TTCT - Nhiều năm qua, biên chế hành chính thực tế ở TP.HCM luôn vượt xa so với chỉ tiêu giao của Bộ Nội vụ, như năm 2015 là 13.049 biên chế, vượt đến 4.736 người. Cách biệt rất lớn này do đâu và được lý giải như thế nào? Sử dụng biên chế hành chính ở TP.HCM vượt xa mức giao hằng năm của Bộ Nội vụ không phải mới xảy ra. Thực tế này đã được ghi nhận từ năm 2004.Từ đó đến nay, năm nào UBND TP cũng phân bổ biên chế hành chính nhiều hơn so với biên chế hành chính đã được Bộ Nội vụ giao. Riêng năm 2015, theo UBND TP.HCM, nếu thực hiện chỉ tiêu của Bộ Nội vụ giao là 8.313 người, TP sẽ phải cắt giảm 4.736 người, không đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc.Với đặc thù là một đô thị có tốc độ đô thị hóa nhanh và quy mô lớn, chính quyền TP.HCM bảo lưu quan điểm giữ số lượng biên chế chính thực tế đang sử dụng (hơn 13.000 người) và cho rằng chỉ như thế mới “làm tốt nhiệm vụ chính trị”, đáp ứng nhu cầu công tác quản lý nhà nước tại địa phương, các yêu cầu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP...Đang kí kinh doanh tại sở KHĐT TP.HCM. (Thuận ThắngNhu cầu thực tế tăng nhanh Năm 2004, UBND TP có 7.470 biên chế so với Bộ Nội vụ giao 5.741 biên chế, vượt 1.729 người. Con số chênh lệch được lý giải là do có bốn quận, huyện mới được thành lập gồm các quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân và huyện Bình Chánh (theo nghị định 130 năm 2003).Cũng vào thời điểm đó, TP có hàng loạt quyết định thành lập mới Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao, Ban quản lý khu Tây Bắc; kiện toàn ban chỉ đạo cải cách hành chính sở, ngành, quận, huyện. Cộng thêm việc TP phải tăng bộ phận thanh tra cho Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch - đầu tư; cho công tác ba giảm (ma túy, tội phạm và tệ nạn xã hội) và đề án sau cai nghiện tại Sở Lao động - thương binh và xã hội.Bước sang năm 2005, UBND TP phân bổ 8.144 biên chế (tăng 674 biên chế so với năm trước). Và con số này vượt 1.878 biên chế so với con số Bộ Nội vụ giao (6.266 người), do vào thời điểm này có hàng loạt sự kiện liên quan đến tổ chức bộ máy và nhu cầu biên chế hành chính. Cụ thể, một loạt phòng ban mới được thành lập: Phòng giám sát và đánh giá đầu tư (Sở Kế hoạch - đầu tư); Phòng quản lý công nghệ (Sở Khoa học - công nghệ); Phòng kiểm tra văn bản (Sở Tư pháp); Tổ tin học và bộ phận chuyên trách làm công tác nghiên cứu, thu thập thông tin, thông báo giá cả thị trường, giá vật tư thiết bị và kiểm soát giá vật liệu xây dựng (Sở Tài chính).Ngoài ra, TP bổ sung nhân sự cho các phòng nghiệp vụ để “bảo đảm công tác quy hoạch kiến trúc của Sở Quy hoạch - kiến trúc”; thêm chức năng thanh tra vệ sinh lao động của Sở Y tế; thực hiện đề án giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện và tăng cường quản lý địa bàn tại 24 quận, huyện của Sở Lao động - thương binh và xã hội.Trong giai đoạn từ năm 2006-2014, UBND TP phân bổ tới 12.994 biên chế, tiếp tục vượt 4.544 biên chế so với con số Bộ Nội vụ giao. Lý do chính vẫn là từ việc thành lập hàng loạt phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ khác cho các sở, thêm các phòng chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu theo các quy định của bộ ngành trung ương và thành lập phòng y tế tại 24 quận, huyện... Trong đó, có tới 1.327 biên chế được giao mới cho lực lượng thanh tra xây dựng tại các quận, huyện, phường, xã, thị trấn (thành lập theo quy định của Chính phủ năm 2007).Chưa hết, TP còn bổ sung biên chế cho các sở, ngành, quận, huyện mới nhận thêm chức năng, nhiệm vụ. Chỉ riêng nghị định 14 (năm 2008) của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cũng đã là một nguyên nhân nữa khiến TP.HCM phải bổ sung 300 biên chế hành chính cho các quận, huyện thực hiện nhiệm vụ mới phát sinh này.Nhìn lại xuyên suốt chặng đường 11 năm qua (2004-2015), kể từ năm 2004 đến nay, trung bình mỗi năm nhu cầu biên chế hành chính ở TP tăng hơn 500 người. Tuy nhiên trong ba năm (2013, 2014 và 