TTCT - Các đô thị lớn ở VN đều gắn với các dòng sông, đó là nơi giữ nước, chứa đựng cảnh quan. Vì thế, dòng sông coi như một bộ phận cấu thành không thể tách rời với đô thị VN Sông Hồng chảy qua khu vực nội thành Hà Nội, xung quanh là hàng ngàn ngôi nhà nằm san sát nhau -Khánh Linh Sau 20 năm theo dõi quy hoạch hai bờ sông Hồng, tôi rút ra bốn quan điểm: Thứ nhất, dứt khoát phải giữ được tư tưởng, tính triết lý trong quy hoạch sông Hồng là sông Cái, như trục cảnh quan trung tâm hay trục cốt lõi của thủ đô Hà Nội. Ý tưởng này đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội khẳng định nhiều lần. Thứ hai, phải quy hoạch nơi đây thành điểm đến không chỉ cho người dân thủ đô, mà cho cả nước và quốc tế. Như vậy trong quy hoạch nghiên cứu sẽ có nhiều giá trị về văn hóa lịch sử, về nhân văn... Thứ ba, phải an toàn, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thứ tư, phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Nghiên cứu và đưa ra quy hoạch không chỉ mơ mộng, mà giá trị cốt lõi phải đưa được vào cuộc sống. Từ thời vua Lý Công Uẩn đã đặt ra mục tiêu bền vững, mục tiêu bền vững trong nghiên cứu quy hoạch hai bờ sông Hồng phải là số một, hướng tới thỏa mãn những nhu cầu cho thế hệ hôm nay nhưng không làm tổn hại đến thế hệ mai sau. Bền vững cả về mặt kinh tế - xã hội, môi trường và cả an ninh quốc phòng. Về mục tiêu môi trường: tạo ra môi trường trong lành cho cả lưu vực sông Hồng nói chung và đoạn sông 40km qua Hà Nội nói riêng, đảm bảo xử lý các vấn đề ô nhiễm, trượt lở, lũ lụt, thiên tai. Riêng mục tiêu về an ninh quốc phòng phải được xem xét thấu đáo, vì vấn đề an ninh quốc phòng ở ta lâu nay luôn luôn dựa vào thiên nhiên và cũng nhờ cậy thiên nhiên để bảo vệ đất nước, nên cần đặt ra để nghiên cứu. Sông Hồng là trục cảnh quan thì không thể chất tải lên đó 1,2 triệu dân, cũng không thể xây một loạt nhà cao tầng ở đây, như vậy là đè nén, nhân tạo hóa thiên nhiên, đây là xu hướng sai lầm. Muốn có đầu bài quy hoạch hay thì phải là trí tuệ của các nhà quản lý, các chuyên gia và cả nhân dân. Xây dựng được đầu bài tốt sẽ tìm được tư vấn tốt. Hôm trước, tôi có nghe sáu tháng là nghiên cứu xong quy hoạch, không làm nhanh như vậy được. Ngay như thủ đô Matxcơva (Nga) hay Paris (Pháp) phải mất ba năm họ mới ra được đầu bài quy hoạch. Còn với lưu vực sông Hồng có lẽ không cần tới ba năm, nhưng cũng không thể trong vòng vài tháng. Sau đề bài là phải chọn tư vấn chiến lược xứng tầm. Phải mời các đơn vị hàng đầu của thế giới về lập quy hoạch và hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, nhưng dứt khoát TP Hà Nội phải là đơn vị cầm trịch, không để lệch hướng theo kiểu “lấy mỡ nó rán nó” là thất bại. Bản thân tư vấn cũng phải đi khảo sát kỹ thực trạng, những vi phạm đê điều, trật tự đô thị, giao thông để xử lý. Việc xử lý vi phạm chắc không được lòng nhiều người, nhưng vì tương lai phải làm, tuy nhiên không phải là đẩy người ta đến chỗ khốn khó, mà phải xử lý có lối thoát, theo hướng thuyết phục được cộng đồng. Và khi đã tìm được lối thoát cho các công trình vi phạm, người ta sẽ cộng tác. Làm tốt sẽ được người dân ủng hộ. Đây phải là quy hoạch tích hợp, nó có cả quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, đặc