TTCT - Đó là câu chuyện của ông Nguyễn Minh Hải, HLV bóng bàn lão làng ở Trung tâm TDTT quận 5 (TP.HCM), và con gái Nguyễn Minh Hồng Hạnh thuộc đội tuyển bóng bàn TP.HCM. Phóng toHLV Nguyễn Minh Hải hướng dẫn các em năng khiếu - Ảnh: Huy ĐăngCách đây sáu năm, Nguyễn Minh Hồng Hạnh đứng trước một sự lựa chọn vô cùng khó khăn: bộ môn bóng bàn của Sở VH-TT&DL TP.HCM tạo sức ép buộc cô phải nghỉ học ở trường để tập trung chuyên môn, trong khi gia đình muốn con mình phải lo học vấn để có tương lai ổn định.Ai cũng muốn con được đi họcTrước thái độ bất hợp tác của bộ môn bóng bàn khi ấy, ông Nguyễn Minh Hải khuyên con rút hẳn khỏi thể thao và chuyển qua con đường học hành. Nhưng khi Hồng Hạnh thắc mắc “ngày trước con không muốn chơi thì cha lại ép, giờ con muốn theo nghiệp bóng bàn thì cha lại bảo thôi là sao?”, ông Hải đành nỗ lực tìm kiếm giải pháp để cô con gái độc nhất vừa có thể theo đuổi đam mê, vừa đảm bảo một tương lai ổn định bằng con đường học vấn.Là HLV một lò bóng bàn trứ danh của TP.HCM (CLB Lê Hồng Phong), ông Hải có đủ điều kiện để cho con theo nghiệp cầm vợt. Từng đào tạo hàng loạt tay vợt danh tiếng cho TP như Mai Xuân Hằng, Hồ Ngọc Thuận, Phạm Đình Thông…, nhưng ông nhận ra nhiều điều không hay trên con đường trở thành một VĐV chuyên nghiệp. Thế là ông làm mọi cách, từ việc ra sức thúc ép con gái học hành cho đến mời gia sư kèm cặp… nhằm chăm lo việc học cho con.Bực mình trước việc bộ môn kiên quyết không cho Hồng Hạnh có thể vừa tập luyện vừa tập trung học, ông Hải đã định xin cho con mình nghỉ chơi bóng bàn. Cuối cùng, nhờ nỗ lực dàn xếp của HLV Vương Ngọc Sơn khi ấy, Hồng Hạnh vừa có thể tiếp tục thi đấu, vừa lấy được tấm bằng tốt nghiệp ĐH Sư phạm TDTT. Nhưng không phải ai cũng may mắn như cô.Phạm Đình Thông là một trường hợp. Trầy vi tróc vảy tập luyện bóng bàn hằng ngày, luyện thi hằng đêm, Thông vừa học vừa chơi bóng bàn hay, nhưng rốt cuộc không được thầy cô trong bộ môn chấp thuận cho vừa đi học vừa tập luyện. Cuối cùng, gia đình buộc lòng xin cho Thông rút khỏi đội tuyển vào năm 2008 để tập trung chuyện học. Câu chuyện của Thông để lại một hệ quả không hay trong lòng các phụ huynh khác.Ông Vương Ngọc Sơn, trưởng bộ môn bóng bàn hiện tại, than: “Phần đông phụ huynh đều bị ấn tượng xấu bởi cách làm việc của bộ môn trước đây nên không muốn cho con theo nghiệp VĐV bóng bàn chuyên nghiệp. Phần lớn họ chỉ muốn cho con chơi trong đội trẻ rồi nghỉ vì lý do tập trung đi học”.Phóng toHồng Hạnh tập luyện trong màu áo đội tuyển TP.HCM - Ảnh: Huy ĐăngChuyển hướng thành côngNhư một minh chứng cho sự hơn thua giữa hai con đường học vấn và nghiệp thể thao, hầu hết VĐV bóng bàn trẻ “nửa đường chuyển hướng” đều thành công. Ông Hải kể ra hàng loạt tấm gương từ các học trò cũ như Ngô Thị Hoàng Kim - HCĐ giải trẻ Đông Nam Á - hiện là kỹ sư tại Mỹ sau khi giải nghệ tuổi 18, Trần Thái Hằng - vô địch giải sinh viên toàn quốc - hiện làm cho một ngân hàng ở Úc…Sau khi tốt nghiệp ĐH Sư phạm TDTT, Phạm Đình Thông đang đi học văn bằng hai ở ĐH Kinh tế và đã có công việc ổn định tại Vietcombank. Thông chia sẻ: “Ngày ấy rất tiếc nuối, nhưng giờ nhìn lại tôi thấy mình may mắn khi chuyển sang con đường học vấn”.“Quyết định là của con mình, nhưng nếu nó học tốt, tôi vẫn muốn hướng con theo con đường học vấn” - bà Nguyễn Hồng Sương, phụ huynh em Nguyễn Thị Xuân Mai (11 tuổi) trong đội bóng bàn trẻ TP.HCM, khẳng định. Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Huyên, phụ huynh em Nguyễn Lê Bảo Trân (12 tuổi), lại chỉ ra trường hợp của Trần Huy Bảo, tay vợt vừa tốt nghiệp ĐH Kinh tế vừa khoác áo đội tuyển TP trong một thời gian dài, để minh chứng cho khả năng phối hợp giữa việc học và chơi.Theo ông, nếu ngành giáo dục và thể thao hợp tác tốt thì các VĐV sẽ tìm được hướng đi tốt cho mình, tức vừa theo đuổi sự nghiệp thi đấu vừa hoàn thành việc học để “dự phòng” cho tương lai sau ngày giải nghệ. “Con tôi được nhà trường cho nghỉ để đi thi đấu giải quốc gia, nhưng khi về trường hỏi thầy cô, bạn bè tài liệu để chép bài cũng khó khăn.Mặt khác, nhiều giải đấu lại trùng thời điểm với những kỳ thi quan trọng, như giải vô địch trẻ TP.HCM vừa qua chỉ cách đợt thi chuyển cấp THCS có vài ngày” - ông Huyên chỉ ra những khó khăn của một VĐV trẻ khi vừa học vừa chơi.Với việc Hồng Hạnh đã có bằng tốt nghiệp ĐH Sư phạm TDTT, ông Hải tỏ ra khá tự tin về khả năng kiếm việc làm của cô con gái 25 tuổi. Dù vậy, ông vẫn hối tiếc về việc cho con theo nghiệp VĐV.Ông tâm sự: “Đến một HLV bóng bàn như tôi còn không muốn cho con theo nghiệp cầm vợt thì phụ huynh nào dám chấp nhận điều tương tự trong trường hợp con họ có học lực khá. Khi nào ngành thể thao và giáo dục còn chưa tìm được tiếng nói chung thì tôi vẫn còn cảm thấy ái ngại mỗi khi định thuyết phục một phụ huynh rằng con họ có năng khiếu bóng bàn. Vì quan điểm chung của người Việt luôn là học trước, chơi sau”. Tags: Bóng bànNGUYỄN MINH HẢINối nghiệpTuyển bóng bàn TPHCM
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp cho Malaysia THANH HIỀN 22/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, trong đó có lương thực, cà phê với Malaysia và đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal.
Phim chiếu rạp Kính vạn hoa tung poster và teaser, nhìn vừa lạ vừa quen THƯỢNG KHẢI 22/11/2024 Kính vạn hoa phiên bản điện ảnh đánh dấu sự tái ngộ của bộ ba Quý Ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh, mang đến một không khí tươi vui nhưng không kém phần kịch tính.
VTV lên tiếng vụ xe biển xanh vượt 2 ô tô làm xe tải đi chiều ngược lại lao xuống cống HỒNG QUANG 22/11/2024 'Đài truyền hình Việt Nam lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật', VTV thông tin.
Giữa lúc xung đột leo thang, Nga - Ukraine đạt thỏa thuận đưa 46 dân thường trở lại Kursk THANH HIỀN 22/11/2024 Hàng chục cư dân từ khu vực biên giới Kursk của Nga đã được đưa trở lại quê hương từ Ukraine sau các cuộc đàm phán 'khó khăn' giữa hai bên.