TTCN - Phú Cường và Yên Sơn là hai làng thuộc xã Lãng Công (huyện vùng cao Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) nằm bên bờ trái sông Lô giáp huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), cách thị trấn Xuân Hòa 18km đường đất đỏ. Không ai ngờ hai ngôi làng xa lơ xa lắc này lại có một nghề rất “độc”: nấu cao các loại, và không chỉ nấu tại nhà mà cả làng còn đem "nghề tổ" về tận Hà Nội để nấu cao dạo, nấu cao thuê rầm rộ suốt mấy năm qua... Phóng to Ông Trần Văn Túc đang giới thiệu các loại cao nấu của mìnhTTCN - Phú Cường và Yên Sơn là hai làng thuộc xã Lãng Công (huyện vùng cao Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) nằm bên bờ trái sông Lô giáp huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), cách thị trấn Xuân Hòa 18km đường đất đỏ. Không ai ngờ hai ngôi làng xa lơ xa lắc này lại có một nghề rất “độc”: nấu cao các loại, và không chỉ nấu tại nhà mà cả làng còn đem "nghề tổ" về tận Hà Nội để nấu cao dạo, nấu cao thuê rầm rộ suốt mấy năm qua... Ông Trần Văn Túc, 60 tuổi, nhà ngay đầu làng Yên Sơn (coi tôi như khách sộp), bảo ở đây cao gì người ta cũng nấu rồi chạy vào buồng bưng ra cả bịch cao hơn chục bánh (mỗi bánh một lạng) đen sì, bọc cẩn thận trong túi nilông. Ông “tiếp thị”: “Đây là cao khỉ và cao ngựa bạch tôi vừa nấu xong”. Thấy tôi phân vân thật - giả ông bóc một bánh cho tôi ngửi (một thứ mùi tanh bốc lên) rồi lại cắt một lát đưa tôi nếm (một thứ vị lợm cả cổ) để minh chứng “cao nhà tôi nấu là đồ xịn”. Ông kể: “Để có nồi cao này chúng tôi phải phục ba tháng mới gom đủ xương”. Loại cao ông cầm gọi là cao khỉ-ngựa “cốt”, tức là cả con ngựa và con khỉ bị giết rồi róc sạch thịt chỉ để lại xương, sau đó trộn với nhau nấu thành cao. Theo ông Túc, tôi muốn tìm bất cứ loại cao gì ông cũng đáp ứng được. Chủng loại cao ở đây phong phú hơn nhiều nơi khác: từ cao hổ, cao khỉ, cao ngựa bạch đến cao sơn dương, cao gấu, cao trăn, cao “tiểu hổ” (mèo) và cả cao “ông ba mươi” (một loài cây cho củ đắng trên rừng), trong đó ba loại cao hổ, cao khỉ, cao ngựa bạch được coi là hàng cao cấp, nhất là cao hổ (cực quí hiếm). Ngựa bạch (loài ngựa khác hẳn ngựa thường ở mắt hồng, móng hồng, lông trắng như tuyết, không tì vết đen và đúng giờ ngọ dù chủ có đánh nát roi cũng không chịu đi) dễ kiếm hơn vì có thể dắt từ Bắc Cạn hoặc biên giới Việt - Trung về. Tuy nhiên cao khỉ và ngựa bạch không phải chủ nào cũng gom đủ xương để liên tục nổi lửa. Dân Yên Sơn nấu nhiều nhất là cao trăn và cao “ông ba mươi” vì hai thứ này ít vốn. Riêng ông Túc trong đời không nhớ đã nấu bao nhiêu nồi cao hổ. Bí mật như... làng nấu cao Nhưng khi biết tôi tìm cao hổ, ông phân bua: “Cao hổ là hàng độc của làng này, chúng tôi không bao giờ dám nấu sẵn mà chỉ đắp lò khi cầm được hợp đồng của khách”. Lý do: một bộ xương hổ đắt gần bằng chiếc xe @. Nếu nấu sẵn mà không bán được, vốn chìm thì chỉ có “đứt”, vả lại hiếm ai dám ôm thứ hàng quốc cấm ấy trong nhà vì rất dễ vào nhà đá. Theo ông Túc, người làng Yên Sơn sẵn sàng nổi lửa biến hổ thành cao ngay tại nhà mình, nhưng với loại hàng độc này khách thường rước thợ về tận “tư dinh” (ở thành phố) trổ nghề cho tiện giám sát, chắc ăn. Từ đó dân Yên Sơn, Phú Cường lũ lượt kéo nhau đi nấu cao thuê cho người ở các thành phố lớn. Ông Túc chỉ là một trong nhiều nhóm thợ nấu cao thuê bận rộn ở làng Yên Sơn. “Mỗi tháng tôi đi hai, ba chuyến” - ông tiết lộ. Làng Yên Sơn có hàng chục người khác đều đặn được khách mời về Hà Nội, vào TP.HCM nhưng chỉ để nấu cao trăn, gấu, khỉ... Sau khi khách ký hợp đồng và cho địa chỉ, ông Túc sẽ gặp chủ “bề trên” (người nắm giữ bộ cốt hổ) bàn cách tuồn hàng về tận nhà riêng của khách một cách an toàn, bí mật. Ông trực tiếp đưa khách đến gặp chủ để “thăm hàng”, chủ sẽ trải trọn bộ xương ra sàn nhà cho khách duyệt, nếu đồng ý, tiền trả sòng phẳng rồi ôm xương về hoặc thuê chủ vận chuyển và cài người áp tải. Cũng có nhiều trường hợp khách lo sẵn nguồn xương hổ rồi rước thợ Yên Sơn về nhà nổi lửa nấu cao. Nhưng khách lặn lội lên tận chốn này thường mua đứt cả người lẫn hổ vì bây giờ xương hổ rất khó săn, chỉ có dân Yên Sơn, Phú Cường mới biết nó ở đâu (có đường dây kéo dài từ rừng Lào qua biên giới về Lập Thạch rồi “nối mạng” đi cả nước) và mới có bí quyết nấu cao chúa sơn lâm. Khi đã thỏa thuận xong hợp đồng, khách đẩy cả bọc xương khô vào cốp xe hơi, rước “ông thợ”, “bà thợ” vào ghế ngồi rồi tiến về thành phố, bí mật như đưa một “cán bộ tình báo”. Điều lạ, không chỉ đàn ông ở làng Yên Sơn, Phú Cường mới biết nấu cao mà cả chị em cũng là “nghệ nhân” cao hổ. Mới đây bà Sửu vừa nấu xong hai nồi cao hổ cho hai “đại gia” ở huyện Gia Lâm (Hà Nội). Còn chị Hồng và chị Thắng, nhà nằm ngay chợ Phú Cường, tuần nào cũng “hạ sơn”. Hai người này thường đi rất xa, tới tận Nam Định, Thái Bình và Thanh Hóa để nấu cao dạo, tức là trực tiếp ôm xương đi dò địa chỉ rồi mới mở lò. Chị Liễn, ngoài 30 tuổi, em gái chị Hồng, lấy chồng ở xã Đồng Quế, tiết lộ ở đây người ta gọi nghề đi nấu cao thuê là “đi chợ” để ngụy trang. Khi ra khỏi làng, các chị chỉ ôm theo cái túi hoặc hòm đựng đầy thuốc bắc, xương trăn, xương khỉ, ngựa bạch... và chiếc điện thoại di động. Xuôi tới thị trấn Xuân Hòa thế nào di động cũng reo và có một chiếc xe con chờ sẵn. Điều lạ thứ hai, mặc dù cùng “một giuộc” với nhau nhưng ít khi người này chịu tiết lộ công việc của mình cho người khác. Vậy nên cả làng ai cũng cứ như... mật thám theo dõi lẫn nhau. Những ông trùm nấu cao Phóng to Kiểm xương hổCả làng nấu cao nhưng chỉ những “nghệ nhân” máu mặt như ông Túc, ông Giang, anh Hiểu... mới được tôn sùng. “Nói thật, cả đời chú đã nấu nhiều nồi cao hổ nhưng chưa lần nào chú phải sợ - ông Túc khoe - Bởi chủ những lò cao thuê chú đến nấu toàn là đại gia thôi”. Chính họ tìm lên tận làng “vời” ông về “phủ” để tác nghiệp. Họ đưa ông vào những ngôi nhà sang trọng, thâm nghiêm rồi cánh cổng được đóng lại, sau bảy ngày bảy đêm cấm