TTCT- Báo cáo 10 tháng đầu năm 2016 của Bộ NN&PTNT gọi xuất khẩu rau quả là “điểm sáng” mới nhất của ngành nông nghiệp với kim ngạch trong 10 tháng đã vượt qua lúa gạo và dự báo rau quả sẽ mang về khoảng 2,5 tỉ USD trong năm nay. Thu hoạch chuối tại trang trại của nông dân Võ Quan Huy (huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) -Vân TrườngNhưng nếu nhìn vào thị trường rau quả thế giới “mênh mông” với 215 tỉ USD (năm ngoái), Việt Nam vẫn đang đi quá chậm. Trong điều kiện vẫn còn hai người làm chỉ để nuôi ba người ăn như của Việt Nam hiện nay, xuất khẩu hàng nông sản là nguồn động lực cực kỳ quan trọng để thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Nhưng ngặt nghèo chính là ở chỗ không ít hàng nông sản Việt hoặc đã ở đỉnh, hoặc cũng đã ở vị trí mà không ít quốc gia khác phải ngưỡng mộ, lại đồng nghĩa với việc đã “kịch trần” phát triển.Dù đã liên tục phát triển bùng nổ trong sáu năm gần đây, xuất khẩu rau quả của Việt Nam vẫn rất nhỏ bé, nên đây vẫn là “mỏ vàng” để chúng ta khai thác. Trong đó, nhóm hàng rau và quả chuối hoàn toàn có thể xuất khẩu trên quy mô lớn, thậm chí có thể làm thay đổi diện mạo rau quả Việt Nam trên bản đồ rau quả thế giới.Tăng ùng nổ, nhưng vẫn quá "hẻo"Mất đúng 20 năm, rau quả Việt Nam xuất khẩu mới tăng được từ 52 triệu USD (năm 1990) lên 460 triệu USD (năm 2010). Nhưng chỉ từ năm 2011 đến nay, xuất khẩu rau quả đã tăng bùng nổ gần 32% mỗi năm và đạt tới mức 1,84 tỉ USD vào năm 2015.Còn trong năm nay với đà này, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã lần đầu tiên vượt qua nông sản chiến lược gạo và có thể đạt kỷ lục mới khoảng gần 2,4 tỉ USD. Đây cũng chính là mặt hàng có nhịp độ tăng kỷ lục trong bối cảnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vẫn đối mặt với vô vàn khó khăn trong năm nay.Tuy nhiên, nếu so với rổ rau quả xuất khẩu của thế giới, thật khó để xác định được vị trí của Việt Nam. Ở thời điểm xuất khẩu rau quả của Việt Nam bắt đầu tăng bùng nổ (năm 2011), tỉ trọng này chỉ mới là 0,3%, sang đến năm 2015 ngay cả kỷ lục 1,84 tỉ USD cũng chỉ chiếm vỏn vẹn 0,9%.Nếu tách riêng nhóm hàng này theo thông lệ thế giới thì phân nhóm “quả” chiếm tỉ trọng cao nhất, nhưng ở thời điểm năm 2011 với 623 triệu USD cũng chỉ chiếm 0,8%, năm 2015 có tăng vọt lên 1,39 tỉ USD cũng chỉ chiếm 1,9%.Còn lại, phân nhóm “rau quả chế biến” với hơn 300 triệu USD chỉ chiếm 0,6%, còn phân nhóm “rau” với kim ngạch quá “hẻo” (hơn 120 triệu USD) chỉ chiếm 0,2%.Những con số đó cho thấy một thực tế chung là, khác hẳn với những mặt hàng nông sản khác với ngôi vị nhất nhì thế giới như hồ tiêu, điều nhân, gạo, thủy sản và cao su với tỉ trọng “khủng”, tức là chúng ta hầu như đã tận khai những mảng thị trường này, thị trường rau quả thế giới với kim ngạch khổng lồ 215 tỉ USD năm 2015 vẫn còn quá “mênh mông” và xa vời khó với.Hi vọng mới cho cây chuốiTrong mảng thị trường “quả” mênh mông tới 95 tỉ USD của thế giới hiện nay, chuối là mặt hàng chúng ta có lợi thế “kép” để phát triển.Thứ nhất, chuối là mặt hàng lớn nhất trong rổ quả xuất khẩu của thế giới, có nhịp độ tăng trưởng rất khá (4%/năm trong năm năm qua), lại là mặt hàng đặc thù, vì vậy Việt Nam có lợi thế cạnh tranh rất lớn ở những thị trường gần.Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) thống kê rằng năm 2015, trong khi các quốc gia xuất khẩu chuối thu được hơn 10 tỉ USD thì các quốc gia nhập khẩu mặt hàng này phải bỏ ra hơn 14 tỉ USD, tức chi phí bảo quản và vận chuyển “khủng”, chiếm tới 38,3% so với giá FOB (giá giao từ cảng), cao gấp bảy lần so với tỉ lệ bình quân trong xuất nhập khẩu rau quả nói chung.Trong khi đó, ba thị trường Đông Bắc Á nhập khẩu chuối rất lớn gần Việt Nam gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, tiếp theo là Nga đã đạt tổng kim ngạch 2,8 tỉ USD (năm 2015), chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu chuối của thế giới.Không những vậy, ngoại trừ Nhật Bản nhập khẩu ổn định 810 - 850 triệu USD/năm trong năm năm trở lại đây, ba thị trường còn lại đều có nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu rất lớn. Trung Quốc đứng đầu với nhịp độ tăng trưởng “không tưởng”, tới 25,6%/năm và đạt 773 triệu USD.Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu nhỏ nhất với 317 triệu USD cũng có nhịp độ tăng trưởng thuộc loại “siêu tốc” (8,6%/năm). Nga là nước nhập khẩu nhiều nhất (910 triệu USD) cũng có nhịp độ tăng trưởng 5,3%/năm, cao hơn gấp đôi so với tăng trưởng chung của thế giới.Như vậy nếu duy trì nhịp độ tăng trưởng này tính chung là 7,2%/năm, đến năm 2020, tổng kim ngạch nhập khẩu chuối của bốn thị trường này sẽ đạt trên 4 tỉ USD, chiếm tới 1/5 tổng kim ngạch nhập khẩu chuối 15,9 tỉ USD của thế giới (theo kịch bản tăng bình quân 2,6%/năm).Nhìn quay trở lại phía khác, trung tâm xuất khẩu chuối của thế giới hầu hết tập trung ở khu vực Trung Mỹ và Caribe xa xôi (gồm Ecuador, Costa Rica, Guatemala và Colombia), ở châu Á thì duy nhất chỉ có Philippines xuất khẩu chuối với quy mô lớn.Thứ hai, khác với hầu hết các loại cây “đỏng đảnh” với thời tiết hoặc kén thổ nhưỡng như hồ tiêu, điều, cà phê..., chuối có lẽ là loài cây dễ tính bậc nhất, cho nên vấn đề mấu chốt nhất chỉ là nâng cao năng suất.Nhưng việc “bỏ quên” cây trồng đầy tiềm năng này trong suốt nửa thế kỷ qua khiến năng suất chuối của nước ta hiện chỉ bằng 80% năng suất bình quân của thế giới (16,8 so với 21 tấn/ha) và chưa bằng một nửa so với của khu vực Trung Mỹ.Rất may là thực tế luôn đi trước những quan liêu chính sách để có câu trả lời trấn an. Giống chuối cấy mô nhập khẩu (đã có mô hình chuối đồi có tưới ở tỉnh biên giới phía Bắc, hay không cần tưới ở vùng ĐBSH) đã cho năng suất gấp đôi hiện nay.Do vậy, nếu tập trung phát triển chuối, mục tiêu 500 triệu USD, thậm chí cả tỉ USD có thể hướng tới trong những năm tới là không có gì xa vời, dù ngay cả như vậy cũng vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong mức tăng nhập khẩu của những thị trường có lợi thế cạnh tranh rất lớn này.Câu chuyện của rauNếu thị trường nhập khẩu chuối gần nước ta rất lớn thì thị trường nhập khẩu rau gần chúng ta còn lớn hơn rất nhiều.ITC cho biết trong ba năm gần đây, chín quốc gia bạn hàng ASEAN của chúng ta vẫn nhập khẩu đều đặn trên dưới 2,4 tỉ USD rau mỗi năm. Xa hơn một chút là Nhật Bản thì 10 năm qua cũng nhập khẩu khá đều đặn 2,1 - 2,6 tỉ USD rau mỗi năm.Bên cạnh đó, trong vòng một thập kỷ qua, nhập khẩu rau của ba