TTCT - Tôi nghĩ nếu Chúa Jesus và Mohammed giờ đây xuất hiện lần nữa, họ sẽ không tới giáo đường hay vào đền thờ, mà sẽ tới sân vận động chẳng hạn, nơi nào có nhiều người lui tới hơn, để thực hành cầu nguyện và giảng đạo... Đại giáo chủ Syria Ahmad Hassoun -TASS Ông nói không có chiến tranh tôn giáo mà chỉ có những lợi ích chính trị. Nhưng các tay súng IS muốn chinh phục toàn thế giới, gọi đây là chiến tranh tôn giáo... - Ahmad Badreddin Hassoun: Syria là một xã hội thế tục, dân chủ, nơi nhiều nhóm tín ngưỡng khác nhau cùng tồn tại: người Thiên Chúa giáo, Druze, Hồi giáo Sunni và Shia. Những người gọi đây là các cuộc chiến tranh tôn giáo làm thế để khiêu khích sự cực đoan Hồi giáo. Dĩ nhiên nó đi ngược lại tinh thần văn hóa Hồi giáo đích thực, bởi một người với những giá trị (Hồi giáo đích thực) sẽ không bao giờ thực hiện những thảm họa diệt chủng mà IS khét tiếng nhờ đó. Chúng sử dụng tôn giáo như một tiền đề cho xung đột và đổ máu. Tôi nghĩ có hai loại tay súng IS - những kẻ không biết gì về Hồi giáo thật sự và những người am hiểu đôi chút về tôn giáo nhưng sử dụng tôn giáo để thúc đẩy mục đích riêng của họ, tàn sát kẻ khác. Các thủ lĩnh IS đã khiến nhiều thanh niên theo họ bằng cách nào? Họ khiến những người trẻ ấy hành động bạo lực, tham chiến. Họ làm điều đó ra sao? - Những gì IS làm không mới. Tổ chức này từng tồn tại trước đây, dưới những tên gọi khác. Chúng thuyết phục các tín đồ rằng chúng được hướng dẫn bởi những niềm tin tôn giáo, chúng truyền bá ý thức hệ, chi nhiều tiền cho những việc này. Chúng ta phải nhớ điều đó. Đúng, nhưng họ đâu có mua những thanh niên này - những người đến từ châu Âu, Nga, những thanh niên Mỹ từ các gia đình khá giả vì lý do nào đó đã tới Syria chiến đấu cho IS. Các thủ lĩnh IS làm điều đó thế nào, bất luận họ mang tên gọi gì? Họ làm điều đó ra sao? - Chúng tôi đã gặp một số thanh niên đến (tham gia IS) từ Anh, Pháp. Nhiều người là dân Syria. Họ đến đây để xây dựng Nhà nước Hồi giáo Caliph (một nhà nước được cai trị bởi một lãnh đạo chính trị và tôn giáo Caliph, người kế thừa đấng tiên tri Mohammed, lãnh đạo toàn bộ cộng đồng Hồi giáo - ND). Họ nghĩ rằng sẽ thúc đẩy phát triển Hồi giáo và lan truyền nó khắp thế giới. Nhưng ta phải hiểu rằng tôn giáo không thể được rao giảng bằng vũ khí, mà phải bằng tình yêu và tinh thần đoàn kết. IS sử dụng hệ tư tưởng để dẫn dắt người trẻ lạc lối và họ làm điều đó với động cơ chính trị. Nhiều người bị giết ở Syria hiện nay là tín đồ Hồi giáo và đa số nạn nhân IS là người Hồi giáo! ...Nhiều thanh niên bỏ đi (tham gia Nhà nước Hồi giáo tự xưng - IS) vì họ muốn chạy theo một xu hướng tư tưởng mới: Hồi giáo cực đoan. Họ bị lạc lối, và đưa họ trở lại cần những nỗ lực nghiêm túc. - Nếu bạn muốn tạo ra một nhà nước thật sự, bạn phải xây dựng nó trên cơ sở các giá trị chính trị và dân chủ. Chúng tôi không áp đặt một tôn giáo nào ở Syria: chúng tôi không nói phải có một nhà nước Cơ Đốc giáo, Do Thái giáo hay Hồi giáo. Những ý tưởng này đến từ bên