng cao ý thức” như Beverly Hills, tỉ lệ dùng nước giảm rất ít, khoảng 10%. Trong khi đó ở Santa Cruz, những người dùng nước lãng phí có thể bị phạt hàng trăm USD và bị gửi tới các khóa học tiết kiệm nước để thay đổi hành vi. Thành phố này đã giảm được lượng tiêu thụ nước 25% vào năm ngoái.Thống đốc bang Jerry Brown đã vạch ra một chương trình 31 điểm rất cụ thể để tiết kiệm nước, bao gồm khuyến nghị các sân golf và những khu vực cảnh quan hạn chế sử dụng nước, cấm việc tưới nước các dải cỏ ven đường chỉ vì mục đích làm đẹp. Dự kiến toàn bang sẽ triển khai việc thay mới 50 triệu foot vuông (464ha) bãi cỏ bằng các loại cây chịu hạn.Xung đột về sử dụng nước không chỉ diễn ra giữa người giàu và người nghèo, mà còn giữa nông thôn và thành thị. 95% dân số California sống ở các vùng đô thị nhưng họ chỉ sử dụng 20% lượng nước. Các hạn chế của chính quyền hiện vẫn chưa áp dụng với ngành nông nghiệp, vốn đang sử dụng 80% lượng nước ngọt của bang.Thiệt hại của nhà nông do hạn hán hiện đã lên tới khoảng 1,5 tỉ USD, theo Cơ quan thống kê California. Trong kịch bản tồi tệ nhất, nếu sông Colorado khô cạn, cả vùng bờ tây nước Mỹ sẽ phải đối mặt với một thảm họa thật sự. Những nghiên cứu chi tiết đã được tiến hành để chuẩn bị kịch bản đó. Bảy bang của nước Mỹ dựa vào nguồn nước ngọt của sông Colorado sẽ mất 16 triệu việc làm nếu tình trạng hạn hán khốc liệt tiếp diễn.Trong bối cảnh đó, bắt đầu có những tiếng nói yêu cầu sự ưu tiên cho thành thị, khu vực trước giờ vẫn được cho là đã được ưu tiên nhiều thứ so với vùng nông thôn. “Các thành phố của Mỹ ở bờ tây tạo ra 97% các hoạt động kinh tế trong vùng - Ben Alexander, thuộc Công ty tư vấn Headwaters Economics, nói - Nếu các thành phố không có nước, chúng sẽ chết dần chết mòn”.Tuy nhiên, vùng nông thôn trước giờ đã khó khăn với tỉ lệ người nghèo và thất nghiệp đều cao. Giờ nếu buộc họ phải tiết kiệm nước để ưu tiên cho thành thị, nhiều câu hỏi nghiêm trọng về sự công bằng xã hội sẽ xuất hiện. Theo Bộ thương mại Mỹ, lĩnh vực nông nghiệp chỉ tạo ra 1,4% sản lượng kinh tế ở vùng Viễn Tây, vùng núi Rocky và vùng Tây Nam Mỹ trong năm 2012.Ngành nông nghiệp ở Mỹ cũng bị coi là quá chậm chạp trong việc áp dụng các công nghệ và giải pháp tiết kiệm nước. Robert Glennon, giáo sư luật và chuyên gia về nguồn nước ở Đại học Arizona, ước tính năm ngoái 1 acre-foot nước (khoảng 1.200m3) có thể tạo ra lượng cỏ linh lăng trị giá 1.000 USD và rau diếp 6.000 USD. Trong khi cũng lượng nước đó sẽ tạo ra lượng linh kiện bán dẫn trị giá13 triệu USD.Các nhà kinh tế, do đó, đề xuất một giải pháp thị trường: những ngành kinh doanh sản xuất hiệu quả sẽ trả tiền cho nông dân để đổi lấy quyền dùng nước. Tuy nhiên, một giải pháp như thế có thể làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, đẩy giá nông sản lên cao và làm ảnh hưởng tới cả nước Mỹ do vùng bờ tây là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước.Tất cả cho thấy trong một trận hạn hán, giống như trong bất cứ thiên tai nào, vấn đề không chỉ bó hẹp ở những người đang hứng chịu trực tiếp, mà sẽ để lại những tác động xã hội - kinh tế trực tiếp và gián tiếp cho toàn xã hội. Tags: Hạn hánHệ lụy hạn hán
Họa sĩ Đào Văn Hoàng: Vào trong hoang dã, vẽ để kể về sự sống và mất mát THỦY TIÊN 13/07/2025 1438 từ
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 26-2025: Muốn biết kinh tế ra sao, hãy hỏi người tiêu dùng TTCT 10/07/2025 384 từ
Hà Nội cần làm gì để cấm xe máy chạy xăng, giải quyết vấn đề môi trường? PHẠM TUẤN 13/07/2025 Thủ tướng chỉ thị yêu cầu Hà Nội nghiên cứu cấm xe máy vào đường vành đai 1 từ 1-7-2026. Trong khi đó chuyên gia có ý kiến khác nhau.
1 năm vụ ám sát hụt ông Trump: Hé lộ những thiếu sót suýt chết người DUY LINH 13/07/2025 Vụ ám sát hụt giúp ông Trump tăng ủng hộ, dấy lên thuyết âm mưu dàn dựng do lộ nhiều sơ hở an ninh sau đó.
Người bán chiếm vỉa hè còn đuổi: 'Không mua thì biến, chỗ người ta bán hàng, ai cho đứng?' NHẤT NGUYÊN 13/07/2025 'Không mua thì biến, chỗ người ta bán hàng, ai cho đứng?' - hai vợ chồng hét lên ầm ĩ. Rồi họ tiếp tục văng tục.
Người trúng Vietlott kỷ lục 345 tỉ đồng mua vé ở đâu? LÊ THANH 13/07/2025 Vietlott thông báo kỳ quay số mở thưởng 01215 vào tối 12-7 sản phẩm Power 6/55 có 1 khách hàng trúng thưởng Jackpot 1 hơn 344,9 tỉ đồng.