biệt là ngành thủy lợi, sử dụng đất đai, giao thông vận tải và tạo ra sản phẩm quy hoạch cân đối lợi ích quốc gia, lợi ích địa phương, lợi ích cộng đồng và lợi ích các nhà đầu tư nhằm mục tiêu tạo ra sự phát triển cân bằng, hài hòa, hiệu quả và bền vững. TP Hà Nội là đơn vị cầm trịch, nhưng với sông Hồng mang tính liên ngành, kết nối nhiều nơi, đầu nguồn, giữa nguồn ảnh hưởng đến cuối nguồn, nếu UBND TP Hà Nội không đủ điều kiện thì cần lập một ủy ban về sông Hồng. Việc sử dụng nguồn tài trợ của doanh nghiệp để nghiên cứu lập quy hoạch hai bên bờ sông Hồng cũng là một cách làm, tận dụng các nguồn lực của xã hội, nhưng không thể chia quy hoạch theo nhiều phân khu, mỗi doanh nghiệp làm một kiểu thì không thể ghép vào được. Nhà nước chủ động sử dụng đóng góp của doanh nghiệp để đáp ứng nhiệm vụ, nhưng phải tạo ra luật chơi: nhà đầu tư đáp ứng lợi ích quốc gia, tầm vóc quốc tế thì tôi mời anh vào đầu tư. Đầu tư này là cho muôn đời sau, chứ không phải giải quyết lợi ích trước mắt. Tránh tình trạng như doanh nghiệp của Hàn Quốc tài trợ nghiên cứu lập quy hoạch cơ bản hai bên sông Hồng và đưa ra cách thu hồi vốn theo kiểu “lấy mỡ nó rán nó”, tức là khai thác tối đa quỹ đất lợi thế về vị trí để thu hồi vốn đầu tư. Khi đã thực hiện được quy hoạch sông Hồng sẽ tạo ra tiền đề cho nghiên cứu quy hoạch hai bên sông Nhuệ... Những con sông ở VN đều có nét tương đồng, giữ vai trò là trục giao thông, trục cảnh quan, trục kết nối. Chúng ta có 13 hệ thống sông, trong đó có sông Hồng, Cửu Long, Đồng Nai và nhiều con sông ở Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM... đều là những cái nôi của nền văn minh từng vùng và của cả nước Việt. Các đô thị lớn ở VN đều gắn với các dòng sông, đó là nơi giữ nước, chứa đựng cảnh quan. Vì thế, dòng sông coi như một bộ phận cấu thành không thể tách rời với đô thị VN.(Xuân Long ghi)■ Tags: Sông HồngQuy hoạch sôngĐô thị ven sôngQuy hoạch sông Hồng
Thủ tướng: 'Chúng ta cứ đấu thầu nhưng cuối cùng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục' THÀNH CHUNG 23/11/2024 Thủ tướng chia sẻ hoạt động doanh nghiệp nhà nước phải theo quy luật thị trường, giá trị, cung cầu và cạnh tranh, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính.
Nhiều ngân hàng thu đậm trở lại từ bán chéo bảo hiểm BÌNH KHÁNH 23/11/2024 Nhiều ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng tốt trở lại ở mảng kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm. Đây là tín hiệu tích cực trở lại đối với kênh bancassurance (bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng) sau thời gian gặp nhiều khó khăn.
Vụ 2 cô gái trang điểm bị gia đình chú rể lục vali: Luật sư nói về khả năng vi phạm pháp luật HOÀI THƯƠNG 23/11/2024 Hai cô gái chuyên trang điểm cho cô dâu bị một gia đình chú rể ở Tiền Giang giữ lại để lục vali, đồ đạc và yêu cầu cởi đồ để lục soát chỉ vì bị mất 20 triệu đồng. Việc này có vi phạm pháp luật?
Chủ tịch TP Hội An nói gì về thông tin chung chi 1,6-1,8 tỉ đồng mỗi suất xích lô, ghe du lịch? LINH TRANG 23/11/2024 Một tài khoản Facebook vừa đăng tải clip người đàn ông tự cầm điện thoại selfie ở Hội An. Trong clip người này nói "nghe được thông tin mỗi suất đạp xích lô, chèo ghe bơi có giá 1,6 - 1,8 tỉ đồng".