TTCT - “Kiểm lâm Tây” - đó là tên gọi vui của Sylvio Lamarche, người Canada, từ khi anh đến chân núi Hòn Hèo, xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa sinh sống. Phóng to Sylvio quan sát voọc chà váTTCT - “Kiểm lâm Tây” - đó là tên gọi vui của Sylvio Lamarche, người Canada, từ khi anh đến chân núi Hòn Hèo, xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa sinh sống. Năm 1994, lần đầu tiên đi du lịch VN, cái xứ sở miền nhiệt đới ấm áp, quanh năm xanh tươi (trái ngược với Canada buốt lạnh) đã thu hút Sylvio. Năm nào Sylvio cũng trở lại VN. Nhưng chuyến đi năm 1996 trên con xuồng nhỏ ở vịnh Vân Phong, ngắm nhìn bãi biển Ninh Tịnh (xã Ninh Phước) bao la, cát mịn như bột, lại có núi rừng Hòn Hèo xanh ngắt, ôm sát biển, Sylvio đã quyết định sang VN lập nghiệp. Năm 1998, Sylvio cưới vợ người Nha Trang và hai vợ chồng thử kinh doanh du lịch. Ham du lịch, thích trồng trọt, năm 2001 Sylvio chuyển sang lập nông trại du lịch sinh thái với 1ha rừng hoang sơ (khi ấy chưa có điện) sát bãi biển Ninh Phước, để từng bước tạo nên cơ ngơi Jungle Beach Resort. Cái tên “kiểm lâm Tây” bắt đầu thật tình cờ. Mấy chú bé đi rừng Hòn Hèo bắt được con gà lôi mào đỏ rất đẹp bèn mang đến, gạ bán cho Sylvio. Mua xong, anh lập tức mang thả trở lại trên sườn núi. Ở sát bìa rừng, Sylvio sốt ruột chứng kiến cảnh người dân hằng ngày vào rừng Hòn Hèo chặt cây, đốt than, săn bắt thú rừng. Anh cũng biết với ba nhân viên, trạm kiểm lâm khu vực này chẳng ngăn chặn xuể. Thế là anh nảy ra ý tưởng xin làm nhân viên kiểm lâm (không lương). Tất nhiên, nguyện vọng ấy chẳng được chấp thuận bởi kiểm lâm ta nào có “biên chế” cho... Tây! Mê voọc chà vá Hòn Hèo Phóng to Đoàn làm phim Bavarian Broadcasting ghi hình voọc chà vá ở Hòn HèoSylvio kể: một du khách yêu thú hoang dã đến Hòn Hèo đã kỳ công phục kích để chụp được ảnh voọc. Buổi chiều hôm trước, Sylvio cùng khách quan sát, đánh dấu vị trí đàn voọc xuất hiện trên tờ giấy in bức ảnh chụp sườn núi. Mờ sáng, hai người bí mật tiếp cận vị trí. Nắng vừa lên, đàn voọc lại lên gộp đá sưởi ấm, nô đùa. Sau vài cái bấm máy bất ngờ của vị khách, đàn voọc chuyền thoăn thoắt, mất dạng. Ngay tối hôm đó, Sylvio về Nha Trang (cách 60km) gửi email và gọi điện cho Tilo Nadler, chuyên gia Đức, giám đốc Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng (Hội Động vật Frankfurt) - vườn quốc gia Cúc Phương. Ngay hôm sau, Cúc Phương cho người bay vào. Quan sát những tấm ảnh chụp, chuyên gia Cúc Phương khẳng định loài linh trưởng trong ảnh là voọc chà vá chân đen, tên khoa học là Pygathrix nigripes, trong danh mục nhóm 1 - động vật rừng nguy cấp, quí hiếm, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, ban hành kèm nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Để chính xác hơn, chuyên gia đã thu thập mẫu phân của đàn linh trưởng, mang về Đức phân tích ADN. Theo nhận định của một số chuyên gia, voọc chà vá chân đen ở Hòn Hèo do bị cách biệt bởi biển và đồng lúa, khu dân cư bao quanh bốn bề, có khả năng thuần chủng