TTCT - Hiện trung bình mỗi năm chi phí phòng chống HIV/AIDS ở VN khoảng 2.000 tỉ đồng. 80% số này nhờ các nguồn tài trợ nước ngoài. Tuy nhiên, các nguồn tài trợ này đã bị giảm, hai nguồn tài trợ cuối cùng sẽ bị cắt hẳn từ năm 2017. Ông Nguyễn Hoàng Long, cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), nói với TTCT về nỗ lực tìm nguồn tài chính mới cho phòng chống HIV/AIDS trước nỗi lo không có tiền chống dịch, HIV/AIDS có nguy cơ bùng nổ. Ông Nguyễn Hoàng Long cho biết: “95% tiền chi cho thuốc kháng virút ARV là từ viện trợ, trên 90% thuốc methadone (điều trị thay thế) cho người nghiện ma túy cũng từ nguồn viện trợ. Các chi phí khác như đào tạo cán bộ, cung cấp trang thiết bị... dù có nguồn tài chính trong nước nhưng chủ yếu vẫn là nhờ viện trợ nước ngoài.Từ khi VN trở thành nước có thu nhập trung bình, các nhà tài trợ bắt đầu cắt giảm và cắt giảm rất nhanh thời gian vừa rồi. Hiện chỉ còn hai nguồn chính là Quỹ toàn cầu phòng chống lao, sốt rét và HIV/AIDS (QTC) và Chương trình hỗ trợ khẩn cấp của tổng thống Mỹ (PEPFAR). Nhưng cả hai nguồn này cũng chỉ cam kết đến năm 2017 và chưa cam kết thêm. Chúng tôi đang hi vọng QTC có thể gia hạn sau năm 2017, còn PEPFAR gần như chắc chắn không gia hạn. Với sự cắt giảm rất mạnh nguồn tài chính như vậy, việc phòng chống HIV sẽ tiến hành như thế nào, thưa ông? - Năm 2013, Chính phủ đã có quyết định 1899 đưa ra các giải pháp đảm bảo tài chính bền vững cho phòng chống HIV/AIDS. Trong đó có những phần việc cần triển khai gấp như đề nghị tiếp tục đầu tư từ ngân sách trung ương cho phòng chống HIV/AIDS. Tại các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, trên 90% ngân sách cho phòng chống HIV/AIDS là ngân sách nhà nước, trên 90% tiền mua thuốc ARV do nhà nước chi trả, trong khi nước ta thì ngược lại. Nhưng ở VN dịch vẫn đang trong giai đoạn tập trung ở các nhóm nguy cơ cao như người nghiện chích, tình dục đồng giới, người bán dâm... nên phòng chống dịch ở giai đoạn này sẽ hiệu quả hơn khi dịch đã lan rộng. Chúng tôi đề nghị đầu tư cho những lĩnh vực thiết yếu nhất như thuốc ARV, methadone, bao cao su và bơm kim tiêm để giảm tác hại. Khi nguồn tài chính lớn từ các nhà tài trợ quốc tế không còn sau năm 2017, cách nào để bù đắp thiếu hụt này nhằm bảo vệ cộng đồng như ông nói? - Có năm nguồn tài chính. Ngoài tài trợ thì một phần khác là từ ngân sách nhà nước. Năm vừa qua, chương trình mục tiêu quốc gia đã dành 120 tỉ đồng cho phòng chống HIV/AIDS, nhưng số tiền này rất nhỏ so với tổng kinh phí chi phòng chống HIV/AIDS nói chung. Nguồn thứ hai là ngân sách các địa phương. Hiện đã có 28 tỉnh thành phê duyệt đề án kinh phí địa phương cho phòng chống HIV/AIDS. Một số tỉnh đã có phân bổ tài chính, như Hà Nội dành 30 tỉ đồng cho chương trình điều trị methadone cho người nghiện ma túy. Nguồn bảo hiểm y tế cũng rất quan trọng. Hiện nay, dự thảo thông tư hướng dẫn khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS đã hoàn tất. Nếu thông tư này được phê duyệt, người nhiễm HIV sẽ được chi trả phí điều trị nhiễm trùng cơ hội, phí xét nghiệm, thuốc ARV bậc 1 và bậc 2. Tuy nhiên, vấn đề là mới có 35% người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế, con số này thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ chung về tham gia bảo hiểm y tế ở VN là 72%. Rất nhiều người nhiễm HIV, người bệnh AIDS là người nghèo, cận nghèo. Chúng tôi đang đề nghị các tỉnh thành thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế cho họ để bảo hiểm y tế thật sự tham gia chi trả thuốc điều trị, khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV và người bệnh AIDS.Một nguồn nữa là viện phí. Các nước đã thực hiện chính sách này và khi áp dụng thu phí điều trị thuốc ARV thì tỉ lệ người bệnh bỏ điều trị rất cao. Vì thế, chính sách chung là chỉ thu phí điều trị methadone. Nếu tính đúng tính đủ thì chi phí điều trị methadone là 25.000 đồng/lần uống/ngày, nhưng ngân sách nhà nước hỗ trợ phần lớn chi phí này, chỉ thu của người điều trị 10.000 đồng/lần uống/ngày. Phần thu này sẽ đầu tư cơ sở vật chất, thuê cán bộ hợp đồng do số cán bộ hiện có không đủ cho các cơ sở điều trị mới mở. Theo các nghiên cứu mới nhất thì trung bình mỗi người nghiện bỏ ra 300.000-500.000 đồng mua ma túy/ngày, trong khi nếu tham gia điều trị methadone họ chỉ phải bỏ ra 10.000 đồng/ngày để được điều trị hợp pháp, an toàn, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm HIV và các nguy hiểm khác như sốc ma túy.