TTCT - Những buổi lễ tốt nghiệp đánh dấu các cột mốc quan trọng trong đời mỗi người. Khi rời mỗi cấp học, đi kèm với niềm hân hoan vui sướng của người đi học là nỗi lo của phụ huynh ở nhà, vì cái gì cũng quy thành tiền. Tiếng kêu về chuyện lễ tốt nghiệp ngày càng rình rang, xa hoa, lãng phí giờ có thể nghe thấy ở khắp nơi, từ Á sang Âu, từ tiểu học đến cao học.Tốt nghiệp tiểu học ở khách sạn 5 saoCuối tháng 1 vừa rồi, nữ diễn viên người Malaysia Adrea Abdul lên TikTok nói hộ lòng nhiều bậc làm cha mẹ về một xu hướng đáng ngại mà cô quan sát được: trường tiểu học làm lễ tốt nghiệp ở khách sạn 5 sao, học sinh phải đóng phí 200 RM (hơn 1 triệu đồng). Cha mẹ muốn dự lễ cùng phải trả thêm 150 RM/người, tức gần 800.000 đồng. 500 RM cho bố mẹ và con, quy ra tiền Việt là gần 2,7 triệu."Tôi có thể chấp nhận nếu chỉ tốn 15 hoặc 20 RM" - nhật báo The Sun (Malaysia) thuật lại lời của Adrea Abdul. Cô cho rằng những phí tổn cho một buổi lễ tốt nghiệp hoành tráng là "hoàn toàn không cần thiết".Nói "hoành tráng" là vì nhiều trường thuê khách sạn xa hoa, 4-5 sao, làm địa điểm tổ chức lễ tốt nghiệp. Phụ huynh thì bị thêm vào nhóm WhatsApp, liên tục cập nhật tình hình đóng góp, khiến họ bị áp lực, không muốn cũng phải bấm bụng chi tiền.Đoạn video tạo nên làn sóng tranh luận sôi nổi về cái giá của những buổi lễ tốt nghiệp, cuối cùng khiến lãnh đạo Bộ Giáo dục Malaysia phải lên tiếng. Theo báo Malay Mail, trong buổi lễ chúc mừng Tết Nguyên đán ở Selangor đầu tháng 2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Fadhlina Sidek nhắc đến vấn đề và khuyến khích các trường tổ chức lễ tốt nghiệp "đơn giản nhưng sinh động và giàu tình cảm". Bà bộ trưởng nhấn mạnh phải có sự đồng thuận giữa phụ huynh, hiệp hội phụ huynh và giáo viên, nếu có bất đồng, lễ tốt nghiệp sẽ không được tổ chức.Sau phát ngôn của người đứng đầu ngành, sở giáo dục một số địa phương, điển hình tại bang Melaka, đã ra hướng dẫn tổ chức lễ tốt nghiệp cho học sinh ở cấp trường nhằm giảm gánh nặng tiền bạc cho phụ huynh cũng như xoa dịu dư luận.Trăm mối quy về tiềnHồi tháng 2, nhiều sinh viên sắp tốt nghiệp tại Đại học East Anglia (Anh) lên tiếng trên BBC, tố nhà trường đang làm tiền người học trong các buổi lễ tốt nghiệp.Ngày trước, sinh viên được dự tốt nghiệp miễn phí, giờ thì phải mua vé tham dự giá 20 bảng (khoảng 635.000 đồng). Luke Johnson, một lãnh đạo hội sinh viên trường, nói phí thuê áo choàng tốt nghiệp mất tới 45 bảng, trong khi đó nhiều sinh viên than ba mẹ ở nhà ăn uống một tuần chỉ tốn 40 bảng. Nhiều sinh viên gọi hành động của trường là "tống tiền", "bóc lột"…Những vụ sinh viên tố trường như thế không hiếm. Năm 2022 khi sắp tốt nghiệp Đại học Cardiff (Anh), Jared Evitts viết bài cho BBC vì tá hỏa khi nhận thấy số tiền chi cho buổi lễ tốt nghiệp của mình. Cụ thể: thuê nón và áo giá 45 bảng; chụp ảnh 60 bảng; vé cho người thân tham dự 20 bảng. Chưa kể, chi phí đi lại và ăn ở cho người thân của Jared từ quê Staffordshire đến Cardiff mất tới 145 bảng/ngày. Tính sơ cũng đã vài trăm bảng.Khảo sát bạn bè, Evitts nhận thấy gánh nặng tiền tốt nghiệp là chuyện không của riêng ai. Serenity Davis, 25 tuổi, sắp tốt nghiệp Đại học Cardiff, quyết định không dự vì không có tiền. "Tôi phải trả các hóa đơn điện nước và tiền thuê nhà hằng tháng. Gia đình tôi có thu nhập thấp nên không được hỗ trợ gì. Cha mẹ tôi không đủ khả năng đến Cardiff chỉ một ngày. Nếu muốn đi, họ phải nghỉ làm và tốn thêm tiền xăng xe" - Serenity nói.Riêng