thị trường rất gần Việt Nam là Đài Loan, Hong Kong và Hàn Quốc đã đều đặn tăng từ 1,1 tỉ USD lên 1,5 tỉ USD. Cũng trong vòng một thập kỷ đó, Nga trở thành là thị trường nhập khẩu rau với quy mô lớn, dao động 1,9 - 3 tỉ USD.Một đặc điểm rất rõ ràng trong các thị trường nhập khẩu rau này là trong khi việc nhập khẩu diễn ra đều đặn quanh năm tại các quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới, thì các quốc gia có mùa đông băng giá lại có nhu cầu nhập khẩu tăng đột biến trong mùa lạnh.Việt Nam có điều kiện khí hậu thích hợp để sản xuất quanh năm, kể cả mùa đông, hoàn toàn có thể tăng mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu tăng đột biến này. Như vậy, nhìn vào quy mô xuất khẩu gần như bằng 0 hiện nay, chúng ta đã có thể mường tượng và xác quyết việc có thể phát triển mạnh sản xuất rau để đáp ứng trước hết nhu cầu của những thị trường gần.“Người đến sau” cần làm gì?Rau quả đã được xác định là hướng đi rất quan trọng trong việc tái cơ cấu nền nông nghiệp nước ta trong những năm tới, nhưng muốn đạt được quy mô lớn trong xuất khẩu những loại rau quả nói trên, đây không thể là những câu chuyện để nông dân tự lo.Không một nền sản xuất nhỏ lẻ, manh mún một cách tự phát, đặc biệt là vấn nạn lạm dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu nào lại có thể sinh ra được một quy mô sản phẩm đủ lớn và chất lượng bảo đảm để đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu, đặc biệt là những quốc gia đòi hỏi rất khắt khe về an toàn thực phẩm.Đó chính là khi cần tới những hoạch định chính sách và đầu tư thích đáng, kịp thời. Mà trước hết là tổ chức nghiên cứu cặn kẽ các nhu cầu của các quốc gia nhập khẩu, bởi lẽ rau và chuối, cũng như nhiều loại nông sản khác đều là những sản phẩm có thời hạn bảo quản ngắn, ngay sau khi thu hoạch phải rất nhanh chóng đến được các địa chỉ tiêu dùng cụ thể.Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu này, việc kế tiếp là cần quy hoạch các vùng sản xuất tập trung đủ lớn, bởi gắn với nó phải là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như thủy lợi, vận chuyển nội bộ, xử lý, bảo quản sau thu hoạch cũng như hệ thống giao thông...Xuất khẩu với quy mô lớn thì không thể dựa vào những diện tích manh mún và phân tán phát triển một cách tự phát. Việt Nam là “người đến sau”, muốn phát triển nhanh thì gói giải pháp đồng bộ, tạo động lực phát triển đủ mạnh, từ khuyến khích, hỗ trợ giống, đến ưu đãi đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng... là không thể thiếu.■ Tags: Xuất khẩu rau quảRau quả Việt NamDiện mạo rau quả
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Quy định 'gỡ vướng' đất công xen kẹt sẽ cứu được hàng trăm dự án ÁI NHÂN 21/11/2024 Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM được phân công chủ trì xây dựng quy định giao, cho thuê đất công xen kẹt sẽ gỡ cho hàng trăm dự án vướng đất này.
Metro số 1 chạy chính thức ngày 22-12 CHÂU TUẤN 21/11/2024 Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22-12, tuyến tàu điện này sẽ 'lăn bánh' chạy thương mại.
Phát hiện gần 150 bộ hài cốt giữa trung tâm Hà Nội khi cải tạo hệ thống thoát nước PHẠM TUẤN 21/11/2024 Trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.