cung mới “thả” ra. Một nửa thợ nấu cao thuê ở Lãng Công hiện đang hoạt động cho các “ông lớn” ở Hà Nội và tất cả họ đều được bảo kê, bảo lãnh khi tác nghiệp. Bởi vậy, dẫu có bị coi là nghề phi pháp thì dân Lãng Công vẫn vui như tết. Ông Túc còn khoe gần đây chính một quan chức đầu sỏ trong ngành chống buôn lậu ở phố Tạ Hiền (Hà Nội) cũng phải lên tận làng mời ông về thủ đô nấu cho một nồi cao hổ xịn. Còn anh Hiểu thì tiết lộ đến nay đã nấu thuê khoảng 30 nồi cao hổ cho giới quan chức và chưa lần nào bị “làm phiền”. Nhưng buôn xương - cao hổ, nấu cao thuê “oanh liệt” nhất phải kể tới “ông trùm” Nguyễn Xuân Mậu ở làng Phú Cường. Khi tôi tới dò thì ông Mậu chối phắt “tôi đã giải nghệ”, nhưng người làng khẳng định hai vợ chồng ông cùng hai người em trai vẫn thường xuyên "chạy sô" về Hà Nội bởi nấu, buôn cao là nghề gia truyền của họ. Mẹ ông Mậu là bà Ngữ, được dân Phú Cường, Yên Sơn phong là "bà tổ" nghề cao. Khi bà Ngữ mất đã kịp gửi lại nghề nấu cao cho ba con trai; và khi thấy gia đình ông Mậu nổi lên như sấm gần 100 hộ làng Phú Cường, Yên Sơn bèn theo học lỏm. Làng nấu cao ra đời từ đó. Ông Đỗ Văn Trung- trưởng thôn Phú Cường- cho biết nghề nấu, buôn cao chỉ rầm rộ ba năm qua, từ xã Lãng Công đã lan ra cả vùng Đồng Quế, Hải Lựu, Bạch Lưu, Quang Yên (huyện Lập Thạch)... Ai cũng đổ xô theo nghề nấu cao, buôn cao khắp ba miền Bắc - Trung - Nam, trong đó Hà Nội hiện là “miền đất thánh” của dân nấu cao thuê Lập Thạch (chiếm tới 70%). Tôi đặt nấu một nồi cao, nhờ kiếm giùm bộ xương hổ xịn đưa về Hà Nội, ông Túc gật đầu liền và đưa ra giá mỗi ký xương đúng 6 triệu đồng; nồi cốt hổ nặng 6kg là 36 triệu đồng, nhưng phải mua nồi trên 60 triệu đồng ông mới nấu. Nếu hợp đồng được thực hiện, ông sẽ dẫn thêm người em rể về tận “sào huyệt” của tôi để nổi lửa. Tuy nhiên bà Sửu lại đòi một con hổ tươi “nhốt” tủ lạnh tới 90 triệu đồng (đang cất giấu ở Sơn Dương, Tuyên Quang) và công nấu hoàn thiện nồi cao là 1, 5 triệu đồng (cho hai người, trong bảy ngày), nếu tôi ưng mới dẫn đi xem. Thấy tôi phân vân, bà Sửu khuyên nên lấy xương hổ khô giá chỉ 40 triệu đồng hoặc xương gấu tươi giá 30 triệu đồng (trọn bộ), sau một tuần chủ sẽ ém hàng về tận “sào huyệt”, nếu bị công an tóm họ tự chịu. Tôi chê giá công quá mắc, bà ta than thở: “Đó là cái giá mềm nhất làng này, thấp hơn không được vì bọn tôi nấu cao thuê phải thức trắng bảy ngày bảy đêm, khổ cực như luyện linh đan mới có được nồi cao tuyệt tác”. Hầu như ở Yên Sơn, Phú Cường nhà nào cũng có cao để bán. Nhưng phần lớn cao trăn, cao "ông ba mươi" và cao "tạp-pí-lù" (xương trâu, bò, heo, nai, hoẵng)... Ngay cả thứ cao đặc biệt (khỉ, hổ, ngựa bạch) cũng không ai dám mua nếu không tay sờ mắt thấy ngay từ khi còn trong chảo. Tuy nhiên, dân ở đây vẫn tự nấu sẵn hàng loạt, sau đó tiêu thụ bằng hình thức bán dạo nơi các chợ quê hoặc rải cho các đại lý biệt dược. Mỗi chủ lò trong làng nắm trong tay vài chục đến vài trăm đại lý để tung cao giả, cao kém