tuyệt đối, vì không có điều kiện tạp giao với những nhóm voọc khác ở Nam Trường Sơn. Phóng to Voọc chà vá ở Hòn Hèo Tin Hòn Hèo có voọc chà vá chân đen bay sang Đức. Tháng 9-2007, đoàn làm phim của Hãng phim Bavarian Broadcasting (Đức) về Hòn Hèo ghi hình. Cùng ba chuyên gia của Cúc Phương, đoàn làm phim đã ghi nhận có ít nhất 110 cá thể voọc chà vá chân đen ở Hòn Hèo. Trước dữ kiện bất ngờ và quí giá ấy, Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng đã kiến nghị tỉnh Khánh Hòa và Bộ NN&PTNT lập khu bảo tồn tại Hòn Hèo. Theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền - chuyên gia của trung tâm: “Sự hiện diện của voọc chà vá chân đen ở Hòn Hèo là bằng chứng chứng minh mức độ nguyên sinh của rừng Hòn Hèo so với các khu rừng khác ở VN. Nếu Hòn Hèo không được bảo tồn, chẳng bao lâu nữa voọc chà vá chân đen ở Khánh Hòa sẽ bị xóa sổ. Với diện tích 15.000ha rừng tự nhiên, Hòn Hèo gấp ba lần diện tích trung bình của một khu rừng tự nhiên được bảo tồn trên thế giới”. Góp tay cùng dự án khu bảo tồn Hòn Hèo Phóng to Con cu li trước lúc được Sylvio “phóng thích” Yêu thiên nhiên, yêu rừng, từ sự tự phát bảo vệ rừng, qua tiếp xúc giới chuyên môn, Sylvio hiểu muốn lập khu bảo tồn cần phải làm nhiều việc, cần không ít nhân lực, tài lực, từ nhiều nguồn. Vì vậy, anh sẵn sàng làm tất cả những gì có thể để gìn giữ rừng Hòn Hèo và bảo vệ voọc chà vá. Theo giới chuyên môn, muốn lập dự án bảo tồn phải có báo cáo khảo sát, nghiên cứu khoa học 2-3 năm. Jungle Beach Resort của Sylvio sẵn sàng tài trợ ăn ở cho hai nghiên cứu sinh để họ có thể tiến hành khảo sát, nghiên cứu và viết báo cáo. Qua Tết Mậu Tý, một nghiên cứu sinh sẽ được cử vào Jungle Beach Resort để khảo sát đầy đủ về voọc chà vá và sự đa dạng sinh học rừng nguyên sinh Hòn Hèo. Ngày ngày, ngoài thời gian tu bổ trang trại, Sylvio lại lụi cụi bên kính viễn vọng, say sưa quan sát, ghi chép, đánh dấu những vị trí voọc xuất hiện, đặc điểm nhận dạng từng con, đồng thời liên hệ với bạn bè ở nước ngoài và các tổ chức, kêu gọi họ tài trợ cho dự án lập khu bảo tồn ở Hòn Hèo.
Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành quy định mới thi hành Điều lệ Đảng THÀNH CHUNG 16/02/2025 Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây đã ký quy định số 232 quy định thi hành Điều lệ Đảng.
Nguyên trưởng Công an TP Phú Quốc và vụ lừa đảo trăm tỉ ở Phú Quốc BỬU ĐẤU 16/02/2025 Công an tỉnh Kiên Giang đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung 'vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra năm 2021, năm 2022 tại Phú Quốc'.
Ông Zelensky chưng hửng vì bị gạt khỏi hội nghị Mỹ - Nga bàn về Ukraine NGỌC ĐỨC 16/02/2025 Ông Zelensky cho biết Kiev không nhận được lời mời đến dự bất kỳ hội nghị giữa Nga và Mỹ nào và cho rằng đây là điều bất thường.
Diễn viên Kim Sae Ron đột ngột qua đời ở tuổi 25 THƯỢNG KHẢI 16/02/2025 Ngày 16-2, nữ diễn viên Kim Sae Ron được phát hiện đã tử vong tại nhà riêng vào cùng ngày. Hiện nguyên nhân vẫn đang được cảnh sát Seoul, Hàn Quốc, làm rõ.