2015), tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của TP được thông qua vẫn giữ nguyên, dừng ở con số 13.049 người.Cần 381 người để tái lập HĐND quận, huyện và phườngThực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 - khóa XIII (trong tháng 5 và tháng 6-2015), trong đó các đơn vị hành chính huyện - quận, phường đều có tổ chức HĐND. Với nhu cầu này, cần bổ sung biên chế hành chính 381 người (5 huyện cần 30 người; 19 quận cần 92 người; 259 phường cần 259 người). (Nguồn: báo cáo của UBND TP.HCM cập nhật đến tháng 7- 2015) Có giải trình, nhưng... UBND TP khẳng định hằng năm TP.HCM đều có báo cáo, giải trình số biên chế chênh lệch và kiến nghị Bộ Nội vụ điều chỉnh tăng theo số biên chế đang sử dụng, nhưng bộ này vẫn nhất quyết giữ nguyên số biên chế như cũ, không tăng theo đề nghị của TP.Theo báo cáo của UBND TP.HCM do Phó chủ tịch Hứa Ngọc Thuận ký vào giữa tháng 7-2015 “về tình hình sử dụng biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính, tổng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và số lượng cấp phó của TP”: do TP.HCM có tốc độ phát triển đô thị nhanh với quy mô lớn, đòi hỏi phải có bộ máy, nhân sự thực hiện nhiệm vụ chính trị và quản lý nhà nước theo yêu cầu, vì vậy TP kiến nghị Bộ Nội vụ xem xét, chấp thuận điều chỉnh tăng chỉ tiêu biên chế hành chính năm 2014 là 13.049 biên chế cho phù hợp với tình hình sử dụng.Có thể đấu thầu một số dịch vụ côngTrong những năm trước đây, TP.HCM đã giao số biên chế cho các cơ quan ở TP nhiều hơn số biên chế Bộ Nội vụ giao, năm nào cũng thế. Thực tế số biên chế của TP giao các sở, ngành… chưa sử dụng hết vì TP thực hiện khoán biên chế kèm với kinh phí hành chính. Nay do nhu cầu công việc phát sinh thật sự nên TP.HCM phải sử dụng thêm người và phải chi ngân sách. Ở TP.HCM, với khối lượng công việc, nhu cầu điều hành, quản lý thực tế, với số biên chế như Bộ Nội vụ giao hằng năm, TP sẽ không làm nổi. Song, theo tôi, TP thực hiện yêu cầu tiếp tục giảm biên chế là hoàn toàn làm được và giảm ở mức 10% thì không phải là nhiều. Mặt khác, nếu muốn giảm biên chế nhiều hơn phải đi từ việc xác định nhiệm vụ của mỗi tổ chức. Khi đã có nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, được xác định một cách khoa học… mới tính đến số lượng biên chế cần bố trí cho các nhu cầu công việc, nhiệm vụ đã được xác định, đồng thời đề ra tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cho bộ máy này. Ngoài ra, nếu muốn giảm mạnh biên chế cần rà soát để đưa ra danh mục những việc Nhà nước không cần làm, nên để cho các tổ chức khác làm. Ví dụ như có thể đấu thầu một số dịch vụ công, có khi đơn vị trúng thầu làm tốt hơn các đơn vị của Nhà nước làm. Ông CHÂU MINH TỶ (nguyên giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM) Trong báo cáo này, UBND TP nhấn mạnh "tính chất đặc thù của TP.HCM là một đô thị đặc biệt, có tốc độ đô thị hóa nhanh và có quy mô lớn". Do đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu công tác quản lý nhà nước tại địa phương, yêu cầu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP, tính phức tạp trong công tác quản lý điều hành, áp lực di dân cơ học..., UBND TP kiến nghị điều chỉnh tăng chỉ tiêu biên chế hành chính năm 2015 cho phù hợp với tình hình biên chế tại TP.Đề nghị mới nhất từ chính quyền TP.HCM đối với Bộ Nội vụ vẫn là chấp thuận điều chỉnh tăng chỉ tiêu biên chế cho TP để “phù hợp thực tế biên chế sử dụng hiện nay”.Những nhùng nhằng này rất có thể sẽ còn diễn ra trong nhiều năm tới, nếu không có một cuộc đối thoại công khai và cởi mở giữa các địa phương. ■Các địa phương “vượt biên chế” phải có kế hoạch tự giải quyếtTrả lời TTCT tại cuộc họp báo ngày 18-10-2015, ông Thái Quang Toản, vụ trưởng Vụ Tổ chức biên chế - Bộ Nội vụ, cho biết thực tế ở TP.HCM dư từ 1.000 đến trên 3.000 biên chế từ nhiều năm nay. Việc HĐND TP.HCM tự quyết định tăng số biên chế là sai so với quy định.Theo ông Thái Quang Toản, nghị quyết 39 ngày 