TTCT - Tại World Cup 2022, cổ động viên (CĐV) Nhật Bản đã nhiều lần thực hiện một nghi thức khiến thế giới vừa ngạc nhiên vừa ngưỡng mộ: tự nhặt rác trên khán đài trước khi ra về sau mỗi trận đấu. Cổ động viên Nhật Bản với chiếc túi rác màu xanh trứ danh ở các kỳ World Cup. Ảnh: Getty ImagesDù đội nhà vừa chiến thắng oanh liệt 2-1 trước Đức hay thua đau Costa Rica 0-1, người hâm mộ Nhật Bản vẫn nán cả niềm vui và nỗi buồn lại để đi hết hàng ghế này đến hàng ghế khác, nhặt nhạnh rồi tươi cười chuyển túi rác màu xanh dương đã đầy cho các nhân viên vệ sinh.Hành động này không phải ngẫu hứng đến hôm nay mới có, mà đã là truyền thống gắn liền với CĐV Nhật trong cả chục năm qua. Không chỉ fan dọn khán đài, các cầu thủ "samurai xanh" cũng dọn luôn phòng thay đồ. Tất cả xuất phát đầu tiên từ tính cách và thói quen giữ sạch sẽ không gian chung của người Nhật, và chính phủ cũng xem đó là cơ hội quảng bá tinh thần và văn hóa xứ hoa anh đào.HLV trưởng Hajime Moriyasu cho rằng với người Nhật, đây là điều rất bình thường. "Khi rời một nơi, bạn phải làm nó sạch hơn trước đó". Một CĐV nói thêm rằng điều này được xem là atarimae (lẽ tất nhiên) trong tiếng Nhật, còn tiến sĩ Masafumi Monden, giảng viên Nhật Bản học tại Đại học Sydney, dẫn thành ngữ thể hiện tinh thần này: chim tung cánh bay thì không vẩy bùn dơ.Đó là thói quen, tính cách. Thế còn yếu tố truyền thống? Theo Hirokazu Tsunoda - một fan ruột của đội bóng, người luôn nổi bật trên khán đài với bộ trang phục samurai và búi tó khổng lồ, từ khi đội nhà lần đầu đá World Cup (France 98), CĐV Nhật đã ở lại dọn dẹp trước khi rời khán đài. Ông kể với Kyodo News năm 2018: Đầu tiên CĐV Nhật mang túi rác màu xanh theo để "nhuộm xanh" khán đài vì nó trùng với màu áo đấu của đội tuyển quốc gia, nhưng sau đó họ mới dùng nó "đúng chức năng nhiệm vụ": đựng rác.Những chiếc túi xanh này là dụng cụ cổ vũ, sau đó mới làm đúng chức năng là đựng rác. Ảnh: ReutersHãng tin Nhật nói chuyện này là bởi tại World Cup năm đó ở Nga, người Nhật cũng gây ấn tượng y như năm nay: vừa khiến thế giới xuýt xoa vừa lan tỏa hành động đẹp. Tsunoda hào hứng kể tiếp: một CĐV Colombia tự dưng đến hỏi xin ông một túi rác để cùng dọn dẹp chung với người hâm mộ Nhật, dù trận đó đại diện Nam Mỹ thua đội châu Á 1-2. "Mười năm đi xem bóng đá quốc tế tôi mới có dịp dọn rác chung sau trận đấu với CĐV của đội đối thủ như thế" - ông nói. Năm đó, CĐV Senegal cũng ở lại dọn rác sau khi đội nhà thắng Ba Lan 2-1, dù không rõ họ làm theo người Nhật hay bản thân cũng thấy đây là việc cần làm. Còn năm nay, ít nhất đã thấy CĐV Morocco và Saudi Arabia ngang dọc giữa các hàng ghế trên khán đài với chiếc túi rác màu xanh sau trận đấu.Cổ động viên Morocco ở lại nhặt