cặp đôi Sian Billington và Rhys Churchill, cùng 23 tuổi, đã bỏ hết tất cả các buổi lễ tốt nghiệp đại học và thạc sĩ tại Đại học Bangor (Anh), lý do là vì chi phí làm lễ đắt đỏ. Churchill nghĩ rằng 4 năm qua, mình đã làm việc chăm chỉ, vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn là vì tấm bằng tốt nghiệp chứ không phải vì buổi lễ tốt nghiệp. Còn Billington tin rằng với những gì sinh viên bỏ ra, buổi lễ tốt nghiệp không đem lại cho họ giá trị tương xứng.Tại Mỹ, The Prospector - trang thông tin của sinh viên Đại học Texas, El Paso - liệt kê chi phí một buổi lễ tốt nghiệp đại học đắt đỏ. Có cảm giác mọi thứ đều quy ra tiền, mà con số sắm sửa cuối cùng có thể đến khoảng 400 USD, chưa kể chi phí đi lại, ăn ở.Một cơ chế tai hạiBrittany Brockenbrough, giáo sư kiêm nhiệm về nghệ thuật và thiết kế tại Đại học bang Virginia (Mỹ), từng không thể dự lễ tốt nghiệp của mình hồi năm 2015 vì không kham nổi khoản phí mũ và áo choàng giá 125 USD và 160 USD các khoản phí khác. Ấy vậy mà 10 năm qua, mọi thứ vẫn vậy - nhiều thế hệ sinh viên đau khổ vì sau nhiều năm học hành chăm chỉ lại không đủ khả năng, về mặt tài chính chứ không phải học thuật, để tham dự lễ tốt nghiệp của chính mình, cô viết trên Business InsiderTheo Brockenbrough, nhiều lãnh đạo nhà trường cho rằng số tiền dự lễ tốt nghiệp chia ra mỗi sinh viên không quá lớn, họ hoàn toàn có thể cân đối. Tuy nhiên, Brockenbrough thấy thực tế không phải ai cũng lo được - nhiều sinh viên hoàn toàn cháy túi sau khi trả tiền ăn uống, nhà ở, điện nước, sách vở…Còn Laura Guy, điều phối viên chương trình sức khỏe tâm thần - lâm sàng tại Đại học Fordham (Mỹ), cho biết việc bỏ lỡ những sự kiện quan trọng như lễ tốt nghiệp có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sinh viên. Những khoản phí khi dự tốt nghiệp dường như muốn nói: dù cột mốc này quan trọng thế nào, học sinh, sinh viên đã học cật lực ra sao, thành tích đạt được cao đến đâu, thì cũng không được chào đón tại lễ tốt nghiệp, trừ khi họ có thể… trả tiền.Ảnh: oregonbusiness.comLiệu có lối ra nào? Trong tuyên bố sau khi sinh viên phản ứng, Đại học East Anglia khẳng định lễ tốt nghiệp hoàn toàn "phi lợi nhuận". BBC thuật lại giải thích của trường cho rằng vé tham dự 20 bảng còn bao gồm quyền tham gia vào một khu lễ hội có hát nhạc sống. Khoản phí thu với mỗi khách tham dự là để tổ chức các hoạt động đúng tầm cỡ."Tính phí cho khách tham dự lễ tốt nghiệp là thông lệ tiêu chuẩn ở nhiều đại học, chúng tôi tin rằng buổi lễ của chúng tôi xứng đáng với số tiền bỏ ra và mang lại một lễ kỷ niệm tuyệt vời cho sinh viên và khách mời" - nhà trường cho biết.Còn tại Mỹ, một số cơ sở giáo dục cho sinh viên được phép nộp đơn xin miễn trừ chi phí lễ tốt nghiệp, chẳng hạn mượn hoặc xin tài trợ tiền mũ và áo choàng, nhưng không phải tất cả các quận và trường học đều có những chương trình này.Một số tổ chức xã hội đã được thành lập để hỗ trợ học sinh, sinh viên có thể dự lễ tốt nghiệp. Just C, một tổ chức phi lợi nhuận, đã trao tặng 210 chiếc mũ và áo choàng kể từ năm 2020, cho các học sinh trung học ở Virginia. Đối tượng hỗ trợ là những học sinh có gia đình không thể kham nổi chi phí đồng phục lễ tốt nghiệp.Chenice Brown-Johnson, sáng lập tổ chức, nói với Business Insider rằng một hệ thống hoạt động theo cơ chế "có tiền hoặc không tham gia lễ tốt nghiệp" rất có hại. "Khó khăn tài chính không nên là thứ khiến bạn không đủ điều kiện tham gia tốt nghiệp" - cô nói. Ở Việt Nam thì sao?Hiện nay, các đại học tại Việt Nam đang thu lệ phí đăng ký xét tốt nghiệp và lệ phí tham gia lễ tốt nghiệp với các mức phí khác nhau, dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng.Chẳng hạn, Trường đại học Công nghệ TP.HCM thu lệ phí tham gia lễ tốt nghiệp 500.000 đồng, bao gồm lễ phục và tiền chụp hình tốt nghiệp. Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) thu 200.000 đồng lệ phí cấp bằng và 200.000 đồng phí tham gia lễ tốt nghiệp. Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM thu lệ phí tốt nghiệp 600.000 đồng, bao gồm luôn cả chi phí dự lễ.Kim Ngân, sinh viên vừa tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), cảm thấy khá may mắn có thể tiết kiệm tiền vì trường không thu phí tổ chức lễ tốt nghiệp, mà chỉ cần đóng 95.000 đồng để in bằng tốt nghiệp. Gia đình 5 người của Ngân thuê xe 7 chỗ từ Khánh Hòa vào TP.HCM trong ngày, tốn thêm 4 triệu đồng. Cha mẹ cho Ngân thêm 1 triệu để khao bạn bè và "thưởng nóng" cho con gái 5 triệu.Ngân cho rằng với bạn, lễ tốt nghiệp là buổi lễ quan trọng thứ 2 chỉ sau lễ cưới. "Mình nghĩ đây là tâm lý chung của không ít bạn trẻ và của cả phụ huynh. Nên chi phí tốt nghiệp có thu cao cũng sẽ không thành vấn đề, miễn là khâu tổ chức của buổi lễ phải tương xứng với số tiền bỏ ra. Nếu để ý bạn sẽ thấy những vụ sinh viên phản đối tổ chức lễ tốt nghiệp đều là vì những gì họ đã hoặc sẽ nhận được trong buổi lễ không xứng với số tiền họ bỏ ra, chứ không phản đối vì phải đóng tiền, thậm chí đóng nhiều tiền" - Ngân nói.Còn Nguyễn Lộc, đã tốt nghiệp 2 năm tại Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), kể bạn không tham gia lễ tốt nghiệp mà chỉ lên trường lấy tấm bằng rồi thôi. Lộc cho rằng bạn thấy không đáng phải tham gia một buổi lễ tốt nghiệp.Thứ nhất, bạn tốn nguyên ngày làm việc. Thứ hai, bạn phải chầu chực ít nhất 3 tiếng đồng hồ trong hội trường đông nghịt người chỉ để đổi lấy 5 giây lướt ngang sân khấu. Thứ ba, một đợt trao bằng vài trăm tới cả ngàn sinh viên, rất loãng, bạn sẽ phải chung vui với những người mình chưa từng biết mặt. Cuối cùng, rất có thể thầy cô phát bằng cũng không biết mặt bạn, và ngược lại."Vậy thì một buổi lễ tốt nghiệp với mình chỉ mang tính hình thức, nên mình quyết định không tham gia lễ tốt nghiệp. Chuyện tiền bạc mình nghĩ không phải là vấn đề với những bạn cũng quyết định không dự lễ tốt nghiệp như mình" - Lộc nói. Tags: Lễ tốt nghiệpSinh viênĐại họcTốt nghiệp đại họcHọc phí
Chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025! TUỔI TRẺ ONLINE 28/01/2025 0h sáng, pháo hoa rực rỡ thắp sáng bầu trời các vùng miền cả nước, mang theo những ước vọng về một năm mới bình an, sung túc, nhà nhà yên vui.
Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường THÀNH CHUNG 29/01/2025 Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Lương Cường đã thân ái gửi lời chúc Tết tới toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Những lời chúc năm mới Ất Tỵ hay và ý nghĩa gửi đến người thân, đồng nghiệp và thầy cô TR. VÂN 28/01/2025 Trước thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, Tuổi Trẻ Online giới thiệu đến bạn đọc những lời chúc năm mới ý nghĩa dành cho người thân, bạn bè, thầy cô để cùng nhau bước sang năm Ất Tỵ sức khỏe, tài lộc và hạnh phúc.
Những câu nói của Ngọc Hoàng, Táo giao thông 'gây sốt' trong Táo quân 2025 HOÀI PHƯƠNG 28/01/2025 Nhiều câu nói của Ngọc Hoàng, Táo giao thông, Táo y tế… trong Táo quân 2025 ngay lập tức 'gây sốt' trên mạng xã hội.