17-4-2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế đã nêu rõ từ nay đến năm 2016, cơ bản giữ ổn định biên chế như hiện nay. Trước đó, các nghị quyết có liên quan của Chính phủ và kết luận của Bộ Chính trị trong các năm 2013, 2014 cũng có quy định tương tự. Do vậy, việc TP.HCM tăng biên chế là không phù hợp với các quy định đã viện dẫn. Bộ Nội vụ đã đề nghị TP.HCM tự cân đối, sắp xếp để điều chỉnh số biên chế này theo đúng quy định của Chính phủ và đã được Chính phủ giao hằng năm. ■V.V.Thành ghiTinh giản biên chế: Đã thay đổi căn bản nhận thức và mục tiêuThứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết thêm nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế đã đưa ra nhiều giải pháp để thống nhất triển khai trong cả hệ thống chính trị, đảm bảo đạt được mục tiêu tinh giản biên chế đã đề ra. Việc tinh giản biên chế lần này có thay đổi căn bản về nhận thức và mục tiêu.Theo đó, không đơn thuần giảm số người làm việc trong các cơ quan, tổ chức mà nhằm “nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”. Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong bảy năm (2015-2021) và từng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.Theo ông Tuấn, trong việc tinh giản biên chế lần này, cùng với tăng cường quản lý chặt chẽ biên chế, giữ nguyên và ổn định số lượng biên chế đã giao cho các đơn vị, còn một số điểm mấu chốt. Một là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu. Hai là, việc tinh giản biên chế thực hiện theo nguyên tắc “ra 2 vào 1”.Nghĩa là các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ tuyển dụng số cán bộ, công chức, viên chức mới không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện tinh giản biên chế và không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã giải quyết chế độ nghỉ hưu hoặc thôi việc theo quy định.Các cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào đề án tinh giản biên chế của các bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phương, xây dựng kế hoạch xác định rõ chỉ tiêu tỉ lệ tinh giản biên chế mà đơn vị mình phải đạt được, tối thiểu là 10%, trên cơ sở đó cấp có thẩm quyền sẽ phê duyệt.Và một khi đã trở thành kế hoạch được phê duyệt, có chỉ tiêu cụ thể, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt để triển khai thực hiện. Việc hoàn thành tốt hay không sẽ gắn liền với đánh giá phân loại người đứng đầu đó có hoàn thành nhiệm vụ hay không.Ông Tuấn nêu rõ trong kế hoạch thực hiện tinh giản biên chế của các bộ ngành, địa phương, đối với một số địa phương đã sử dụng biên chế vượt quá số lượng cấp có thẩm quyền giao thì vẫn phải có phương án và kế hoạch tinh giản biên chế riêng để giải quyết số biên chế tăng lên, đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý biên chế một cách chặt chẽ, đúng quy định pháp luật.V.V.T ghi Tags: Phình biên chếVượt biên chế
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay: Cần làm sáng tỏ y học cổ truyền bằng nghiên cứu khoa học bài bản NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI (THỰC HIỆN) 11/12/2024 2207 từ
Chàng lái xe công nghệ ngoài hành tinh, xịt khói giữa chợ và bay về trời... NGUYỄN NGỌC THUẦN 10/12/2024 3389 từ
Chậm hoàn thuế VAT vẫn 'nóng' tại phiên đối thoại thuế ở TP.HCM ÁNH HỒNG 13/12/2024 Câu chuyện chậm hoàn thuế VAT tiếp tục là tâm điểm tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục thuế và hải quan do Bộ Tài chính và VCCI tổ chức ngày 13-12.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai THÀNH CHUNG 13/12/2024 Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai.
Giá vàng lại rơi tự do ÁNH HỒNG 13/12/2024 Giá vàng thế giới lúc 21h30 hôm nay, 13-12, bốc hơi thêm 23 USD/ounce, về mức 2.657 USD/ounce.
Hàn Quốc bắt 3 chỉ huy quân đội và cảnh sát liên quan thiết quân luật DUY LINH 13/12/2024 Bị bắt cùng ngày với Tư lệnh Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc Cho Ji Ho còn có Giám đốc Cảnh sát Seoul Kim Bong Sik và Tư lệnh Bộ phòng thủ thủ đô Lee Jin Woo.