rác sau trận đấu tại World Cup 2022.Phải nhấn mạnh chi tiết túi rác vì đấy cũng là một phần của truyền thống. Ở World Cup 2022, Liên đoàn Bóng đá Nhật đã phát 8.000 chiếc túi như thế, kèm dòng chữ "Thank You" để người hâm mộ dùng và chia sẻ cho CĐV khác nếu cần. Chính phủ Nhật hồi World Cup 2018 cũng phấn khởi "vì chiến thắng của đội tuyển quốc gia [trước Colombia] và cách ứng xử của những người hâm mộ cuồng nhiệt tại World Cup" - Takehiro Shimada, người phát ngôn của Đại sứ quán Nhật tại Mỹ, nói với Vox. Nhà ngoại giao này chỉ dẫn một thành ngữ khác về chuyện giữ vệ sinh chung, điều mà "người Nhật được dạy từ nhỏ" - không ném đất vào cái giếng ta lấy nước, chứ không nói những gì to tát như hộ chiếu văn hóa, mỗi CĐV là một đại sứ văn hóa xứ Phù Tang. Nhưng rõ ràng, hộ chiếu văn hóa là đấy chứ còn đâu?■Một số CĐV nói với New York Times họ không hiểu tại sao chuyện bình thường với người Nhật mà báo chí nước ngoài đưa tin lắm thế. Hơn hết, không phải người Nhật đang ở Qatar xem bóng đá nào cũng tham gia dọn rác, và họ cũng chẳng thể đại diện cho cả quốc gia. CĐV Nhật Bản nổi tiếng.Nagisa Amano, CĐV 23 tuổi đến từ Yokohama, không giấu giếm rằng cô được "mời" tham gia dọn dẹp, nhưng từ chối vì "muốn tận hưởng không khí sân vận động; chúng tôi có quyền làm thế". Nagisa nói truyền thông náo nhiệt về chuyện sạch sẽ của CĐV Nhật có lẽ tốt cho hình ảnh của Nhật Bản ở nước ngoài, nhưng không rõ động cơ có hoàn toàn trong sáng hay không. "Tôi nghe nói nhiều người tham gia dọn rác chỉ để được là tâm điểm" - cô nói với New York Times. Tags: World Cup 2022Ý thức người dânThể thaoÝ thức người dân NhậtNhật BảnCổ động viên
Một lịch sử sơ lược địa lý hành chánh Việt Nam: Có bao nhiêu cách gọi tỉnh? PHẠM HOÀNG QUÂN 31/03/2025 2641 từ
Bí thư Nguyễn Văn Nên: 'Trong lúc này phải nỗ lực ở từng cương vị, làm việc tới phút cuối cùng' THẢO LÊ 02/04/2025 Bí thư Nguyễn Văn Nên cho rằng tinh gọn bộ máy phải đảm bảo hoạt động thông suốt.
Vỡ òa, thanh niên 26 tuổi sống sót sau trận động đất được bộ đội Việt Nam và các nước giải cứu NAM TRẦN 02/04/2025 Sau nhiều giờ nỗ lực giải cứu, công binh Việt Nam và lực lượng cứu hộ các nước đã đưa được thanh niên 26 tuổi ra ngoài sau hơn 5 ngày bị mắc kẹt.
Đại sứ Mỹ khẳng định đang đề xuất cấp thêm ngân sách cho rà phá bom mìn tại Việt Nam HOÀNG TÁO 02/04/2025 Tại buổi làm việc với chính quyền tỉnh Quảng Trị, Đại sứ Mỹ Marc E. Knapper cho biết đang đề xuất cấp thêm ngân sách cho các hoạt động rà phá bom mìn sau năm 2025.
Phụ huynh lúng túng và khổ sở với yêu cầu 'xác nhận cư trú' tuyển sinh đầu cấp TRỌNG NHÂN 02/04/2025 Nhiều bạn đọc cho biết thực tế vẫn phải 'xác nhận cư trú' trong tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM.