TTCT - Sang đến năm COVID-19 thứ ba, chúng ta đều biết ai đó thuộc “nhóm bất tử” - cách nói vui hiện nay về những người mãi không “dương tính” trong khi xung quanh họ, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã nhiễm COVID-19 cả rồi. Vì sao những người này lại “hên” như vậy hiện vẫn còn là một bí ẩn và các nhà khoa học đã đi tìm lời giải nhưng chưa có câu trả lời chính xác. Ảnh: CNNNếu làm rõ được cơ chế này, theo báo The Guardian, các chuyên gia hy vọng họ sẽ phát triển được các loại thuốc mới để không chỉ bảo vệ chúng ta không bị nhiễm COVID-19 mà còn giúp chúng ta không lây lan nó.Được virus “tha”?Tháng 4-2021, Đại học Hoàng gia London (Anh) bắt đầu một nghiên cứu đặc biệt, trong đó tình nguyện viên được chủ động cho lây nhiễm COVID-19 để xem xét toàn bộ quá trình từ lúc tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 cho đến khi lây nhiễm và cuối cùng là virus bị loại trừ.Đây là thử nghiệm lây nhiễm có kiểm soát ở người liên quan đến COVID-19 đầu tiên trên thế giới. Kết quả, vừa được công bố sơ bộ hồi tháng rồi, gây chú ý vì có những người được “cấy” virus vào người mà vẫn âm tính.Theo Đại học Hoàng gia London, có tất cả 34 tình nguyện viên, cả nam lẫn nữ, tuổi từ 18 - 30, chưa tiêm vắc xin COVID-19 và cũng chưa từng nhiễm COVID-19 được chọn. Họ được nhỏ một lượng virus nhỏ vào mũi và được các y bác sĩ theo dõi cẩn thận trong 2 tuần trong môi trường được kiểm soát (để đảm bảo không có nguồn lây khác). Kết quả là 18 người sau đó nhiễm COVID-19 và 16 người còn lại hoàn toàn không mắc bệnh.Trong số những người dương tính với SARS-CoV-2, 16 người có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi và đau họng. Một số người bị đau đầu, đau cơ - khớp, mệt mỏi và sốt. 13/18 người bị mất khứu giác nhưng tình trạng này hồi phục sau 90 ngày với 10 người, còn 3 người vẫn bị mất khứu giác sau 3 tháng. Không ai có các triệu chứng nghiêm trọng, virus không gây ảnh hưởng đến phổi.Trong nhóm 16 người không nhiễm, trường hợp được truyền thông nhắc nhiều nhất là Phoebe Garrett, 22 tuổi, người Anh. Garrett xác định mình có ít nhất 4 lần có tiếp xúc gần với những người nhiễm COVID-19, nhưng lần nào virus cũng “tha” cho cô. Dù là đi học trực tiếp trên giảng đường, dự tiệc mà sau đó tất cả mọi người đều dương tính, hay tham gia nghiên cứu chủ động lây nhiễm, Garrett chưa bao giờ mắc COVID-19.Giáo sư Christopher Chiu, chủ nhiệm nghiên cứu của Đại học Hoàng gia London, cho rằng với những trường hợp như Garrett, có thể hệ miễn dịch của cơ thể đã nhanh chóng ngăn chặn virus ngay từ đầu, khiến nó không kịp làm gì.“Trong các nghiên cứu trước đây với các virus khác, chúng tôi cũng thấy các phản ứng miễn dịch sớm ở mũi có liên quan đến việc chống lại nhiễm bệnh. Có thể đã có một cuộc đấu tranh giữa virus và vật chủ. Ở những người không bị nhiễm, virus bị ngăn chặn” - giáo sư Chiu nói. Trong lúc chưa tìm được cơ chế giải thích vì sao có những người “bất khuất” trước COVID-19, tiêm vắc xin COVID-19 và tiêm nhắc lại vẫn là cách bảo vệ chúng ta tốt nhất. Ảnh: REUTERSNhững giả thuyết khácTháng 1-2022, cũng một nghiên cứu ở Đại học Hoàng gia London đăng trên tạp chí Nature Communications cho biết những người có lượng tế bào T cao hơn từ virus corona gây bệnh cảm lạnh thông thường ít có khả năng bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hơn.Tế bào T là một dạng tế bào miễn dịch, nhiệm vụ chủ yếu là phát hiện và tiêu diệt các tế bào mầm bệnh hoặc nhiễm bệnh. Vì tế bào T có thể tồn tại trong máu nhiều năm sau khi mắc bệnh, chúng đóng góp vào "bộ nhớ lâu dài" của hệ miễn dịch và cho phép hệ miễn dịch phản ứng hiệu quả hơn khi phát hiện ra kẻ thù cũ.Các nghiên cứu trước đã chỉ ra các tế bào T do các virus corona khác tạo ra có thể nhận ra virus SARS-CoV-2. Nhóm tác giả Đại học Hoàng gia London nghiên cứu sự hiện diện của tế bào T tại thời điểm phơi nhiễm virus SARS-CoV-2 ảnh hưởng ra sao đến việc người đó bị nhiễm bệnh; họ là những người đầu tiên đưa ra bằng chứng về vai trò bảo vệ của các tế bào T.Tiến sĩ Rhia Kundu, một trong các tác giả nghiên cứu, cho biết: “Tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 không phải lúc nào cũng gây nhiễm bệnh. Chúng tôi nhận thấy nếu có sẵn nhiều tế bào T - được tạo ra khi cơ thể bị nhiễm các virus corona khác ở người, như cảm lạnh - thì có thể bảo vệ chống lại sự lây nhiễm COVID-19”.Dù vậy, tác giả Kundu cũng thận trọng cảnh báo: “Đây là một khám phá quan trọng, nhưng nó cũng chỉ là một hình thức bảo vệ. Không ai nên ỷ lại vào riêng yếu tố này. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước COVID-19 vẫn là tiêm vắc xin đầy đủ và tiêm nhắc lại”.Trong đợt đại dịch đầu tiên, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Leo Swadling, Đại học London, đã quan sát một nhóm nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 nhưng họ không bị dương tính hoặc tự có kháng thể. Các xét nghiệm máu cho thấy khoảng 15% trong số họ có tế bào T phản ứng với virus SARS-CoV-2 và có dấu ấn của việc từng bị nhiễm các virus khác, theo The Guardian.Rất có thể các tế bào T đã ghi nhớ những lần nhiễm virus corona trước đây - như virus gây cảm lạnh - và đã phản ứng chéo với virus SARS-CoV-2 và bảo vệ họ khỏi COVID-19. Lawrence Young, giáo sư về ung thư học phân tử của Đại học Warwick, Anh, cho biết: “Các dữ liệu ban đầu cho thấy những người mãi không dương tính có miễn dịch tự nhiên từ những lần nhiễm virus corona cảm lạnh thông thường trước đây”.Theo ông, khoảng 20% các trường hợp nhiễm cảm lạnh thông thường là do virus corona cảm lạnh, “nhưng tại sao một số người có miễn dịch có thể phản ứng chéo với virus SARS-CoV-2 thì vẫn chưa giải thích được”. Ảnh: Adobe StockMột số nghiên cứu khác gợi ý rằng có thể ở những người phơi nhiễm với virus nhưng không dương tính, virus SARS-CoV-2 đã bị loại bỏ ở giai đoạn sớm nhất, trước khi chúng “tích lũy sức mạnh”.Cũng không loại trừ khả năng có một bộ phận nhỏ trong chúng ta có khả năng kháng COVID-19 nhờ di truyền. Tháng 10-2021, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã phát động một cuộc tìm kiếm toàn cầu với hy vọng tìm ra một vài người như vậy.Giáo sư András Spaan - Đại học Rockefeller ở New York (Mỹ), người đứng đầu nghiên cứu này - cho biết: “Chúng tôi không tìm kiếm các gen thông thường vốn chỉ có khả năng bảo vệ khiêm tốn, mà tìm những gene rất hiếm - có thể bảo vệ hoàn toàn khỏi sự lây nhiễm”.Họ đặc biệt quan tâm đến những người đã ở chung nhà, ngủ chung giường với người nhiễm COVID-19 nhưng vẫn không hề hấn gì. Một cụ bà ở Hà Lan có thể là người như vậy. Bà chăm sóc chồng mình khi ông bị nhiễm COVID-19 trong một tuần trước khi ông nhập viện. Bà ở cùng phòng với ông, không đeo khẩu trang nhưng không bị nhiễm.Ở các bệnh khác như HIV hay sốt rét, các nhà khoa học cũng đã ghi nhận có một số người có khiếm khuyết di truyền, cụ thể là thiếu thụ thể được mầm bệnh sử dụng để xâm nhập vào tế bào, nên không bị nhiễm bệnh. Do đó, với COVID-19, “có thể có ai đó có một khiếm khuyết tương tự ở một thụ thể mà virus SARS-CoV-2 sử dụng”. Việc xác định các gene này có thể giúp phát triển các phương pháp điều trị mới với COVID-19, giống như cách các nhà khoa học đã tìm ra với các phương pháp điều trị HIV mới.Các virus corona có thể không phải là nguồn duy nhất của các phản ứng miễn dịch bảo vệ chéo. Theo giáo sư Cecilia Söderberg-Nauclér, nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Viện Karolinska ở Stockholm (Thụy Điển), không bị bùng phát COVID-19 mạnh trong đợt dịch đầu tiên dù hầu như không áp dụng biện pháp hạn chế. Thực tế này gợi ý rằng có thể phần lớn mọi người có một loại miễn dịch bảo vệ nào đó.Nhóm của bà Söderberg-Nauclér tìm trong kho dữ liệu về trình tự protein của các virus. Họ tìm các phân đoạn (peptide) giống với các phân đoạn của virus SARS-CoV-2 mà kháng thể có khả năng liên kết với nó. Kết quả là họ tìm được một peptide gồm sáu axit amin trong một protein của bệnh cúm H1N1 khớp với một phần quan trọng trong protein tăng đột biến của virus SARS-CoV-2.Họ phát hiện kháng thể với peptide này có ở 68% người hiến máu ở Stockholm. Nghiên cứu này vẫn chưa được cộng đồng khoa học bình duyệt, nhưng nó gợi ý rằng các phản ứng miễn dịch do bệnh cúm H1N1 gây ra có thể trang bị cho chúng ta một phần miễn dịch bảo vệ chống lại COVID-19.Vẫn là bí ẩnGiáo sư Spaan cho rằng khó có khả năng có người không bị nhiễm COVID-19 và kháng virus nhờ di truyền. Điều này có nghĩa là không có gì đảm bảo họ sẽ không bao giờ bị nhiễm - như nhân vật Garrett ở đầu bài, cô đã nhiễm COVID-19 vào cuối tháng 1-2022. Cô có các triệu chứng nhẹ nhưng sau đó đã bình phục hoàn toàn.Một chi tiết đáng chú ý: Garret và các tình nguyện viên khác được cho phơi nhiễm với virus có từ đầu đại dịch, trước khi xuất hiện biến thể Alpha, trong khi virus hiện đã tiến đến biến thể Delta và Omicron. Vì thế, các nhà nghiên cứu, nhất là nhóm thuộc Đại học Hoàng gia London, vẫn còn việc phải làm.Trong thông cáo ngày 2-2, các nhà nghiên cứu từ Anh khẳng định có thể tiếp tục thử nghiệm bằng cách nhỏ virus trực tiếp vào mũi tình nguyện viên với các biến thể và liệu pháp mới, gồm cả vắc xin, dựa trên dữ liệu về tính an toàn đã thu thập được. Nhóm đã bắt đầu với biến thể Delta.“Mặc dù có sự khác nhau về khả năng lây lan của các biến thể khác nhau, như giữa Delta và Omicron, về cơ bản, chúng vẫn gây ra cùng một căn bệnh và các yếu tố giống nhau sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ chống virus. Theo quan điểm đó, dù đang nghiên cứu trên một biến thể virus cũ hơn, chúng tôi hy vọng nghiên cứu vẫn sẽ đại diện về cốt lõi cho sự lây nhiễm gây bệnh COVID-19” - giáo sư Chiu phát biểu đầy lạc quan.■ Tags: COVID-19Vắc xinMiễn dịchDương tínhF0
Tin tức thế giới 10-12: Israel chiếm đất Syria, Ai Cập lên án; Mỹ lên tiếng 'có lợi ích' ở Syria BÌNH AN 10/12/2024 Kế hoạch xây đại sứ quán mới của Trung Quốc tại Anh bị bác; Thái Lan bước đầu chặn được làn sóng hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.
Bộ Nội vụ hướng dẫn việc sắp xếp, bố trí cán bộ khi tinh gọn tổ chức bộ máy THÀNH CHUNG 10/12/2024 Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn về định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính.
Dinh tổng thống Syria hoang tàn sau khi ông al-Assad chạy ra nước ngoài LIÊN AN 10/12/2024 Dinh tổng thống, biểu tượng quyền lực suốt thời gian dài ở Syria, đã rơi vào cảnh hoang tàn chưa từng thấy sau khi Tổng thống Bashar al-Assad rời khỏi đất nước.
Tin tức sáng 10-12: Mở thêm đường sắt đô thị, tàu điện ngầm tại Hà Nội, TP.HCM và một số thành phố TUỔI TRẺ ONLINE 10/12/2024 Tin tức đáng chú ý: Khai mạc phiên họp 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xem xét sáp nhập đơn vị cấp huyện, xã của tỉnh Ninh Bình; Tiếp tục triển khai đường sắt đô thị, tàu điện ngầm tại Hà Nội, TP.HCM...