TTCT - Quốc gia đăng cai Olympic thường phải đối mặt với tình trạng lãng phí các công trình thể thao và hạ tầng cơ sở tốn kém phục vụ sự kiện tầm vóc hành tinh này. London đang là một trường hợp được chú ý bởi giải pháp chuyển đổi di sản Olympic đang tiến hành. Phóng to Thị trưởng London Boris Johnson (giữa) tung bóng trước sân Olympic khi nơi này trở thành sân nhà của CLB West Ham United từ năm 2016 - Ảnh: Reuters Năm 2005, London giành quyền đăng cai Olympic dựa trên một lời hứa: sử dụng sự kiện thể thao này để hồi sinh một khu phố nghèo phía đông thành phố. Và Olympic đã mang đến những công trình thể thao đẳng cấp, những căn hộ mới với giá phải chăng và một công viên dễ chịu. Có thể nói một thành phố thật sự mới ra đời. Tại đây, dự kiến đến năm 2030 người ta sẽ xây thêm 11.000 căn hộ, các văn phòng cho thuê, trường học... với tổng chi phí 11 tỉ euro, cộng thêm 350 triệu euro cho hoạt động chuyển đổi. Trên giấy tờ, các kế hoạch được triển khai thuận lợi. Tất cả các sân thi đấu đều được sử dụng sau Olympic. Trung tâm thể thao dưới nước và hai bể bơi chuẩn Olympic sẽ được bán vé vào sinh hoạt với giá chỉ 5 euro. Sân bóng ném sẽ trở thành trung tâm thể thao đa năng. Và điều quan trọng nhất là sân vận động Olympic đã tìm được chủ nhân: sau nhiều thương lượng, kể từ mùa giải 2016-2017 CLB West Ham đã đồng ý biến nơi đây thành sân nhà bằng một hợp đồng thuê có thời hạn 99 năm, đảm bảo công trình trị giá 430 triệu bảng Anh này vẫn là điểm đặc trưng còn giữ lại của thành phố tổ chức Olympic. “Thông qua hợp đồng với West Ham United, chúng tôi đang thách thức những ai ngờ vực từng cho rằng khu vực này sẽ trở thành một địa điểm đầy cỏ dại” - thị trưởng London Boris Johnson nói với Reuters. Thật tuyệt vời, nhưng... Như vậy London tránh đối mặt với những cơ sở hạ tầng thể thao vô bổ hậu Olympic. Thành công này có được nhờ sự cẩn trọng của thành phố. Ngay từ lúc đầu xây dựng, các sân thi đấu đã được dự kiến tháo lắp một phần. Các sân bóng rổ và bóng nước sẽ biến mất hoàn toàn vì chẳng có mục đích sử dụng, sân Olympic sẽ giảm từ 80.000 chỗ ngồi còn 54.000 chỗ, bể bơi từ 17.500 chỗ xuống 2.500 chỗ. “Những cơ sở thi đấu này mang đến cho chúng tôi sự tự tin cần thiết để tổ chức các sự kiện lớn khác” - ông Ian Edmondson thuộc Công ty London & Partners nói. Theo đó, London sẽ đăng cai Cúp bóng bầu dục thế giới năm 2015 (tổ chức đều khắp các thành phố ở Anh), Giải xe đạp thế giới 2016 và Giải điền kinh thế giới 2017. Cô Leanne Doig, 20 tuổi, một trong những người đến làm việc tại một trong các công trình chuyển đổi, phấn khởi nói: “Tôi chưa gặp người nào tỏ vẻ không bằng lòng về những gì đang chuẩn bị tại đây. Thật tuyệt vời”. Cô bạn Ansam Saleh, 18 tuổi, còn phấn khích hơn: “Đây chính là điều mà London cần có, đặc biệt đối với khu phố này”. Cả hai sống gần công viên Olympic và xuất thân từ giới nghèo. Vì vậy, những công trình chuyển đổi mang đến cho họ kinh nghiệm nghề nghiệp đầu tiên rất bổ ích trong thời khủng hoảng kinh tế và đưa khu phố của họ bước vào tâm điểm của sự phát triển năng động mới. Tuy nhiên, cũng có “người khóc” trong kế hoạch chuyển đổi này. Andy, chủ một quầy bánh đặt tại lối ra trạm xe điện ngầm Stratford, rất gần công viên Olympic, phản ứng trước sự đối xử bất bình đẳng mà anh là nạn nhân. “Chính phủ và doanh nghiệp lớn cùng thực hiện các dự án, nhưng chi tiêu của họ không dành cho chúng tôi. Tất nhiên là nó cải thiện hình ảnh khu phố, nhưng ở đây có hai diện mạo kinh tế: người giàu ở mặt tiền và người nghèo ở trong xó” - Andy nói. Kevin Quirk, anh hàng thịt có cửa hàng từ 20 năm nay tại một khu thương mại cũ kỹ gần đó, khẳng định: “Công trình này chẳng làm thay đổi gì cả đối với hoạt động kinh doanh của tôi...”