Ông Nguyễn Hoàng Long. (Ảnh: Việt Dũng) VN đang tiến đến mục tiêu phát hiện 90% người nhiễm HIV, điều trị ARV cho 90% người bệnh AIDS nhưng với việc ngân sách bị cắt giảm, ông cho là các mục tiêu này có đạt được? - Về mục tiêu 90-90 thì VN là một trong những quốc gia đầu tiên cam kết. Với mục tiêu 90% người nhiễm được phát hiện, chúng tôi đang cho rà soát số lượng người nhiễm HIV còn sống ở địa phương, xem tỉ lệ phát hiện bao nhiêu. Chúng tôi đánh giá con số phát hiện trước đây là 60-70%, như vậy còn một tỉ lệ cao người nhiễm trong cộng đồng chưa được phát hiện. Phải hướng tới dựa vào những mô hình sàng lọc phát hiện người nhiễm hiệu quả nhất để phát hiện chính xác tỉ lệ người nhiễm HIV. Về mục tiêu 90% người bệnh AIDS được điều trị (con số hiện nay là 42%), Bộ Y tế đang chuẩn bị có hướng dẫn điều trị mới. Theo đó sẽ không cần chờ đợi mà điều trị ngay cho người nhiễm là trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai, người nghiện chích, còn lại là điều trị thuốc kháng virút cho bệnh nhân có số lượng tế bào CD4 dưới mức 500 tế bào/mm3 (hiện chỉ điều trị cho người CD4 dưới 350). Ở giai đoạn tới, chúng tôi vẫn đang chờ đợi một số nguồn tài trợ quốc tế. Những nguồn này sẽ được tập trung cho những can thiệp mang lại hiệu quả cao nhất như cung cấp bao cao su, bơm kim tiêm, truyền thông thay đổi hành vi hay điều trị ARV... Xin cảm ơn ông."PEPFAR ước tính tổng chi phí cho chương trình tại Việt Nam là 65 triệu USD năm 2015 và khoảng 57 triệu USD trong năm 2016. PEPFAR đã được Quốc hội Mỹ phê chuẩn cho từng giai đoạn thực hiện kéo dài 5 năm (kể từ năm 2004). Giai đoạn hiện tại được phê chuẩn kéo dài đến hết năm 201Chúng tôi sẽ tiếp tục kết hợp việc hỗ trợ trực tiếp cho bệnh nhân HIV và trợ giúp kỹ thuật cho hệ thống y tế để nâng cao chất lượng và độ bao phủ của các dịch vụ về HIV. Nhìn về năm 2017 và xa hơn, PEPFAR cam kết hợp tác trong việc xây dựng các giải pháp bền vững của Việt Nam, hướng tới một mô hình tập trung mạnh hơn vào hỗ trợ kỹ thuật cho Chính phủ, xã hội dân sự và khu vực tư nhân để đảm bảo tất cả người Việt Nam đang sống chung hoặc chịu ảnh hưởng của HIV đều được tiếp cận các dịch vụ dự phòng và điều trị, đặc biệt là thuốc kháng virút ARV" Ông Christopher T. Detwiler (Giám đốc điều phối PEPFAR tại Việt Nam) Tags: Bộ Y tếPhòng chống HIVAIDSTài trợ quốc tế
Để nhà ở xã hội cho thuê không còn "trên giấy" Phạm Thái Sơn (giảng viên chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức) 12/09/2024 1762 từ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra phòng chống lụt bão tại Tuyên Quang THÀNH CHUNG 12/09/2024 Chiều 12-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến kiểm tra công tác phòng chống lụt bão và thăm hỏi, động viên nhân dân, các lực lượng khắc phục hậu quả lụt bão tại tỉnh Tuyên Quang.
Thủ tướng tới Làng Nủ - nơi xảy ra trận lũ quét đau thương NGỌC AN 12/09/2024 Thủ tướng đã vào tới thôn Làng Nủ (Lào Cai) - nơi xảy ra trận lũ quét đau thương khiến gần 100 người tử vong và mất tích.
Lào Cai tìm thấy 70 người dân nghi mất tích do sạt lở đất THÀNH CHUNG 12/09/2024 17 hộ dân tại xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà (Lào Cai) với hơn 70 nhân khẩu đã được chính quyền địa phương tìm thấy khi đang dựng lán trại trên đồi để ở, tránh lũ lụt và sạt lở đất.
Katinat xin lỗi sau thông báo trích 1.000 đồng/ly nước ủng hộ đồng bào miền Bắc gây tranh cãi NGỌC HIỂN 12/09/2024 Cách đây ít phút, chuỗi thức uống Katinat đã gửi lời xin lỗi đến khách hàng khi việc quyên góp 1.000 đồng đối với mỗi ly nước mà chuỗi này bán ra để ủng hộ đồng bào miền Bắc gặp những ý kiến trái chiều.