ngoài. Phương Tây đang kích động những tư tưởng như vậy. Phương Tây đóng một vai trò lớn trong quá trình này. Tôi nghĩ một nhà nước phải được thành lập trên một tầng lớp tinh hoa văn hóa và chính trị mạnh mẽ. Phải chăng chủ nghĩa khủng bố hiện nay là một xu hướng? - Khủng bố là một xu hướng chính trị nguy hiểm. Nó còn là một xu hướng văn hóa. Và chúng ta phải nghiên cứu để chiến đấu chống lại nó. IS đã cố thúc đẩy chương trình nghị sự chính trị bằng bạo lực, sử dụng vũ khí. Họ bảo các tín đồ giết người để được lên thiên đàng nhưng điều đó đi ngược lại các giáo lý của đấng tiên tri vì không ai sử dụng những phương pháp này để lên thiên đàng cả. Chúng ta cần truyền bá tư tưởng rằng con người chỉ có thể lên thiên đàng bằng sự khai sáng văn hóa, bằng giáo dục và đoàn kết. Theo ông, cần làm gì để xây dựng hòa bình ở những người có tín ngưỡng khác nhau tại Cận Đông? - Cần giáo dục lại thế hệ trẻ, thường xuyên làm việc với họ. Ngoài ra phải tách bạch các vấn đề tôn giáo và chính trị. Phải làm sao để từ một phía, tính thế tục của quốc gia không có nghĩa là đấu tranh chống lại tôn giáo khác, và từ phía khác - để tôn giáo phục vụ con người chứ không điều khiển họ. Bởi Chúa Jesus không tạo ra quốc gia chỉ cho người Thiên Chúa giáo, Mohammed không tạo lập quốc gia chỉ cho giáo dân đạo Hồi, và Moses không lập nước chỉ cho dân Do Thái. Họ tạo ra những nhà nước thế tục. Mới đây Tổng thống V. Putin đã khai trương một đền thờ hoành tráng ở Matxcơva. Tốt thôi. Nhưng tin tôi đi, nếu người ta xây một nhà máy lớn để sản xuất thuốc men và một đền thờ nhỏ hơn thì sẽ tốt hơn. Tôi nghĩ nếu Chúa Jesus và Mohammed giờ đây xuất hiện lần nữa, họ sẽ không tới giáo đường hay vào đền thờ, mà sẽ tới sân vận động chẳng hạn, nơi nào có nhiều người lui tới hơn, để thực hành cầu nguyện và giảng đạo...■ Nguồn: www.gazeta.ru/social/2015/11/05/7874687.shtml www.rt.com/shows/sophieco/321796-terrorism-twist-islam-jihadists/ Tags: ISHồi giáo đích thựcKhông giết người để lên thiên đàng
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp cho Malaysia THANH HIỀN 22/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, trong đó có lương thực, cà phê với Malaysia và đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal.
Phim chiếu rạp Kính vạn hoa tung poster và teaser, nhìn vừa lạ vừa quen THƯỢNG KHẢI 22/11/2024 Kính vạn hoa phiên bản điện ảnh đánh dấu sự tái ngộ của bộ ba Quý Ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh, mang đến một không khí tươi vui nhưng không kém phần kịch tính.
VTV lên tiếng vụ xe biển xanh vượt 2 ô tô làm xe tải đi chiều ngược lại lao xuống cống HỒNG QUANG 22/11/2024 'Đài truyền hình Việt Nam lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật', VTV thông tin.
Giữa lúc xung đột leo thang, Nga - Ukraine đạt thỏa thuận đưa 46 dân thường trở lại Kursk THANH HIỀN 22/11/2024 Hàng chục cư dân từ khu vực biên giới Kursk của Nga đã được đưa trở lại quê hương từ Ukraine sau các cuộc đàm phán 'khó khăn' giữa hai bên.