chất lượng khắp nơi. Những lạng cao đem gửi ấy được bán với giá rất bèo khiến thị trường cao xịn phải giật mình: 50.000 đồng/lạng cao trăn, 70.000 - 80.000 đồng/lạng cao khỉ, còn cao sơn dương, cao gấu chỉ 60.000 đồng. Một cán bộ có uy tín ở làng Phú Cường kể: "Chỉ cần 30.000 đồng người ta có thể mua được cả một tảng cao (1kg) đen sì như cục nhựa đường tại nhà ông Mậu, đem về cắt ra thành lạng, dùng mỡ trăn hay cao trăn xịn quết xung quanh rồi tuồn đến nơi khác bán tới 80.000 đồng/lạng. Thứ cao ấy giống hệt một loại keo do Bộ Quốc phòng sản xuất trước đây, ăn vào không chết nên dân làng tôi thường mua về vứt cho chó xơi". Nhiều khi "kỹ xảo" từ đôi tay của các "trùm sỏ" trong đường dây buôn xương hổ xuyên quốc gia làm mờ mắt bao khách sộp và khiến không ít chủ lò nấu cao, những "kỹ sư", "giáo sư" nấu cao hổ cũng điêu đứng. Ông Túc khuyên tôi nên tìm chủ nào có con hổ còn da thịt để tủ lạnh mới chắc ăn nhưng rất khó kiếm. Phần nhiều xương hổ được tuồn về Lập Thạch rồi ém về Hà Nội đều là loại xương khô. Anh Hiểu đã nhiều lần đụng phải xương cọp chế bằng thạch cao. Ông Đ. tiết lộ tại làng Phú Cường năm trước đã xuất hiện một "xí nghiệp" chuyên chế tác xương giả hổ do anh D. làm "giám đốc". Người ta dùng máy để xoáy, đục rồi mài, cạo từng khúc xương trâu, bò giống y hệt xương hổ, không thiếu một cái răng rồi phục dựng nguyên hình cả bộ khung hổ cho khách "chấm". Nhiều bộ khung hổ ngay đến mắt thánh cũng không phân biệt nổi đâu là thật - giả! Chính những "nghệ nhân" đầy nghiệp vụ như ông Túc cũng từng bị lừa vì hổ ở Đông Dương chẳng còn bao nhiêu lấy đâu ra nhiều xương hổ thế! Kể cả những nồi cao hổ xịn vẫn có thể bị đội nấu cao thuê làm trò ảo thuật dù có cử người canh phòng cẩn mật suốt đêm ngày nơi "tịch cốc". Chỉ cần một chiếc khăn mặt, khi nồi cao nổi bọt là họ đã khoắng sạch phần tinh chất nhất của con hổ và chỉ để lại cho thân chủ mớ chã (bã) vô tác dụng.
Chính thức tháo gỡ cho các dự án trong kết luận thanh tra, bản án ở TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa TTXVN 19/02/2025 Cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa có hiệu lực từ 1-4-2025.
Phó bí thư Nguyễn Văn Được: Tôi từ chèo xuồng ba lá, nay về TP.HCM là lái tàu lớn ra biển VIỄN SỰ 19/02/2025 Tân Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Được chia sẻ, trước giờ ông là người lái xuồng ba lá trong sông, rạch nhỏ, nay phải lái tàu lớn hơn trên sông cái, thậm chí là biển cả, nhiều ghềnh thác và thử thách hơn.
Tập đoàn của Thụy Điển muốn đầu tư 1 tỉ USD làm dự án tái chế quần áo cũ NGỌC AN 19/02/2025 Ngày 19-2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định về dự án tổ hợp sản xuất vải công nghệ cao của Tập đoàn Syre (Thụy Điển).
Ông Putin khoe đột phá ở Kursk, nói Nga - Mỹ bắt đầu khôi phục quan hệ NGỌC ĐỨC 19/02/2025 Tổng thống Nga đánh giá cao kết quả đối thoại Nga - Mỹ, nói rất vui khi gặp ông Trump và thông báo quân đội vừa đạt đột phá tại mặt trận vùng Kursk.