TTCT - Bạn thấy mình quên ngày tháng, chi tiết, các công việc hằng ngày và không nhớ gì mấy về những gì đã xảy ra trong vài năm qua? Các chuyên gia cho rằng bạn không đơn độc, bởi đại dịch thực sự để lại nhiều “lỗ hổng” trong trí nhớ rất nhiều người. Những triệu chứng của “lỗ hổng ký ức” trong đại dịch, theo các nhà tâm lý học, là không thể nhớ bộ phim đã xem hay thậm chí không nhớ mình bao nhiêu tuổi, bởi sinh nhật diễn ra trong đại dịch cứ thế trôi tuột đi trong ký ức, theo tạp chí The Times (Anh). Ngày lại ngày, tuần sang tuần, tháng tiếp tháng và mọi thứ vẫn như cũ, không có gì làm điểm tham chiếu quan trọng để ghi nhớ những ký ức trong tâm trí.Amir-Homayoun Javadi, giảng viên về tâm lý học nhận thức và khoa học thần kinh tại Đại học Kent (Anh), lý giải rằng không phải do não chúng ta lười biếng hay mất đi sự nhạy bén. Đại dịch toàn cầu trong hơn hai năm qua thực sự khiến bộ não của chúng ta khó tạo ra và nhớ lại những ký ức.“Trong hai năm qua, chúng ta bị đẩy vào trạng thái không làm được gì nhiều và không phải lên kế hoạch vì không được ra khỏi nhà, không đến văn phòng, các ngày trong tuần với các ngày cuối tuần hòa vào nhau, khiến bộ não có ít sự kiện hơn để định hướng ký ức - Javadi nói với CNN - Quen với cuộc sống trong thời gian này có thể làm tổn thương nhận thức, gián đoạn trí nhớ và khó duy trì sự chú ý”.Ngay cả khi không bị tình trạng sương mù não do nhiễm virus, sự giống nhau về ngày tháng khi không có ngày trong tuần, ngày cuối tuần, thiếu giao tiếp xã hội và giảm tập thể dục có thể khiến việc ghi nhớ trở nên khó khăn hơn.Đồng tình với nhận định trên, Michael Yassa - giáo sư sinh học thần kinh tại Đại học California, Irvine - cho rằng việc sống trong đại dịch có thể khiến việc hình thành ký ức khó khăn hơn nhiều, nói gì đến việc phải “nhớ” lại ký ức này khi cần. Trong dịch COVID-19, chúng ta bị mất ngủ, căng thẳng, phải lo nghĩ hàng triệu thứ trong đầu và do đó, “nhiều khả năng chúng ta sẽ không thể tập trung và hệ quả của điều này thể hiện ở một loại quên nào đó” - Yassa nói. Ảnh: InStyleNhìn chung, theo giáo sư thần kinh học Rudy Tanzi của Trường Y Đại học Harvard, với người nhiễm COVID-19 cũng như người không nhiễm, có rất nhiều khía cạnh trong thời gian sống trong đại dịch có thể ngăn cảnh việc hình thành ký ức. Tuy nhiên, điều này có thể giải quyết với một vài thay đổi mà chúng ta có thể làm ở nhà, theo các chuyên gia được Đài CNBC phỏng vấn.Đầu tiên, Ani Kalayjian - nhà trị liệu tâm lý ở New Jersey - gợi ý nên có hoạt động xã hội, hòa mình vào thiên nhiên (gọi điện hay đi dạo với bạn bè ngoài trời) để giúp thư giãn hệ thần kinh chúng ta; có hoạt động cuối tuần để ngày nghỉ và ngày làm việc không lẫn vào nhau. Ta có thể đi xem phim, sau đó gặp bạn bè và thảo luận về bộ phim đã xem. Hoạt động xã hội này cho chúng ta cơ hội thảo luận về suy nghĩ và cảm nhận của mình. Việc lặp lại thông tin trong hoạt động ví dụ này giúp não bộ củng cố những sự kiện và ghi nhớ tốt hơn.Nhà tâm lý học Lily