. Còn về những lời hứa làm tăng giá trị những căn hộ ở đây trước Olympic, một doanh nghiệp bất động sản chỉ biết cười mếu: “Tác động duy nhất là mọi chuyện kinh doanh... ngừng hẳn trong thời gian Olympic”. Tầm nhìn xa cần thời gian dài Những chỉ trích trên đây được minh họa bằng thực tế bố trí tại công viên Olympic. Vừa bước ra khỏi trạm xe điện ngầm là khu phố cũ kỹ Stratford nằm bên phải, trong khi những bảng hướng dẫn đều hướng trái vì dẫn đến một trung tâm thương mại hiện đại cao bốn tầng, được dùng làm cổng vào công viên Olympic và rất thu hút khách mua sắm. Một khó khăn khác là việc mang lại sinh khí cho công viên Olympic rộng đến 226ha vừa được tiến hành chuyển đổi, đúng sáu tháng sau khi Olympic dành cho người khuyết tật kết thúc. Theo ghi nhận của tờ Le Monde, khu vực này hiện vẫn còn vắng vẻ. Rõ nhất là việc Công ty British Telecom đã ký một hợp đồng thuê đặt phòng thu các kênh thể thao ngay từ mùa hè năm nay, nhưng phần còn lại của trung tâm truyền hình từng phục vụ Olympic vẫn chưa ai thuê. Thành phố London dự tính mời gọi các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ mới, nhưng chưa thấy ai hứng thú đến một địa điểm còn quá vắng người và chưa có gì. Thậm chí việc làm đầy các căn hộ mới cũng không phải dễ. Tại làng Olympic trước đây, 2.800 căn hộ sẽ có người ở đầu tiên vào mùa thu tới. Nhưng chủ nhân khu này (một quỹ đầu tư Qatar và Công ty Delancey) từ chối tiết lộ đã có bao nhiêu hợp đồng thuê nhà được ký và chỉ cho biết nhận được 17.000 “ý kiến quan tâm”. Ngay cả việc các nhà thầu khẳng định 11.000 căn hộ (kể cả 2.800 căn hộ hiện có) sẽ được xây tại đây trong những năm tới cũng làm nhiều người nghi ngờ. “Tầm nhìn phát triển đến năm 2030 là quá xa, nhưng thành phố London phát triển cần có cơ sở hạ tầng mới này” - Keith Bendall, giám đốc tiếp thị của London Legacy Development Corporation, công ty giám sát việc chuyển đổi công viên Olympic, lập luận. Tờ Le Monde đánh giá cao việc những nhà tổ chức Olympic London 2012 đã nghiêm túc nghĩ đến “hậu Olympic”, nhưng phải chờ thời gian xem họ vượt qua thách thức chuyển đổi này như thế nào. Các chuyên gia đồng ý cho rằng phán quyết thật sự về di sản Olympic - được tính bằng hàng ngàn công việc có tay nghề cao mới tạo ra và số lượng nhà ở - sẽ tùy thuộc sức khỏe của nền kinh tế, theo đánh giá của tờ The Evening Standard, và có thể sẽ chờ thêm một phần tư thế kỷ. Theo hợp đồng công bố vào cuối tháng 3 vừa qua, CLB West Ham sẽ đóng góp 15 triệu bảng Anh vào chi phí chuyển đổi sân Olympic, trong khi địa phương sẽ bỏ ra 40 triệu bảng. Chính phủ Anh đã đồng ý chi đến 25 triệu bảng nếu công trình cần bổ sung kinh phí. CLB West Ham muốn bổ sung một mái che mới để cổ động viên không bị ướt khi xem thi đấu vào những tháng mùa đông, các ghế ngồi có thể tháo ráp được trên đường chạy điền kinh để họ xem trận đấu gần hơn. Hiện West Ham thi đấu tại sân Boleyn Ground, còn được biết đến dưới tên gọi Upton Park từ năm 1904. Sân Upton Park cách công viên Olympic khoảng 5km và chỉ có sức chứa 35.000 người. Tờ The Evening Standard cho biết từ nay đến lúc bàn giao cho West Ham, sân Olympic còn tổ chức nhiều sự kiện thể thao, gần nhất là giải điền kinh quy tụ các ngôi sao hàng đầu như “tia chớp” Usain Bolt, Jessica Ennis (HCV Olympic bảy môn phối hợp nữ), Mohamed Farah (nhà vô địch Olympic chạy cự ly 5.000m và 10.000m)... vào ngày 27-7 để đánh dấu đúng một năm sinh nhật Olympic London. Ngoài ra, chính quyền thành phố còn lên kế hoạch tổ chức các buổi hòa nhạc, trong đó có chương trình biểu diễn của Bruce Springteens và Jay Z vào mùa hè này để làm sống lại sân Olympic và cho thấy sân thi đấu này không chỉ biết dựa vào bóng đá. Tags: Bóng đáOlympicLondonTrương MinhBoris Johnson
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp cho Malaysia THANH HIỀN 22/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, trong đó có lương thực, cà phê với Malaysia và đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal.
Phim chiếu rạp Kính vạn hoa tung poster và teaser, nhìn vừa lạ vừa quen THƯỢNG KHẢI 22/11/2024 Kính vạn hoa phiên bản điện ảnh đánh dấu sự tái ngộ của bộ ba Quý Ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh, mang đến một không khí tươi vui nhưng không kém phần kịch tính.
VTV lên tiếng vụ xe biển xanh vượt 2 ô tô làm xe tải đi chiều ngược lại lao xuống cống HỒNG QUANG 22/11/2024 'Đài truyền hình Việt Nam lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật', VTV thông tin.
Giữa lúc xung đột leo thang, Nga - Ukraine đạt thỏa thuận đưa 46 dân thường trở lại Kursk THANH HIỀN 22/11/2024 Hàng chục cư dân từ khu vực biên giới Kursk của Nga đã được đưa trở lại quê hương từ Ukraine sau các cuộc đàm phán 'khó khăn' giữa hai bên.