Hai năm trước, trong một chuyến đi Bến Tre, tôi được biết một bà lão đã hơn 80 tuổi chiều chiều phải lội xuống ao mò ốc bán kiếm tiền nuôi thân. Nhìn bà cụ vất vả trong lòng ao nước đục ai mà không chạnh lòng. Người già, người khuyết tật cần được đưa về các trung tâm để chăm sóc, nhưng với thanh niên trai tráng còn sức lao động, cần trao cho họ “cần câu” – Ảnh: Thuận Thắng Nhiều khi trong làn nước đục chỉ nhìn thấy phần đầu của bà. Lúc ấy bà vừa lành vết thương dưới lòng bàn chân do đạp phải miểng chai trong ao. Thúng ốc bắt được trong chiều, hôm sau bà thức dậy từ rất sớm lội bộ thật xa ra chợ bán, sau đó mua lại ít rau bán lấy thêm ít ngàn, chỉ ít ngàn tiền lời đủ để mua gạo mắm. Gạo hết, một lon bà chỉ đi mượn chứ không xin. Tôi liền nghĩ đến những người ăn xin, nhiều khi họ còn khỏe, còn ít tuổi hơn bà, bàn tay, đôi chân không run run như bà nhưng họ vẫn không tự lo cho cuộc sống của mình được... Kể những câu chuyện như cuộc mưu sinh của bà cụ xứ dừa này, tôi lại nghĩ đến chương trình đưa người ăn xin về các trung tâm bảo trợ xã hội của TP.HCM. Đây là một việc làm rất cần thiết cho xã hội. Có lẽ một trong những cách thức cần làm là làm sao đánh thức lòng tự trọng, đánh thức nội lực trong họ và níu kéo, cổ vũ họ kiếm miếng cơm bằng chính giọt mồ hôi của mình thay vì kiếm miếng cơm trên lề đường, xó chợ. Họ sẽ nghĩ đôi tay của mình còn có thể lao động, có thể sống được thẳng đứng, không khom người, xòe tay như cuộc sống hiện tại. Trong quá trình thực hiện chủ trương về người ăn xin của thành phố cần những cuộc gặp gỡ, đối thoại với họ, cho họ xem, kể họ nghe những câu chuyện bình dị và gần gũi như vậy. Có lẽ đó là cách giúp họ tìm thấy niềm tin cho cuộc sống và tìm thấy lối thoát của mình. Nếu ý thức lao động không đi qua đầu óc, không được khơi dậy, họ cũng sẽ tìm cách dạt ra khỏi thành phố, tiếp tục cuộc đời ăn xin vạn dặm của mình... Và khi cho họ lắng nghe câu chuyện của người khác, chúng ta cũng phải nghe câu chuyện của chính họ. Thành phố đã có nhiều giải pháp để xóa dần hình ảnh người ăn xin vận dụng cho từng đối tượng cụ thể: người già yếu, bệnh tật, người mồ côi không nơi nương tựa... Nhưng những thống kê, phân loại chung chung đôi khi chỉ tập trung giải quyết phần ổn định trước mắt. Hãy để mỗi người kể về cuộc đời của chính họ, kể về những thăng trầm đời người của họ, kể về biến cố và vì đâu họ phải rơi vào hoàn cảnh ăn xin. Qua đó chúng ta sẽ hiểu về tâm tính, năng lực, khả năng sinh tồn, mong muốn của họ... Câu chuyện của họ có thể là nguồn tư liệu đầy đặn cho giới nghiên cứu, cho nhà quản lý, cũng có thể là cảm xúc cho báo chí, nghệ thuật và là nguồn tư liệu xã hội nhân văn của đất nước. Và biết đâu đó, họ có những năng lực mà xã hội đang cần nhưng vì những biến cố cuộc đời buộc họ rơi vào bần cùng. Từ câu chuyện của họ, chúng ta sẽ thấu hiểu tận tường để tìm ra một cuộc sống phù hợp và giúp cải biến số phận của họ. Chủ trương giải quyết vấn đề ăn xin đang được thực hiện quyết liệt, nhưng đừng làm việc một cách cứng nhắc, lạnh lùng. Chính quyền cơ sở, tổ chức chính trị xã hội hãy bao dung và gần gũi với họ, hãy hiểu từng số phận để giải quyết trong tình người. Cần cho mọi người thấy chính quyền đã lắng nghe tiếng lòng của họ. Hãy đánh thức và lắng nghe tiếng lòng, giúp họ một “cần câu”. Người già, người khuyết tật cần được đưa về các trung tâm để chăm sóc, nhưng với thanh niên trai tráng còn sức lao động, cần trao cho họ “cần câu” – Ảnh: Thuận Thắng Hiện nay, TP có 16 trung tâm bảo trợ xã hội, trong đó có hai trung tâm tiếp nhận, đang nuôi dưỡng khoảng 6.500 người già, người khuyết tật, trẻ em, người tâm thần... không có nơi cư trú. Ông Lê Chu Giang, trưởng phòng bảo trợ xã hội Sở Lao động - thương binh và xã hội, cho biết mỗi năm có khoảng 2.000 người ăn xin, người không có nơi cư trú nhất định được tập trung vào cơ sở xã hội của TP. Nếu là người khuyết tật về thần kinh, tâm thần hoặc có dấu hiệu mắc các bệnh về thần kinh, tâm thần sẽ được đưa về Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức, còn lại sẽ đưa về Trung tâm Hỗ trợ xã hội tiến hành xác minh nơi cư trú. Nếu có nơi cư trú nhất định hoặc có người bảo lãnh thì đưa về nơi cư trú hoặc giải quyết hồi gia. Trường hợp chưa có người bảo lãnh hoặc không xác định được nơi cư trú sẽ được phân loại theo đối tượng: người già, người khuyết tật, trẻ em và chuyển đến các cơ sở bảo trợ xã hội. Vũ Thủy
Ngoại trưởng Nga khen ngợi quan điểm của ông Trump về Ukraine NGỌC ĐỨC 05/02/2025 Ngoại trưởng Nga hoan nghênh quan điểm của ông Trump rằng Kiev không nên gia nhập NATO.
Phát hiện 'núi' bánh kẹo đổ trong bãi rác La Phù, lãnh đạo huyện Hoài Đức nói gì? PHẠM TUẤN 05/02/2025 Hàng loạt bánh kẹo được đổ thành 'núi' trong một bãi rác thuộc Khu công nghiệp La Phù (xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội), UBND huyện Hoài Đức nói sẽ 'đi đến cùng sự việc'.
Xử phạt phó công an phường đầu trần lái xe máy chở vợ ở Hà Nội PHẠM TUẤN 05/02/2025 Công an phường Ô Chợ Dừa (Đống Đa, Hà Nội) đã xử phạt hành vi chạy xe máy và chở người ngồi phía sau không đội mũ bảo hiểm đối với ông N.P.H. - phó trưởng Công an phường Ô Chợ Dừa.
Bưu điện Mỹ nhận lại bưu kiện từ Trung Quốc và Hong Kong NGHI VŨ 05/02/2025 USPS bất ngờ tuyên bố họ sẽ tiếp tục tiếp nhận các kiện hàng từ Trung Quốc và Hong Kong, đảo ngược lại thông báo ngừng tiếp nhận vừa đưa ra trước đó.