Brown, giám đốc Trung tâm điều trị và nghiên cứu về lo âu thuộc Đại học Pennsylvania, cho biết quá tải và kiệt sức vì sống trong đại dịch sẽ làm chúng ta khó có thể tập trung tốt hoặc khó tập trung vào một việc cụ thể. Cách để đối phó là viết tất cả những việc cần làm ra danh sách. Khi thấy không biết làm gì, bạn chỉ cần xem lại danh sách của mình và làm điều tiếp theo trong danh sách thay vì phải suy nghĩ thêm.Một lời khuyên khác: hãy lên kế hoạch cho tương lai. Đại dịch đã làm xáo trộn hoàn toàn ý thức về thời gian của chúng ta và đặt chúng ta vào tâm thế chỉ biết ngày hôm nay vì lên kế hoạch mà làm gì. Tuy nhiên, hãy thử nghĩ về tương lai như dự định làm gì vào cuối ngày, ngày mai, cuối tuần hoặc vào kỳ nghỉ tới… Những điều này có thể mang lại cho chúng ta niềm vui, do đó đừng chỉ sống qua từng ngày mà hãy bắt đầu nhìn về phía trước. Ngay cả khi chỉ là đặt ra những mục tiêu rất nhỏ và nỗ lực hướng tới chúng, đó là một phần rất quan trọng để mang lại cảm giác bình thường. Tags: Sức khỏe tâm thầnTrí nhớKý ứcCovid
Hà Nội trong nhạc điện tử: Từ quan họ trên nền Drum'n'Bass đến 'Electrùnic' XUÂN TÙNG 02/02/2023 1835 từ
50 năm Hiệp định Hòa bình Paris: Ký ức lịch sử của một người phiên dịch ĐINH THÚY NGA 27/01/2023 3890 từ
Lần đầu tiên chọn giám đốc bệnh viện qua thi tuyển: Để nghĩ xa hơn một vùng an toàn HOÀNG LỘC - K.YÊN 23/01/2023 1609 từ
Dịch vụ y tế theo yêu cầu: "Khám giáo sư" và chuyện viện phí đúng, đủ L.ANH - X. MAI - D.LIỄU 23/01/2023 1751 từ
Suốt 5 năm TP.HCM không tuyển được sinh viên xuất sắc nào về làm việc trong các cơ quan nhà nước CẨM NƯƠNG 04/02/2023 Từ năm 2018 đến nay, các cơ quan hành chính TP.HCM chưa có trường hợp sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ được thu hút, tuyển dụng để đào tạo nguồn cán bộ.
Phủ sóng di động cao tốc La Sơn - Túy Loan, chờ đến bao giờ? TRƯỜNG TRUNG 04/02/2023 Tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan (nối Huế - Đà Nẵng) đã đi vào hoạt động gần một năm nay nhưng vẫn chưa phủ sóng điện thoại, vì sao?
Trung Quốc nói khinh khí cầu xuất hiện ở Mỹ là 'sự cố bất khả kháng' TRẦN PHƯƠNG 04/02/2023 Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích các chính trị gia và truyền thông của Washington lợi dụng 'sự cố bất khả kháng" này để bôi nhọ Bắc Kinh. Washington khẳng định khinh khí cầu đã "vi phạm rõ ràng" chủ quyền của Mỹ.
Đường phố Sài Gòn - Những ký ức thân thương - Kỳ 2: Đường xưa Sương Nguyệt Anh - Một cõi yên bình PHÚC TIẾN 04/02/2023 Con đường Sương Nguyệt Anh ấy ngắn thôi, chạy song song với đường Nguyễn Thị Minh Khai (xưa là Hồng Thập Tự) và đường Bùi Thị Xuân, đồng thời nối liền đường Tôn Thất Tùng (Bùi Chu) với đường Cách Mạng Tháng Tám (Lê Văn Duyệt).
Ông Putin tuyên bố 'bị lừa hoài' nên mới đánh Ukraine NHẬT ĐĂNG 18/01/2023 Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine được phát động nhằm chấm dứt cuộc chiến tại miền đông Ukraine, sau thời gian dài Matxcơva bị lừa liên tục, theo Tổng thống Nga Vladimir Putin.